DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bí kíp giúp bạn trả lời câu hỏi: "Khi nào cưới vợ/chồng" của phụ huynh vào dịp tết

Tết đến xuân về, về quê ăn tết mà không có tin gì “mới” thì kiểu gì cũng bị ông bà, bố mẹ hỏi mấy câu hỏi rất rất khó trả lời kiểu như “Người yêu mày đâu” “Khi nào cưới”. Để trả lời được những câu hỏi hóc búa kia của các ông bà, bố mẹ thì trước tiên bạn phải tự trả lời cho mình những câu hỏi quạn trọng về “hôn nhân” và “gia đình” trước cái đã. Phải trang bị một nền tảng pháp lý vững chắc thì mới đủ tự tin đương đầu với cuộc sống gia đình được các bạn ạ.

1. Hôn nhân là gì?

Xét theo khoa học pháp lý thì khái niệm này không chỉ dừng lại ở việc “hai người hôn nhau”. Mà theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (sau đây xin gọi tắt là “Luật Hôn nhân và Gia đình”) thì hôn nhân là  quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

2. Kết hôn là gì?

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật HNGĐ về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

3. Vậy điều kiện đăng ký kết hôn là gì?

Điều kiện kết hôn được quy định như sau:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Không vi phạm các điều cấm kết hôn.

 

4. Vậy điều cấm trong kết hôn là gì?

- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

- Yêu sách của cải trong kết hôn;

- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

- Bạo lực gia đình;

- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

 

5. Luật không cấm kết hôn đồng giới, vậy có nghĩa là được phép kết hôn đồng giới phải không?

Câu trả lời là không. Luật không cấm đồng giới sống chung, yêu thương nhau… tuy nhiên pháp luật không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa hai người đồng giới

 

6. Sống chung với nhau nhưng không đăng ký kết hôn có được không?

Câu trả lời là pháp luật không cấm. Tuy nhiên nếu không có hôn thú, lỡ như cuộc sống có bất trắc gì phát sinh tranh chấp thì mất thời gian chứng mình cuộc sống hai người đã từng sống chung như vợ chồng. Đó là còn chưa kể, nếu không có hôn thú, việc khai sinh cho con cũng gặp chút trục trặc nếu muốn đứng tên cả cha lẫn mẹ trên giấy khai sinh.

 

7. Đăng ký kết hôn ở đâu, thủ tục gồm những gì?

- Theo quy định tại Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 thì đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam nữ

- Thủ tục đăng ký kết hôn:

+ Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.

+ Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.

 

 

  •  5459
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…