DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Báo tin về hành vi bạo lực gia đình và chăm sóc, điều trị cho người bị bạo lực gia đình

Quy định báo tin và xử lý tin báo về hành vi bạo lực gia đình cũng như việc chăm sóc, điều trị cho người bị bạo lực gia đình được quy định tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.

1. Báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình

Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm những cơ quan, tổ chức, cá nhân sau:

- UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;

- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (số tổng đài là 111)

Việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đến địa chỉ quy định nêu trên thực hiện theo các hình thức như: Gọi điện, nhắn tin; Gửi đơn, thư; Trực tiếp báo tin.

2. Xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình

Việc xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, cụ thể như sau:

- Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình khi nhận tin báo, tố giác thì trong phạm vi quyền hạn của mình phải kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình theo thẩm quyền; đồng thời, thông báo cho Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

- Tổ chức, cá nhân nêu tại Mục 1 (trừ UBND cấp xã; Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình) khi nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình phải thông báo ngay cho Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình và theo khả năng của mình tham gia ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

- Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm xử lý hoặc phân công xử lý ngay khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình hoặc nhận được báo cáo về hành vi bạo lực gia đình của các tổ chức, cá nhân nêu trên, trừ trường hợp tin báo, tố giác về tội phạm thì việc tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc hoặc hành vi bạo lực gia đình đã hoặc có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực thì Chủ tịch UBND cấp xã phân công Công an xã, phường, thị trấn xử lý.

3. Chăm sóc, điều trị, bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình

Người bị bạo lực gia đình được chăm sóc, điều trị theo quy định tại Điều 29 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm:

+ Tiếp nhận, sàng lọc, phân loại, chăm sóc, điều trị người bệnh là người bị bạo lực gia đình;

+ Cung cấp thông tin về tình trạng tổn hại sức khỏe của người bị bạo lực gia đình theo đề nghị của người đó hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

- Nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị người bệnh, nếu phát hiện người bệnh có dấu hiệu bị bạo lực gia đình có trách nhiệm báo cáo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh.

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, các cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình sau đây có trách nhiệm chăm sóc người bị bạo lực gia đình:

+ Địa chỉ tin cậy;

+ Cơ sở trợ giúp xã hội;

+ Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;

+ Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.

- Người đứng đầu cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có trách nhiệm thông báo cho Công an xã nơi đặt cơ sở về trường hợp người được chăm sóc, điều trị có dấu hiệu bị bạo lực gia đình để bảo vệ, xử lý theo quy định.

Ngoài ra, tại Điều 28 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 còn quy định việc bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình như sau:

- Người bị bạo lực gia đình được bố trí nơi tạm lánh do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định hoặc do cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện hỗ trợ.

- Người bị bạo lực gia đình được hỗ trợ nhu cầu thiết yếu theo quy định về trợ giúp xã hội.

  •  142
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…