DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các trường hợp bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán từ ngày 01/7/2024

Ngày 12/04/2024, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 23/2024/TT-BTC sửa đổi Thông tư hướng dẫn về quản lý và kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán.

Các trường hợp bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán từ ngày 01/7/2024

Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 23/2024/TT-BTC đã sửa đổi, bổ sung Điều 12 Thông tư 296/2016/TT-BTC thì kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật. Theo đó, kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau:

- Các trường hợp quy định tại điểm a, c, d khoản 6 Điều 69 Luật Kế toán 2015, gồm:

+ Có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng;

+ Không chấp hành quy định của cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra liên quan đến hoạt động hành nghề kế toán;

+ Không thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 67 Luật Kế toán 2015.

- Kế toán viên hành nghề không có đủ số giờ cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính

- Kế toán viên hành nghề vi phạm các trách nhiệm quy định tại khoản 5, 7, 8 Điều 15 Thông tư 296/2016/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 23/2024/TT-BTC), cụ thể như sau:

+ Sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán đã bị hết hiệu lực hoặc không còn giá trị trong các hoạt động nghề nghiệp kế toán;

+ Không cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất liên quan đến hoạt động hành nghề dịch vụ kế toán của mình theo yêu cầu của Bộ Tài chính;

+ Không chấp hành các quy định về thanh tra, kiểm tra việc đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính.

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý:

- Trong thời gian bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán, kế toán viên hành nghề không được tiếp tục hành nghề dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng, dịch vụ lập báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán.

- Khi hết thời gian đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán, nếu kế toán viên hành nghề bảo đảm các điều kiện theo quy định và Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán đã được cấp còn thời hạn thì được tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán.

Bộ Tài chính sẽ bổ sung tên kế toán viên hành nghề vào danh sách công khai kế toán viên đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán ngay khi hết thời gian đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.

Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán bao gồm các nội dung cơ bản nào?

Theo Điều 7 Thông tư 296/2016/TT-BTC hướng dẫn về cấp, thu hồi và quản lý Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

- Họ và tên, năm sinh, quê quán hoặc quốc tịch, ảnh của người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;

- Số và ngày cấp chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên;

- Tên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán nơi người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán làm việc;

- Số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;

- Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.

Như vậy, trên đây là nội dung cơ bản có trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có thời hạn tối đa là 5 năm (60 tháng) nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán

  •  48
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…