DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bàn về tội không tố giác tội phạm

Trong  phiên hội nghị góp ý về dự án sửa đổi bổ sung một số điều của bộ luật Hình sự 2015, các đại biểu đã tranh luận về trách nhiệm tố giác tội phạm của Luật sư. 

Chủ tịch Liên đoàn Luật sư VN Đỗ Ngọc Th đặt vấn đề: ”Nếu luật sư tố giác tội phạm thì chính thân chủ đó có mời luật sư nữa không? Xã hội có tẩy chay nghề luật sư không khi chưa bảo vệ được gì đã tố giác? (Nguồn Vietnamnet) 

Ở đây có rất nhiều ý kiến trái chiều về trách nhiệm của một người công dân và đạo đức nghề luật. Nhiều ý kiến cho rằng, trước khi là một luật sư thì phải thực hiện trách nhiệm của một công dân. Những ý kiến khác lại bảo vệ quan điểm luật sư được miễn trừ trách nhiệm vì không tố giác tội phạm, chỉ trừ trường hợp các tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia và tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Còn các bạn có quan điểm như thế nào về vấn đề này? 

Nhân đây, chúng ta cũng tìm hiểu về các quy định về "Tội không tố giác tội phạm" trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định thế nào nhé.

Thế nào là không tố giác tội phạm?

Điều 22 Bộ luật hình sự 1999 quy định như sau: 

"Điều 22. Không tố giác tội phạm

1. Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà , cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật này."

 

Ngoài ra, Tội không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 314 như sau:

"Điều 314. Tội không tố giác tội phạm

1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị e m ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt."

 

Như vậy, có thể thấy ở Bộ luật hình sự 1999 các nhà làm luật chỉ loại trừ trách nhiệm hình sự cho trường hợp ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không đề cập cụ thể về trách nhiệm hình sự đối với trường hợp không tố giác tội phạm đối với người bào chữa.

Tuy nhiên, đến với Bộ luật hình sự 2015 lại có quy định như sau: 

"Điều 19. Không tố giác tội phạm

....

3. Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này."

Luật luật sư quy định nghĩa vụ của luật sư là dùng biện pháp hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng. Gỉa sử nếu luật sư phải tố giác tội phạm, liệu thân chủ có tin tưởng để kể sự thật cho Luật sư của mình? Nhưng dưới tư cách là một người công dân, phát hiện thân chủ phạm tội mà không tố giác, ngoài ra còn phải bảo vệ thân chủ liệu có chiến thắng được Tòa án lương tâm? 

Theo quan điểm riêng của mình, trong trường hợp như vậy, khi Luật sư phát hiện ra thân chủ mình phạm tội thì có quyền không tố giác là hợp lý. Tuy nhiên, Luật sư nên bằng kỹ năng nghề nghiệp của mình để bào chữa cho thân chủ mình được áp dụng những mức giảm nhẹ trong mức của chính tội phạm đó chứ không phải đổi trắng thay đen, có tội thành không tội. Tuy nhiên, trên thực tế đó không phải là điều dễ dàng, vì khách hàng luôn muốn Luật sự của mình phải bào chữa cho mình để phải chịu trách nhiệm hình sự ở mức nhẹ nhất có thể, thậm chí là vô tội. Qủa thực thật khó cho các vị Luật sư của chúng ta. 

  •  5843
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…