DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bồi thường tuổi thanh xuân

  • Có quy định nào liên quan tới việc bồi thường tuổi thanh xuân ?

  • Có quy định pháp luật nào liên quan tới việc bồi thường tuổi thanh xuân, Luật sư Luật Hòa Bình - HBALWS trao đổi như sau

  • Pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ quy định bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng, thân thể..., không có khái niệm bồi thường “trinh tiết” hay “đời con gái”. Tình dục trước hôn nhân và ngoài hôn nhân là vấn đề mà luật pháp không khuyến khích và đạo đức xã hội cũng không dễ chấp nhận, nên khi có hậu quả đáng tiếc xảy ra thì pháp luật không thể bảo vệ đương sự được, nếu co chỉ là chừng mực nào đó mà thôi.

    Trong trường hợp trên, nếu người đàn ông ấy đã “dụ dỗ” cô gái đi chăng nữa nhưng cô đã thành niên và khi quan hệ sinh lý có sự ưng thuận của cô ấy thì không thể coi người đàn ông phạm tội được. Ông ta tuy có vợ ở nước ngoài nhưng việc quan hệ với cô gái chỉ mang tính tạm bợ, qua đường, chứ chưa chung sống như vợ chồng nên cũng không thể coi ông ấy vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Trường hợp L. sinh con, nếu người cha “quất ngựa truy phong” thì người mẹ có thể kiện ra tòa án xin xác định cha cho con và sau đó buộc người cha phải cấp dưỡng nuôi con đến khi trưởng thành (18 tuổi).

    Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Vợ chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, theo nguyện vọng và khả năng của mọi người”. Trong trường hơp của chị M., nếu gia đình chồng không cho đi học, bắt phải ở nhà nội trợ... là vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.

    Luật Hôn nhân và Gia đình và pháp luật nói chung không có điều khoản nào quy định về bồi thường “tuổi thanh xuân” nên nữ giới không thể nhờ đến pháp luật để kiện đòi bồi thường được. Việc bồi thường “tuổi thanh xuân” nếu có, trong thực tế chỉ là sự thỏa thuận mang tính tự nguyện của các bên hoặc giải quyết theo phong tục tập quán.

  •  8134
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…