DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bí mật gia đình là bất khả xâm phạm

Bí mật gia đình là một trong những quyền nhân thân rất quan trọng, gắn với cuộc sống của mỗi con người. Nội dung này lần đầu tiên được quy định cụ thể tại Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017).

Trước đây, nội dung này chỉ được quy định chung là quyền bí mật đời tư thì nay được ghi nhận theo hướng mở rộng và cụ thể hơn. Theo đó, quyền này không chỉ được áp dụng cho cá nhân, mà còn áp dụng cho những bí mật thuộc về gia đình, đó là quyền bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Bất cứ việc sử dụng, công khai thông tin, lưu giữ, thu thập thông tin thì phải được cá nhân, các thành viên gia đình đồng ý. 

Một điểm mới nữa của điều luật này là quy định trường hợp các bên trong hợp đồng cũng không được tiết lộ về đời sống riêng tư, bí mật gia đình của nhau, nhằm bảo vệ hiệu quả quyền bất khả xâm phạm của đời sống riêng tư của cá nhân, gia đình.

Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015:

" 1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

  •  3723
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…