DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bán hóa đơn VAT giả bị xử lý thế nào?

Vừa qua, tình trạng bán hóa đơn giá trị gia tăng giả ngày càng phổ biến hơn, tội phạm chiếm đoạt số tài sản cũng ngày một cao hơn. Mới đây, các trang báo đưa tin về bản án xử phạt cựu cán bộ thuế bán hóa đơn VAT giả, từ đó vấn đề đặt ra là Liệu những bản án như này có thể răn đe, làm tấm gương cho người dân được hay không? Mức phạt cho hành vi bán trái phép hóa đơn là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Hiện nay, đối với các doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, họ dùng hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn VAT) với mục đích xác nhận cho việc kinh doanh để thực hiện việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật về thuế.

Tuy nhiên, một số bộ phận doanh nghiệp có hành vi gian lận thuế không thực hiện đúng nghĩa vụ đóng thuế theo quy định mà mua bán hóa đơn giá trị gia tăng khống nhằm phục vụ cho việc khấu trừ khoản thuế phải nộp cho cơ quan nhà nước. Mọi hành vi mua bán hoá đơn giá trị gia tăng khống đều bị xử lý theo pháp luật.

Hành vi bán hóa đơn giả là gì?

Hóa đơn giá trị gia tăng hay còn có tên gọi khác là hóa đơn VAT nó là một trong những loại hóa đơn, chứng từ quan trọng của doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nhằm để ghi nhận các thông tin trên hàng hóa, sản phẩm các dịch vụ bán hàng, khi công ty kinh doanh các hoạt động vận tải quốc tế, khi bán hàng vào các khu phi thuế quan, xuất khẩu hàng hóa cho đối tác nước ngoài để kê khai, tính thuế VAT theo quy định của pháp luật.

Thế nhưng vì trục lợi mà nhiều doanh nghiệp đã làm trái với quy định pháp luật chỉ để trốn thuế hoặc không phải kê khai số thuế phải nộp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có hành vi sử dụng các hóa đơn, chứng từ của cơ quan thuế hoặc của các cơ quan có thẩm quyền,chức năng kết luận là hóa đơn bất hợp pháp để bán cho các cá nhân, tổ chức khác khi bán hàng, cung cấp dịch vụ không đúng quy định.

Người thực hiện hành vi mua bán hóa đơn trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội mua bán trái phép hóa đơn được quy định tại Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm k Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

ban-hoa-don-vat-gia

Theo đó, điểm c Khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 10/2013, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm các hành vi sau đây:

- Mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo qui định;

- Mua, bán hoá đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hoá, dịch vụ kèm theo;

- Mua, bán hoá đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ;

- Mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn.

Xử lý hành vi bán hóa đơn giả

Đối với cá nhân

Theo khoản 1 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 hành vi mua bán trái phép hóa đơn chỉ cấu thành tội phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng, thì bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Mức phạt cao nhất của tội này có thể bị phạt tiền lên tới 500 triệu đồng hoặc phạt từ đến 05 năm.

Hình phạt bổ sung

Ngoài ra, hình phạt bổ sung được áp dụng là người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm.

Đối với pháp nhân thương mại

Phạt tiền từ 100 - 500 triệu đồng với pháp nhân thương mại mua bán trái phép hóa đơn ở dạng phôi từ 50 số - dưới 100 số hoặc hóa đơn đã ghi nội dung từ 10 số - dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30 -dưới 100 triệu đồng.

Mức phạt cao nhất đối với tội này có thể phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng. Ngoài ra, trường hợp pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động…

Hình phạt bổ sung

Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 - 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 - 03 năm

  •  337
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…