DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các quy định liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006, người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm:

- Người có quốc tịch Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

- Người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì mới có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Điều 8 của Luật Nhà ở 2014 và Điều 5 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở).

- Khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ theo quy định sau đây:

+ Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

+ Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các quyền liên quan đến nhà ở tại Việt Nam

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam dưới các hình thức quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014 như sau:

-Mua nhà, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản;

- Mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân;

- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền: Bán nhà của mình; Chuyển nhượng hợp đồng mua bán do mình đứng tên mua; Cho thuê nhà; Cho thuê mua nhà; Tặng cho nhà; Đổi nhà đất; Để thừa kế đối với nhà (theo di chúc, theo pháp luật); Thế chấp; Góp vốn; Cho mượn; Cho ở nhờ; Ủy quyền quản lý nhà ở; Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở; Tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở; Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng  được phép hoạt động tại Việt Nam (Điều 10 của Luật Nhà ở 2014 và Điều 186 Luật Đất đai 2013).

                          

Các quyền liên quan đến quyền sử dụng đất tại Việt Nam

Hình thức sử dụng đất

Theo quy định tại khoản 2 Điều 153 của Luật Đất đai 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức sau:

-Nhà nước cho thuê đất;

-Thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khác;

-Thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

-Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam còn được nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất để làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Các quyền của người sử dụng đất

Tùy thuộc vào việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc nhóm đối tượng nào sẽ có các quyền liên quan đến quyền sử dụng đất tại Việt Nam khác nhau. Theo quy định pháp luật hiện hành, có các nhóm đối tượng dưới đây:

-Đối với đất được giao (khoản 1,2 Điều 174);

-Đối với đất thuê (Điều 183 của Luật Đất đai 2013);

- Đối với đất được giao hoặc thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (khoản 4 Điều 174 của Luật Đất đai 2013);

- Đối với đất thuê lại (Điều 149 của Luật Đất đai 2013);

- Đối với đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (Điều 185 của Luật Đất đai 2013).

Quyền kinh doanh bất động sản

Hình thức kinh doanh bất động sản (Điều 11 của Luật Kinh doanh bất động sản 2014):

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:

-Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;

- Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

- Đối với đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để cho thuê theo đúng mục đích sử dụng đất;

- Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

- Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

- Đối với đất thuê, đất nhận chuyển nhượng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.

Quyền kinh doanh bất động sản (Điều 14 của Luật Kinh doanh bất động sản 2014):

Đối với bất động sản của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có các quyền sau:

- Được thuê các loại bất động sản để sử dụng;

- Được mua, thuê, thuê mua nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở;

- Được mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng để sử dụng làm văn phòng làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo đúng công năng sử dụng của nhà, công trình xây dựng đó;

- Được mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để kinh doanh bất động sản.

  •  1888
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…