DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các trường hợp ĐƯỢC và KHÔNG ĐƯỢC từ chức, thôi việc đối với cán bộ, công chức, đảng viên

Các trường hợp được và không được từ chức, thôi việc đối với cán bộ, công chức, đảng viên

Các trường hợp được và không được từ chức, thôi việc

Dưới đây là các trường hợp Luật định về quy định được và không được từ chức, thôi việc đối với cán bộ, công chức, đảng viên các bạn xem qua.

*** Đối với cán bộ:

Việc xem xét đối với cán bộ xin từ chức căn cứ vào một trong các trường hợp sau:

- Cán bộ xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý. 

- Cán bộ xin từ chức do nhận thấy hạn chế về năng lực hoặc sức khoẻ. 

- Cán bộ xin từ chức do nhận thấy không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; do nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình. 

- Cán bộ xin từ chức vì lý do cá nhân khác.

 

Cán bộ không được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 

- Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật, chưa hoàn thành nhiệm vụ mà cần tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ do bản thân cán bộ đã thực hiện; nếu cán bộ từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ mà đơn vị được giao. 

- Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan bảo vệ pháp luật. 

 

*** Đối với công chức:

Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức.

Theo đó, các lý do không giải quyết thôi việc gồm:

- Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;

- Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.

Công chức được hưởng chế độ thôi việc quy định tại Nghị định này trong các trường hợp sau:

- Theo nguyện vọng và được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý.

- Do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức.

 

*** Đối với Đảng viên:

Hình thức kỷ luật:

- Đối với đảng viên chính thức gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;

- Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Đảng viên vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xóa tên; cấp ủy viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không cho thôi giữ chức; đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách thì xóa tên trong danh sách đảng viên.

(Căn cứ: khoản 4, điều 2 Quy định 102-QĐ/TW)

  •  3551
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…