DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Buôn "hàng xách tay" là vi phạm pháp luật

“Hàng xách tay” không phải là một cụm từ mới mẻ ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, không ít người chuộng “hàng xách tay” hơn hàng mua ở những cửa hàng chính hang. Bởi vì “nghiệp vụ” kinh doanh của những cá nhân, cửa hàng bán đồ xách tay giúp người dùng có thể mua được hàng chính hãng với giá rẻ hơn giá thị trường rất nhiều.

Câu hỏi đặt ra, tại sao hàng chính hãng mà giá lại rẻ?

Thực tế cho thấy, nhiều nơi lợi dụng những chính sách miễn thuế đối với những đối tượng nhập cảnh thường xuyên theo tính chất công việc. theo quy định tại Khoản 5 Điều 58 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (thường là những phi công, tiếp viên hàng không). Những nơi kinh doanh này, nhờ hoặc thuê những tiếp viên hàng không, phi công… những người thường xuyên nhập cảnh, mua hàng hóa tại nước sở tại. Chính vì có chính sách miễn thuế nhập khẩu nên những hàng hóa này khi về Việt Nam giá rẻ hơn rất nhiều so với những sản phẩm tương tự ở những nơi kinh doanh, nhập khẩu khác.

Nói cách khác, kinh doanh “hàng xách tay” chính là kinh doanh hàng hóa trốn thuế, nhập lậu. Chiếu theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hàng hóa nhập lậu bao gồm:

- Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường;

- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Và cũng tại Nghị định này, hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu sẽ bị xử phạt tùy theo giá trị lô hàng hóa nhập khẩu. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP

- Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập như trên mà thuộc một trong các trường hợp sau đây: 


+ Người vi phạm là người trực tiếp nhập hàng hóa; 

+ Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; 

+ Hàng hóa nhập lậu là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.”

 

- Ngoài ra, đối với các hành vi nhập lậu như trên, còn xử phạt hành chính đối với các đối tượng liên quan như:

 

+ Người có hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu; 

+ Chủ kho tàng, bến, bãi, nhà ở có hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu; 

+ Người có hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.”

 

- Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm

+ Tịch thu phương tiện vận tải nếu tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

 

Trong thực tế, đa số những nơi bán “hàng xách tay” là bán online, đa số là qua mạng xã hội facebook cho nên chưa có quy định điều chỉnh lĩnh vực này. Còn nếu bạn nghĩ đến chuyện đăng ký kinh doanh “hàng xách tay”, thì hãy cẩn thận, rủi ro pháp lý sẽ đến với bạn bất cứ lúc nào.

  •  16501
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…