DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Buộc nộp lại số tiền lừa đảo, tang vật sẽ được xử lý ra sao?

Vừa qua một cựu Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng đã bị cơ quan điều tra của tỉnh Quảng Ninh tạm giam và khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong quá trình công tác tại Công an thành phố Hải Phòng.
 
Theo như điều tra ban đầu xác định được rằng số tiền hàng chục tỷ đồng mà cựu Giám đốc này nhận được là từ một người khác hối lộ để “chạy án”. Tuy nhiên, ông không thực hiện mà chiếm giữa luôn số tiền này.
 
Tuy nhiên, điều mà nhiều người thắc mắc không phải là mức án của vị cựu Giám đốc Công an thành phố Hải phòng là bao nhiêu năm tù mà số tiền hàng chục tỷ đồng này sẽ được xử lý ra sao?
 
buoc-nop-lai-so-tien-lua-dao-tang-vat-se-duoc-xu-ly-ra-sao?
 
1. Nhận tiền hối lộ mà không thực hiện thì phạm tội gì?
 
Trường hợp của cựu Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng khi nhận tiền hối lộ từ người đưa hối lộ nhưng không thực hiện giùm người đưa hối lộ mà không trả lại tiền lại do đó sẽ không truy tố tội nhận hối lộ. Thì hành vi này có dấu hiệu vi phạm tội lừa đảo theo điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 theo các khung hình phạt sau:
 
Cụ thể, bị can sẽ rơi vào khoản 4 Điều 174Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) sẽ  bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
 
Khi số tiền thu giữ được từ hành vi phạm tội chiếm đoạt có trị giá lên đến hàng chục tỷ đồng và đã vượt kịch khung số tiền vi phạm của quy định này là 500.000.000 đồng trở lên.
 
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
 
2. Trường hợp bị can thực hiện việc nhận hối lộ
 
Trong trường hợp mà cựu Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng không có ý định lừa đảo ngay từ đầu mà được môi giới hối lộ hoặc tự mình hay do người đưa hối lộ gợi ý thì đã có dấu hiệu vi phạm tội nhận hối lộ theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt như sau:
 
Căn cứ khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nhận hối lộ bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
 
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
 
Ngoài ra, Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định trên.
 
3. Số tiền “chạy án” sẽ đi về đâu khi vụ án kết thúc?
 
Có nhiều trường hợp xảy ra, khi cơ quan Công an vẫn đang trong quá trình điều tra vụ án cũng như Tòa án vẫn chưa đưa ra được kết luận cuối cùng khi đó sẽ có 2 trường hợp như sau:
 
- Trường hợp thứ nhất: Nếu Tòa án xác định đây là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản giữa người bị hại và cựu Giám đốc Công an Hải Phòng thì Tòa tuyên trả lại tiền cho người bị can chiếm đoạt tài sản, qua đó người bị hại sẽ nhận lại tiền thông qua cơ quan thi hành án.
 
- Trường hợp thứ hai: Nếu cơ quan điều tra và Tòa án xác định đây là vụ án hối lộ để thực hiện việc “chạy án” là có thật thì người đưa hối lộ phải thuộc trường hợp không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được  trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
 
Như vậy, có thể thấy tùy vào tính chất và tình tiết vụ án mà số tiền của bị hại có thể sẽ bị tịch thu hoặc được hoàn trả lại. Nếu đây hoàn toàn là vụ án lừa đảo thì người bị sẽ được trả tiền ngược lại nếu đây là vụ án hối lộ thì sẽ tịch thu số tiền trên.
  •  496
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…