DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các loại giấy phép cần có khi nhập khẩu thực phẩm chức năng vào Việt Nam

Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 6. Đăng ký bản công bố sản phẩm

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:

1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.”

Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 8. Trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định sau đây:

a) Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.”

Như vậy, khi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam, bên anh cần đăng ký bản công bố sản phẩm với Bộ Y tế để được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm.

Mặt khác, căn cứ Điều 38 Luật An toàn thực phẩm 2010, thực phẩm chức năng nhập khẩu phải có các giấy phép sau:

- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm;

- Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu;

- Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành;

- Thực phẩm chức năng phải có Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận y tế (do nước nơi xuất khẩu cấp) theo quy định của Chính phủ.

Ngoài ra, khi bên anh tiến hành kinh doanh thực phẩm chức năng thì còn cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp sau:

- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

  •  428
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…