DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bốn vấn đề chưa "ngã ngũ" trong Hiến pháp

           Đầu tiên, xung quanh thành phần kinh tế, có hai phương án.
 
Một phương án xác định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành của nền kinh tế và bình đẳng trước pháp luật, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
 
Phương án còn lại khác ở chỗ không có câu “kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo”.
 
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tuyệt đại đa số đang tán thành với phương án khẳng định kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, vì chúng ta đang xây dựng CNXH, kinh tế nhà nước đang có yếu kém, đang có “bệnh tật” nhưng không phải là chủ đạo thì sẽ ra sao?
 
          Liên quan đến Luật đất đai và việc thu hồi đất, giá cả đền bù giải phóng mặt bằng, vừa qua 70% khiếu kiện về đất đai là từ chuyện giá cả thu hồi. Đất đai là sở hữu toàn dân, giao Nhà nước thống nhất quản lý.
 
Việc thu hồi đất chỉ trong trường hợp phục vụ cho công việc quốc gia, công việc quốc phòng, công việc công cộng và phát triển kinh tế xã hội. Hiện ý kiến khác nhau ở chỗ có ghi là “phát triển kinh tế xã hội” hay không. Sợ rằng có câu ấy thì mai đây thu hồi tùy tiện, giao cho các doanh nghiệp, nhưng nếu không khẳng định việc phát triển kinh tế xã hội thì làm sao có thể thu hồi đất để xây dựng những công trình quốc gia, những khu công nghiệp lớn.
 
        Vấn đề thứ ba xung quanh chính quyền địa phương. Nhiều cử tri quan tâm chính quyền địa phương có HĐND hay không, nhưng nơi không có HĐND thì ai kiểm tra, giám sát. Ở đây không chỉ là vấn đề có HĐND hay không, mà còn nội dung về xây dựng chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, chính quyền hải đảo, vấn đề đặc khu kinh tế. Hiện nay đang xây dựng một số đặc khu kinh tế hành chính như Vân Đồn ở Quảng Ninh, Vân Phong ở Khánh Hòa, Phú Quốc ở Kiên Giang.
 
 
Tổng bí thư nói: “Cũng còn hai loại ý kiến, đó là quy định thẳng vào trong Hiến pháp, nói rõ chính quyền các cấp thế nào, địa phương thế nào để tránh tùy tiện. Nhưng bây giờ chúng ta còn đang thí điểm, chưa tổng kết. Vấn đề chính quyền đô thị thì TP.HCM đang xin làm thí điểm, một số đặc khu kinh tế hành chính chưa ra đời, chưa có kinh nghiệm, nếu mà ghi cứng vào trong Hiến pháp thì tự ta bó tay mình. Cho nên cũng có khuynh hướng đề xuất ghi vào Hiến pháp theo hướng về chính quyền địa phương để cho luật sau này quy định. Đa số thiên về ý trong Hiến pháp phải có một câu về định hướng, còn lại giao cho luật quy định.
 
        Vấn đề thứ tư là có thành lập Hội đồng Hiến pháp hay không. Việc thành lập hội đồng để bảo vệ pháp luật thì ai cũng tán thành, đã sinh ra quyền lực thì phải có cơ chế kiểm soát quyền lực. Hiến pháp là tối thượng thì phải có cơ chế bảo vệ pháp luật, nhưng tổ chức cơ chế như thế nào? Các nước có tòa án hiến pháp, nhưng các nước là đa đảng, chúng ta chỉ có một đảng lãnh đạo, hệ thống chính trị không tam quyền phân lập.
 
Quốc hội nước ta là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Lâu nay đã có Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban pháp luật, Ủy ban tư pháp… đều tham gia giám sát về mặt luật pháp, bây giờ lập một cơ quan độc lập thì ai đứng trùm lên Quốc hội. Còn nếu lập ra cơ quan vẫn trực thuộc Quốc hội, chỉ để làm tư vấn thì không cần vì hiện đang có rồi.

Theo tuoitre.vn

  •  6060
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…