DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bảo hiểm y tế đối với người lao động nghỉ ốm vượt quá thời gian hưởng chế độ ốm đau

Căn cứ khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT. Do đó, trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi của BHYT. 

Trường hợp bệnh của người lao động không thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày nhưng sau khi hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau mà người lao động vẫn không đi làm, tiếp tục nằm viện điều trị thì sẽ rơi vào khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017:Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Thêm nữa, sau quá trình rà soát, mình nhận thấy pháp luật hiện cũng chưa cho phép người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận đóng BHYT cho người lao động trong thời gian người lao động nghỉ không lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.

Do đó, theo quan điểm của mình, lúc này thẻ BHYT đã được cấp sẽ không có giá trị sử dụng. Vì vậy, người lao động khi đi khám chữa bệnh sẽ không được hưởng chế độ BHYT.

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên là đối tượng bắt buộc tham gia BHYT theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

Trường hợp nghỉ không lương mặc dù không tính đóng BHYT nhưng do người lao động chưa chấm dứt hợp đồng lao động nên vẫn được coi là đang làm việc và thuộc đối tượng tham gia BHYT tại doanh nghiệp. 

Chính vì vậy, người lao động nghỉ không lương dài ngày sẽ rất thiệt thòi bởi không được doanh nghiệp đóng BHYT mà cũng không được tự mình đóng BHYT hộ gia đình để hưởng quyền lợi khi đi khám, chữa bệnh và nếu đi khám chữa bệnh trong thời gian này, người lao động sẽ phải tự mình thanh toán mọi chi phí khám và điều trị.

  •  520
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…