DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Băng ghi âm có là bằng chứng trước Tòa

Xác định giá trị của băng ghi âm để làm bằng chứng trước Tòa dân sự

Theo quy định của BLTTDS 2015 có quy định đương sự có quyền thu thập, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để hỗ trợ cho quá trình xét xử cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự.

Theo như Điều 93 BLTTDS 2015 quy định: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.

Và tại Điều 94 BLTTDS 2015 quy định các nguồn của chứng cứ, trong đó có chứng cứ được thu thập từ các nguồn tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử. ở đây, theo như tinh thần tại  điểm b, khoản 2, Điều 3 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP thì băng ghi âm, ghi hình cũng được xem là một loại tài liệu nhìn được và nghe được. Tuy nhiên, để xác định nguồn tài liệu đó có phải là chứng cứ hay không  thì đoạn băng ghi âm, ghi hình đó phải được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

Về mặt thực tế, có nhiều trường hợp, các bên trong quan hệ hợp đồng không làm một hợp đồng bằng bản mà sử dụng hình thức ghi âm hoặc quay phim để xác lập hợp đồng đó. Cũng có trường hợp các bên tranh chấp cố ý quay lén, ghi âm lén cuộc đối thoại của nhau để làm chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình tại Tòa án thì các chứng cứ đó có được chấp nhận và sử dụng trong phiên Tòa hay không???

Trước hết, ta phải xác định về các đặc tính của chứng cứ. Theo đó, các đặc tính của chứng cứ bao gồm tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp.

Trong đó, tính khách quan có nghĩa là chứng cứ phải có thật, tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của người tiến hành và người tham gia tố tụng. Vậy nên, nếu một bên cố tình lén lút để ghi âm, hay ghi hình để làm chứng cứ mà không có sự xác nhận theo quy định của pháp luật thì những tài liệu đó không được xem là chứng cứ để giải quyết vụ việc.

Ngoài ra, người trong đoạn hội thoại đó phải thừa nhận giọng nói dó là của mình hoặc  cơ quan giám định đưa ra kết luận về giọng nói thì những chứng cứ đó mới được coi là hợp pháp, khách quan.

Nếu như không đáp ứng các điều kiện trên, Tòa án sẽ không xem đó là chứng cứ, nhưng Tòa vẫn có thể lấy đó xem xét các tài liệu đó như một hình thức  để tham khảo chư không co gia trị chưng minh trong việc xác định sự thật khach quan của vụ án.

 

 

  •  8813
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…