DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

“Body shaming” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự!

“Body shaming” là một vấn nạn, ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam không chỉ là ngoài đời thực mà còn cả trên các nền tảng xã hội. Sự đòi hỏi thái quá về một tiêu chuẩn rập khuôn của phần lớn người dùng trên mạng xã hội, đặc biệt là vẻ bề ngoài. Điều này gây ra một môi trường không lành mạnh, không chỉ biến nền tảng mạng xã hội đó trở nên tiêu cực mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến người bị công kích, nghiêm trọng có thể dẫn đến tự tử. Vậy hành vi Body shaming người khác phải chịu trách nhiệm gì?

“Body shaming” là gì?

“Body shaming” là một thuật ngữ thường được giới trẻ sử dụng. Thuật ngữ này dần trở thành nỗi khiếp sợ của nhiều người và xảy ra ở mọi quốc gia chứ không chỉ riêng nước ta. Sẽ thật khác biệt nếu bạn để mặt mộc, thân hình có phần mũm mĩm chưa qua chỉnh sửa hay một mái tóc có phần bắt mắt đăng lên mạng xã hội. Những điều đó có thể làm bạn trở thành mục tiêu của “body shaming” trong cộng đồng mạng.

Đây là hành động nhằm miệt thị ngoại hình, cơ thể của người khác thông qua các cử chỉ, lời nói,… nhằm chê bài, đánh giá ác ý hay đơn giản là để đùa cợt.

Nói cách khác, “body shaming” chẳng khác nào với hình thức làm nhục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Nạn nhân của hành vi này không chỉ ở những các bạn trẻ mà kể cả những người trưởng thành, có cả người nổi tiếng cũng thường xuyên gặp phải vấn nạn này.

Hình thức của “body shaming”

“Body shaming” được thể hiện dưới dạng 2 hình thức: miệt thị người khác và miệt thị chính mình.

Thông thường, hình thức body shaming người khác thường sẽ bắt đầu bằng những câu nói trêu ghẹo, đùa giỡn và dần lặp đi lặp lại nhiều lần. Hoặc cũng có những trường hợp dùng những từ ngữ miệt thị, ác ý trên các trang mạng xã hội để công kích, hạ nhục người khác.

Miệt thị bản thân chỉ sự tồn tại suy nghĩ tự ti vào ngoại hình của chính mình. Tình trạng này hay gặp ở những người rụt rè, hướng nội.

Họ luôn có nhìn cái nhìn tiêu cực về ngoại hình của bản thân, tự đưa ra những đánh giá thấp cho chính mình. Hoặc một số người còn liên tục so sánh bản thân với những người xung quanh, đặc biệt là những người có ngoại hình tốt.

Do đó, họ thường cảm thấy lo lắng, bất an và sợ hãi khi đối diện với người khác, đặc biệt là đứng trước đám đông. Bất cứ khi nào họ cũng có xu hướng tìm cách che đi những khiếm khuyết trên cơ thể của mình.

Body-shaming-trach-nhiem-hinh-su

Hậu quả của “body shaming”

“Body shaming” mang lại hậu quả khôn lường. Hành vi này khiến nạn nhân trở nên tự ti, suy sụp tinh thần, mặc cảm, thậm chí là tìm đến cái chết. Trong khi những người miệt thi họ chỉ xem đây là bỡn cợt, tiêu khiển, chơi đùa trên khuyết điểm của người khác.

"Body shaming" bị xử lý như thế nào?

Bị phạt hành chính

Căn cứ điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng trừ trường hợp:

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 21).

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình bị phạt từ 05 - 20 triệu đồng (Điều 54).

Ngoài ra, nếu đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm cá nhân trên môi trường mạng như trên mạng xã hội (Facebook, Zalo…) thì người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng (theo điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

Hiện nay, việc xúc phạm nhân phẩm, danh dự đến mức nào thì bị xử lý hành chính thì chưa có văn bản nào quy định cụ thể.

Tuy nhiên, có thể hiểu, việc xúc phạm nhân phẩm, danh dự là hình thức Body shaming ở mức độ rất nặng, không còn đơn thuần là những lời nói trêu ghẹo, đùa giỡn thông thường nữa.

Phải chịu trách nhiệm hình sự

Ở mức độ nhẹ hơn, người “body shaming” có thể sẽ chỉ bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, nếu xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể phải chịu trách nhiệm về Tội làm nhục người khác hoặc Tội vu khống. Cụ thể:

Căn cứ tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội làm nhục người khác như sau:

Mức phạt từ cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng và nặng nhất đến 05 năm tù nếu gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát.

Căn cứ tại Điều 156 BLHS 2015 được sửa đổi, bổ sung điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sử đổi BLHS 2017 về tội vu khống:

Hình phạt nhẹ nhất là bịa đặt, loan tin không đúng nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người khác sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm và nặng nhất là đến 07 năm tù nếu gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, làm nạn nhân tự sát hoặc vì động cơ đê hèn.

Phải bồi thường thiệt hại

Ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật (bị phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự), người có hành vi “body shaming” người khác còn có thể phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân nếu việc này gây ra thiệt hại cho người đó.

Theo Điều 592 Bộ luật Dân sự quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm  như sau:

- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

- Thu thập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

- Thiệt hại khác do luật định.

Về mức bồi thường:

Theo Khoản 2 Điều 592 BLDS, các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường. Nếu không thoả thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở (hiện nay đang áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng). Theo đó, mức bồi thường tối đa sẽ là 14,9 triệu đồng.

  •  1161
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…