DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại - Ảnh minh họa

Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại - Ảnh minh họa

Giống như việc bạn làm hư máy tính của người khác thì bạn phải đem đi sửa cho người ta. Khi hành động của bạn làm tổn hại, hư hao về vật chất lẫn tình thần đối với một ai đó thì bạn phải bồi thường khoản thiệt hại bạn đã gây ra. Tuy nhiên để hiểu sao cho đúng về “bồi thường thiệt hại” cũng như có phải tất cả các trường hợp nào gây thiệt hại cũng phải bồi thường không theo đúng quy định của pháp luật. Bài viết sau sẽ trả lời cho câu hỏi này?

Bồi thường thiệt hại là gì?

Tại Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015 về Bồi thường thiệt hại có quy đinh như sau:

Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Theo đó, ta có thể hiểu như sau:

Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chỉ phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần: người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị thiệt hại.

Bồi thường thiệt hại phải có đầy đủ các điều kiện sau đây: có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, người gây ra thiệt hại có lỗi.

Pháp luật dân sự quy định hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại là: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Có phải tất cả các trường hợp gây thiệt hại đều phải bồi thường?

Theo Điều 351 BLDS, bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự trừ có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

1. Sự kiện bất khả kháng là gì?

Trên thực tế, có những biến cố xảy ra mà người tham gia vào sự kiện đó không thể ngờ tới. Trong đó có những sự cố nằm ngoài khả năng dự đoán, kiểm soát của các bên và xảy ra không phải do lỗi của các bên.

Bộ luật dân sự 2015 quy định về nội dung này tại Điều 156 như sau:

“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”

2. Điều kiện để một sự kiến coi là bất khả kháng

Theo quy định này, một sự kiện chỉ được coi là bất khả kháng khi hội tụ đủ ba yếu tố:

- Xảy ra một cách khách quan: Sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của các bên có hành vi vi phạm.

- Không lường trước được: Hậu quả xảy ra không thể lường trước được cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm

- Hậu quả xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

3. Áp dụng điều kiện bất khả kháng để loại bỏ trách nhiệm dân sự

Theo khoản 1 Điều 584 BLDS người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Về việc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khoản 2 Điều này nêu rõ:

Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại trừ có thỏa thuận khác hoặc Luật có quy định khác

Như vậy, một số trường hợp sau đây, người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

- Do phòng vệ chính đáng

- Do sự kiện bất khả kháng

- Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại

- Các bên có thỏa thuận khác...

Như vậy, trong quan hệ dân sự, bên có hành gây ra thiệt không phải bồi thường thiệt hại trong mọi trường hợp. Đối với những hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên có lỗi sẽ được miễn trách nhiệm hình sự.

Xem thêm Những trường hợp ĐƯỢC và KHÔNG ĐƯỢC bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự

  •  6223
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…