DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Brunei - có phải mục tiêu tiếp theo của IS sau Indonesia?

Brunei là một quốc gia có chủ quyền nằm ở bờ biển phía bắc của đảo Borneo, Đông Nam Á với thể chế đặc thù: Quân chủ chuyên chế Hồi giáo. Liệu IS có thể bành trướng thế lực của mình tại quốc gia Hồi giáo này sau Malaysia?

Sau đây, là một số thông tin mình tổng hợp từ nhiều nguồn, giới thiệu mọi người cùng tham khảo.

Bắt nguồn Hồi giáo ở Brunei:

Theo ghi chép, sự phát triển Hồi giáo ở Brunei bắt nguồn qua con đường buôn bán và truyền đạo bởi những người Hồi giáo từ bán đảo Malacca (Malaysia). Tuy nhiên, cũng có một số quan điểm cho rằng, Hồi giáo trở nên phổ biến bắt nguồn từ việc vào giữa thế kỉ XV, Quốc vương Brunei – người đứng đầu tôn giáo ở Quốc gia này đã xin theo đạo Hồi khi kết hôn với con gái của Vua vùng Malacca.

Đặc điểm nổi bật của nhà nước “Quân chủ chuyên chế Hồi giáo”

- Quốc vương thực hiện sự cai trị tuyệt đối đất nước với tư cách là người đứng đầu cả nhà nước và giáo hội;

- Vai trò độc tôn này được thể hiện rõ trong Hiến pháp và Quốc Vương thực hiện quyền lực toàn diện (chi phối cả lập pháp, hành pháp, tư pháp), không giới hạn của mình cai trị toàn bộ Vương quốc;

- Quốc vương vừa là nguyên thủ quốc gia, thủ tướng đứng đầu chính phủ và kiêm cả chức bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Mặc dù trong bản Hiến pháp có quy định về các cơ quan có chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp, thậm chí có cả cơ quan có quyền giải thích Hiến pháp song tất cả các cơ quan này đều nhằm xoay quanh, phục vụ sự cai trị của Quốc vương;

- Ngai vàng Brunei được chuyển giao qua con đường kế truyền trong gia đình của Hoàng gia.

Theo một số quan điểm, với một nước điểm kiểm soát nghiêm ngặt về mọi mặt từ chính trị đến quân đội như Brunei, IS sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc “làm ăn”. Trước hết, IS sẽ chẳng thể tuyển quân dễ dàng như ở Indonesia khi ở Brunei, dân chúng bị hạn chế về mặt ngôn luận, thông tin, báo chí, internet bị hạn chế và kiểm duyệt nghiêm ngặt. Điều này cũng là một tín hiệu đáng để hy vọng.

Nguồn:

- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp nước ngoài, Nxb Công an nhân dân, 2012;

- ĐH Luật TPHCM, tiểu luận "Thực tiễn vận hành thể chế Quân chủ đương đại ở các nước Đông Nam Á".

- Wikipedia, the free encyclopedia

- Ảnh: Reuters

Các bạn có thể tham khảo một số thông tin liên quan trong các bài:

>>>>>>> Khi "Quân chủ" mang màu sắc "Tôn giáo"

>>>>>>> Luật Hồi giáo và sự "bành trướng" của IS

  •  7489
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…