DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bồi thường thiệt hại trong trường hợp NLĐ tiết lộ bí mật kinh doanh

Tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về việc bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ như sau:

"Điều 4. Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ

1. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận với người lao động về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong hợp đồng lao động hoặc bằng văn bản khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ giữa người lao động và người sử dụng lao động chỉ có hiệu lực khi:

- Người lao động phải làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật;

- Thỏa thuận phải được ghi trong hợp đồng lao động hoặc một văn bản khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Điều 4. Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ

...

3. Khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường được thực hiện như sau:

a) Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động;

b) Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.”

Như vậy, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên với trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại được thực hiện:

- Theo quy định cụ thể tại Điều 71 và Điều 72 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đối với trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện HĐLĐ.

- Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 pháp luật khác có liên quan trong trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt HĐLĐ.

  •  346
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…