DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với chương trình máy tính

1. Hình thức bảo hộ đối với chương trình máy tính

Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì chương trình máy tính (CTMT) là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. CTMT được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, CTMT không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế (khoản 2 Điều 59) mà được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả (điểm m khoản 1 Điều 14).

Tuy nhiên, theo mục 5.8.2.5 Điều 5 Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế (Ban hành kèm theo Quyết định 487/QĐ-SHTT) lại có quy định:

Mặc dù chương trình máy tính thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nhưng nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ có đặc tính kỹ thuật và thực sự là một giải pháp kỹ thuật, nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật bằng một phương tiện kỹ thuật để tạo ra một hiệu quả kỹ thuật thì nó có thể được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế.

Như vậy, theo các quy định nói trên thì CTMT có thể được bảo hộ dưới hai hình thức sau:

- Quyền tác giả; hoặc

- Sáng chế.

2. Điều kiện bảo hộ CTMT dưới danh nghĩa quyền tác giả

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Như vậy, CTMT được bảo hộ dưới danh nghĩa quyền tác giả khi thỏa mãn các điều kiện chương trình máy tính đó được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.

Đồng thời, việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan (khoản 2 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

Như vậy, khi bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả thì không bắt buộc tác giả phải thực hiện thủ tục đăng ký.

3. Điều kiện bảo hộ CTMT dưới danh nghĩa sáng chế

Theo quy định tại điểm khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ 2019 thì quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đồng thời, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, gồm có:

- Có tính mới;

- Có trình độ sáng tạo;

- Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Lưu ý: Đối với sáng chế chỉ thỏa mãn điều kiện về tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp thì được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 5.8.2.5 Điều 5 Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế (Ban hành kèm theo Quyết định 487/QĐ-SHTT ngày 31/3/2010 của Cục Trưởng Cục Sở hữu trí tuệ) thì CTMT được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

- Đối tượng yêu cầu bảo hộ có đặc tính kỹ thuật;

- Là một giải pháp kỹ thuật;

- Nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật bằng một phương tiện kỹ thuật.

  •  864
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…