DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Ban Nội Chính, Niềm Tin Của Lão Thành Cách Mạng

NGƯỜI CÓ CÔNG TUỔI 90 KHỞI KIỆN UBND TỈNH.

ĐÒI TÀI SẢN BỊ CHIẾM ĐOẠT TỪ 20 NĂM TRƯỚC

Không thông qua Hội đồng Nhân Dân, không quyết định thu hồi đất, trước khi về cõi vĩnh hằng cố chủ tịch xã Tĩnh Hải (Tĩnh Gia – Thanh Hóa) ông Lê Thánh Sắc đã kịp để lại cho Nhân Dân, Đảng và Nhà nước một khối tơ vò. Xuất phát từ việc, biến đồng ruộng, nguồn sống của người dân thôn Liên Vinh thành ao tù “đục nước”. Nhờ vậy mà đến nay đàn “cò” của cố chủ tịch vẫn được no và thêm “béo” đủ sức thuyết phục Thanh tra tỉnh, vùi dập sự thật. Đổi ý, UBND tỉnh không đoái hoài đơn của người có công, ban hành quyết định trái pháp luật. Nhận thấy cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh như có sự bảo bọc, bưng bít thông tin cho nhau. Đã và đang làm tổn thất nhiều trăm tỷ đồng của nhà nước. Tài sản của các hộ gia đình có nguy cơ mất vĩnh viễn nên, Cụ Lê Văn Huy và Cụ Lê Thị Trênh yêu cầu người giám hộ nộp đơn khởi kiện UBND tỉnh Thanh Hóa ra Tòa án Nhân Dân (20/7/2013).

Chuyển tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản hộ gia đình thành của riêng trục lợi.

Cơn bão số 6 ngày 24/7/1989 quét 1800, bắt đầu từ đông bắc, kết thúc ở tây nam, đã mở lại cửa sông Lạch bạng mà Nhà nước ngăn năm 1977. Bờ đê sông Bạng sạt lở, đồng chiêm trũng ngập mặn hoàn toàn. Người dân tự đắp bờ, thau chua rửa mặn để canh tác trở lại. Tháng 1/1991 huyện đội Tĩnh Gia trực tiếp chỉ huy nâng cao trình đê sông Lạch bạng đạt mức kiên cố. Các xã có đất đê cấy lúa như Trúc Lâm, Tĩnh Hải chấm dứt việc đê nhiễm mặn. Nhờ vậy năm 1991, 1992 các xứ đồng đê Đạo, đê Làng, đê Hoàng Hóa, và đê Đội 1 của Nhân Dân thôn Liên Vinh, được mùa bội thu.

Trong sự chứng kiến của Tổ chức Đảng, ông Trần Xuân Du (Bí thư). Tổ chức Đoàn, ông Lê Trọng Hồng (Bí thư). Tham mưu đắc lực là ông Lê Ngọc Dầu (Địa chính), Chủ tịch xã ông Lê Thanh Sắc táo tợn khai lát cắt đầu tiên, chuyển của công thành của tư, lấy của người này đem cho người khác. Rất nhiều cán bộ đảng viên xã Tĩnh Hải, chứng kiến sự thật đó bây giờ vẫn còn đương nhiệm. Vậy mà nay UBND xã lại giải trình rằng: “đê Đạo đê Làng bị nhiễm mặn không cấy được lúa mới chuyển đổi sang nuôi tôm theo dự án 327” là không đúng sự thật bởi vì: theo sổ thuế nông nghiệp thì đất đê vụ 10/1992 vẫn còn thu thuế.

Thêm một minh chứng cho sự bịa đặt để thực hiện hành vi: Năm 1991 bờ đê tả sông bạng (Tĩnh Hải), bờ đê hữu sông bạng (Trúc Lâm) do Huyện đội Tĩnh Gia đại diện Chủ đầu tư đắp kiên cố. Từ 1989 đến nay Thanh Hóa không có bão to, lũ lớn bờ đê ngăn mặn kiên cố (100% hết nhiễm mặn). Cũng từ năm 1991 đến nay đồng chiêm trũng xã Trúc Lâm cấy lúa ổn định thì không thể bịa đặt rằng đồng chiêm trũng Tĩnh Hải bị nhiễm mặn như nói trong dự án 327. Đó là mấu chốt biến tài sản xã hội chủ nghĩa, thành tài sản tư nhân, đất đai của hộ gia đình này trở thành đất đai của hộ gia đình kia.

Đê Đạo, đê Hoàng Hóa canh tác ổn định từ năm 1977 đến năm 1993 thì bị chiếm đoạt

Các đê này người dân thôn Liên vinh khai hoang cấy lúa từ trước 1977. Năm 1977 ngăn sông bạng đồng đê thuần ngọt, người dân tái sản xuất. Đầu tháng 1/1993, không có quyết định thu hồi đất. Cố chủ tịch xã Lê Thánh Sắc tung hô: Chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, thực hiện dự án 327 ở đê Đạo, đê Hoàng Hóa. Đó chỉ là cái cớ đưa ra, lấy lý do áp đảo người dân. Ông Sắc nhanh chóng là thành lập ban (cưỡng chế trái luật) thu khống đất chia nhau. Đất của Nhân dân thôn Liên Vinh bị cố chủ tịch, cán bộ địa chính chiếm đoạt đem về cho anh em họ hàng ở thôn Trung Sơn, vi phạm Điều 49, Luật đất đai 1988 (LĐĐ-1988). Nếu không phải chiếm đoạt thì việc lấy đất của người dân thôn Liên Vinh giao cho người dân thôn Trung Sơn phải có quyết định thu hồi đất, phải bồi thường thỏa đáng theo quy định. Chiếm được đất họ đắp bờ, ngăn ao nuôi tôm. Năm đầu nuôi tôm, do còn mầu lúa nên vụ tôm nuôi đầu tiên thu hoạch sản lượng cao. Được đà, cố chủ tịch xã lại tiếp tục âm mưu chiếm đoạt, tẩu tán đất đai của Nhân Dân thôn Liên Vinh lần thứ hai: “chuyển đê Làng sang nuôi tôm”.

Đê Làng, đê Đội 1 đất khoán 10, đất thừa kế. 1994 cho thầu, 1995 giao cho

Nhà nước thực hiện giao đất cho hộ gia đình theo khoán 10, và ổn định cho đến nay (không giao lại, chia lại) và ban hành Luật đất đai 1988. Để phù hợp với tình hình sử dụng đất, ở các thời kỳ luật đất đai sửa đổi 1993, 2003 cũng không quy định cho UBND xã được phép thu hồi đất, giao đất. Vậy mà trung tuần tháng 8/1994 “theo vết xe cũ 93”, chủ tịch Sắc lại tung hô lần thứ hai: Thu hồi đê làng cho thầu nuôi tôm, để lấy tiền kéo điện sinh hoạt về xã. Cố chủ tịch Sắc làm trưởng ban chỉ đạo; nguyên Phó chủ tịch xã ông Nguyễn Trung Bình (hiện nay là chủ tịch xã) ký phiếu thu tiền; nguyên Thủ quỹ ông Lê Hữu Chen thu tiền; nguyên: địa chính xã Lê Ngọc Dầu, trưởng công an xã Lê Văn Xường, cố chính sách xã Lê Trọng Ty, và công an viên thuộc bộ phận giao đất, chia đất, cắm mốc. Mặc cho người dân kêu ca, khiếu nại.

Đột xuất ông Sắc chủ tịch xã qua đời, Bí thư đảng ủy xã (1994) ông Trần Xuân Du, thay thế cố chủ tịch xã lại tiếp tục triển khai theo “vết xe trước”. Tháng 5/1995, tân chủ tịch xã Tĩnh Hải thu đất đê Đội một giao cho các hộ đắp ao nuôi tôm (từ giáp xã Hải Bình đến giáp đê Làng). Có vẻ như am hiểu Luật đất đai, tân chủ tịch xã đã ký tên, đóng dấu trực tiếp trên sổ đỏ chuyển mục đính sử dụng đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, cho hộ gia đình nào mà cán bộ địa chính xã “duyệt”. Hộ gia đình nào không được “duyệt” thì cho dù đất, có sổ đỏ, hay không sổ đỏ cũng không được đắp ao, phải nhường lại cho người được “duyệt”. UBND xã Tĩnh Hải vi phạm điều 21, điều 22 (LĐĐ-1993).

“Sinh con khôn không lo con khó, sinh con dại có cũng như không”

Do sản lượng tôm nuôi giảm dần, ngay năm thứ hai. Đến năm 1997 các ao tôm chủ yếu sử dụng đánh bắt tôm tự nhiên. Người giữ cống cho nước vào tràn ngập cả lên đất làm mầu. Cán bộ thôn, xã phải đến hiện trường lập biên bản nghiệm thu cây màu thiệt hại (không đền bù). Các năm sau tôm cá tự nhiên cạn kiệt, đánh bắt được ít, ao tôm trở nên hoang hóa. Một số hộ bán lại ao cho người ở Nga Sơn và người Quảng Nam, nhưng họ nuôi cũng không được gì bỏ chạy. Năm 2006 UBND xã thu tất cả các ao tôm tổ chức đấu thầu, cho nước vào, nước ra để hứng tôm cá tự nhiên (đổ cống). Ông Lê Văn Du trúng thầu với số tiền phải nộp cho xã là 66.000.000 đ/ năm.

Biết rằng đất của ông cha thừa kế, mà không giữ được để cho một nhóm người chiếm đoạt là con cháu có lỗi lớn. Năm 2006 là cơ hội lấy lại đất đai của ông cha, nhưng người dân thôn Liên Vinh “bất lực” không làm được bởi vì: Người biết đấu tranh thì lãnh đạo không tiếp, đơn thư gửi thì bỏ sọt rác. Giá như lúc ấy thôn Liên Vinh có Cán bộ “cốt cán”, Đảng viên có trình độ lý luận đặt lên bàn nghị sự của xã một bài toán bậc tiểu học:

+ Đê Đạo, đê Hoàng Hóa, đê Làng, đê Đội một, tổng diện tích = ? ha

+ Năng suất trung bình = ? tấn/1 ha. (Tổng ha) x (tấn/ha) = (tấn/năm)

+ Nộp ngân sách = ? tấn. Nuôi sống người dân làng Vinh = ? tấn, và chỉ ra từ năm 1993 đến năm 2006 thất thu = ? tấn/13 năm

Nếu như bài toán trên được đặt ra thì chắc chắn không có ông chủ tịch xã nào dại dột, dám đấu thầu giá sáu mươi sáu triệu đồng một năm trên hàng trăm hecta đất. Bởi sợ các cháu tiểu học chê dốt, sợ phạm tội hủy hoại đất và nhiều tội danh khác còn nghiêm trọng hơn liên quan đến án hình sự.

Ngoài việc đất đai nuôi sống mấy trăm hộ dân, hai mươi năm nay chỉ đủ nuôi mấy hộ gia đình, bằng con tôm, con cá tự nhiên. Tiền thầu đê Làng đem đầu tư hệ thống điện sinh hoạt. Thế rồi hệ thống điện cũng chỉ dành riêng cho một nhóm người. Họ kinh doanh như tài sản riêng chia nhau lợi nhuận (doanh nghiệp có cức năng xin đấu thầu không xét). Từ ngày kinh doanh cho đến nay họ không phải nộp bất cứ khoản tiền nào vào ngân sách của xã. Đã không nâng cấp, đầu tư thêm họ còn tự ý cắt xén tài sản công (cắt bớt đường dây cũng là một hình thức trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa). Sự việc người dân đã tố cáo đến Chủ tịch Hội đồng Nhân Dân, Bí thư Đảng ủy xã và Chủ tịch UBND xã nhưng “người nói thì cứ nói, người làm thì cứ làm”. Như vậy trong hai mươi năm qua đất đai, tài sản chung, riêng của người dân thôn Liên Vinh chỉ dành cho một nhóm người sử dụng.

Tham nhũng hoành hành “bị tố” ở cấp dưới “phải chuyển” làm việc ở cấp trên

Thực tế ngăn cản GPMB dự án nhà máy hóa lọc KKT Nghi Sơn đầu bắt đầu từ cuộc tái chiếm đoạt tài sản công vào ngày 27/10/2008 khi quyết định số: 1173/QĐ-UBND do nguyên chủ tịch huyện Tĩnh Gia – Lê Minh Thông ấn hành, đã thực sự gây sốc cho người dân. Bởi ông Thông cố ý phớt lờ điều 38, điều 43 Luật đất đai 2003 (LĐĐ-2003) để ban hành Quyết định hành chính trái pháp luật. Hậu quả là nhiều bộ hồ sơ khống lọt lưới, nhiều chục tỷ đồng của nhà nước lọt vào túi một nhóm người. Khi đó cán bộ xã sáng kiến lập ra cái gọi là quỹ “UB” với khoản tiền mấy chục tỷ đồng gửi ngân hàng. Người dân bức xúc, thu thập chứng cứ, khiếu nại, tố cáo yêu cầu làm rõ, không được giải quyết nên khiếu kiện đông người bùng phát.

Những hộ dân có ao tôm rất có lý, khi đưa ra căn cứ đòi quyền lợi: “Cùng loại đất, cùng mục đích sử dụng đất, cùng làm như nhau. Chi trả cho cán bộ, đảng viên bao nhiêu thì trả cho chúng tôi bấy nhiêu”. Một sự đòi hỏi thật đơn giản, đầy đủ cơ sở pháp lý chống tham nhũng, tính thuyết phục cao. Có lẽ vì “cá đã trót cắn câu” không cần quan tâm việc người có ao tôm đòi như thế đúng hay sai. Vấn đề đặt ra là cho người có ao tôm hưởng 70% giá đất nhằm "bịt miệng". Căm phẫn với nhóm người tham nhũng, lộng hành các hộ vẫn không nhận tiền, tiếp tục đấu tranh yêu cầu làm rõ. Sau khi ông Lê Minh Thông rời khỏi vị trí chủ tịch huyện Tĩnh Gia, chuyển lên tỉnh làm việc. Ban tham mưu và tân chủ tịch huyện đã áp dụng Điều 38 và Điều 43 Luật đất đai 2003 để giải quyết. Được biết Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo ngược lại. Lãnh đạo tỉnh muốn tốp khiếu nại đông người kia nhanh chóng nhận 70% giá đất, không muốn làm rõ vụ việc phải chăng ai đó sợ “rút dây động rừng”.

Xin nói thêm trong 43 hộ dân có ao tôm cần phân thành hai đối tượng. Đối tượng người thôn Liên Vinh, ít nhiều nguồn gốc đất là của họ. Họ còn là người bám đất mặc dù chỉ là khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên, xét cho họ được hưởng quyền lợi là nên làm. Xác minh đối tượng chiếm đất, sau đó bỏ hoang nhiều năm. Khi nhà nước thu hồi đất thì tái chiếm, a dua bao gồm: gia đình cố chủ tịch, nguyên cán bộ địa chính và họ hàng hai ông này ở thôn Trung Sơn. Ngoài việc không được hưởng bất cứ quyền lợi gì, nên xem xét truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Dự án nhà máy hóa lọc dầu là điểm nóng GPMB, Khu kinh tế Nghi Sơn. Trong sáu năm qua phải cưỡng chế nhiều lần. Lần cưỡng chế quy mô tại đê Đạo (bãi thải hóa lọc dầu), công an rất đông nhưng rồi vẫn không thể GPMB được. Nên tình hình căng thẳng leo thang. Một thời gian sau cưỡng chế ở mặt bằng hóa lọc dầu đã dẫn đến việc công an nổ súng vào dân, chết một trẻ em và một người lớn. Bức xúc dân phá nhà chủ tịch xã liên tục mấy ngày mà các cơ quan chức năng không ngăn cản nổi. Nhà máy lọc hóa dầu là trọng điểm phát triển kinh tế của Đất nước và là vùng sáng trên bản đồ Thế giới về thu hút đầu tư mà để cho: hoặc người dân, hoặc cán bộ ngăn cản hơn nửa thập kỷ là không nên.

Nếu đặt việc GPMB giao đất cho Nhà máy hóa lọc dầu đúng như tầm quan trọng của Dự án. Đặt tính chất sự kiện đã sẩy ra có tính công bằng như vụ Tiên Lãng, Hải Phòng thì chắc chắn sau vụ việc 25/5/2010 công tác GPMB đã hoàn tất tốt đẹp.

“Là người dân đồng thời là Doanh nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn tôi xin trân trọng gửi đến cộng đồng các Doanh nghiệp trong và ngoài nước thông điệp: Người dân Khu kinh tế Nghi Sơn chúng tôi hiểu biết, mến khách, nhiệt liệt chào đón và sẵn sàng ủng hộ các nhà đầu tư đến với Nghi Sơn. Tuy nhiên trong thời gian qua công việc giải phóng mặt bằng chưa được như mong đợi là do giữa người dân và chính quyền đang có sự hiểu nhầm, đồng thuận chưa cao. Sự thật Lãnh đạo tỉnh muốn công tác GPMB Khu kinh tế Nghi Sơn nhanh nhất, hiệu quả nhất điều đó không khó. Nếu Lãnh đạo yêu cầu tôi sẽ cung cấp thông tin bằng văn bản nhằm giải tỏa sự hiểu nhầm” ông Lê Minh Vũ (congtygiaoducvutan) báo cáo với ông Trịnh Văn Chiến Chủ tịch tỉnh và ông Mai Văn Ninh Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa tại Hội nghị ngày 01/3 và ngày 06/4/2013 như vậy.

Đối tượng, thời điểm tranh chấp và đề xuất của người trong cuộc

- Thời điểm tranh chấp: Đê Đạo, đê Hoàng Hóa 1993; đê Làng 1994; đê Đội 1 1995. Người dân thôn Liên Vinh khiếu nại UBND xã Tĩnh Hải thu đất hai lúa của dân, tự giao cho mình không bồi thường là vi phạm luật đất đai 1988, 1993, 2003 do vậy người dân khiếu nại liên tục.

- Thời điểm năm 2006 UBND xã Tĩnh Hải thu lại ao tôm không lập biên bản hiện trạng sử dụng đất, không xác định tài sản đầu tư trên đất với các hộ dân, không ban hành Quyết định thu hồi nên việc người có ao tôm khiếu nại là đúng.

+ Rõ ràng người sử dụng đất hai lúa không tranh chấp với người sử dụng ao tôm. Điều 23 (LĐĐ-1988); điều 42 (LĐĐ-1993) và điều 13 (LĐĐ-2003) quy định, đất nuôi trồng thủy sản nằm trong nhóm đất nông nghiệp. Do vậy tranh chấp sẩy ra giữa UBND xã Tĩnh Hải với hai đối tượng sử dụng đất nông nghiệp tại hai thời điểm khác nhau nên việc giải quyết tranh chấp phải là đồng thời mới đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.

“Để giữ được bờ cõi non sông cho Tổ quốc, thế hệ ông cha phải đổi bằng xương, bằng máu nhưng rồi vẫn dành được thắng lợi. Vậy mà sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa, đất đai bố mẹ để lại, tài sản của mình làm ra bị tước đoạt. Kẻ tước đoạt lại lợi dụng danh nghĩa của chính quyền. Đã hai mươi năm còng lưng vì đơn khiếu nại, yêu cầu giải quyết theo thẩm quyền từ cấp huyện, tỉnh và lên Trung ương. Cứ vòng vo đùn lên đẩy xuống, UBND tỉnh không giải quyết song phương. Mặc nhiên UBND tỉnh ban hành Quyết định cho người khác hưởng quyền lợi trên đất của bố mẹ là không thể được. Nay ở tuổi 90 muốn lấy lại tài sản của mình nhưng mệt lắm rồi, có gửi thêm đơn cũng thế mà thôi. Con làm đơn khởi kiện Quyết định hành chính trái pháp luật mà UBND tỉnh ban hành năm 2010 đi (quyết định số: 3745/QĐ-UBND ngày 20/10/2010). Việc khởi kiện đòi quyền lợi yêu cầu tòa giải quyết cho. Bố thấy vụ tham nhũng này rộng lớn lắm, con cứ tiếp tục gủi đơn báo cáo lại với Thủ tướng Chính phủ, Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương cho người ta biết người ta làm. Ban nội chính Trung ương chuyên về phòng chống tham nhũng đấy con ạ…”. Đó là lời của cụ Lê Văn Huy, Cựu chiến binh Việt nam nói với con mình trong bức xúc.

Lê Minh Vũ – Thanh Hóa

  •  5226
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…