DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bài đăng trên trang mạng xã hội có được bảo hộ quyền tác giả?

Cùng với sự phát triển của thời đại Internet, đã hình thành nên nhiều  “không gian xã hội số” như Facebook, Twitter, YouTube, Google,… cho phép con người tương tác đa chiều hơn, phản ánh sinh động hơn, tức thời hơn mọi mặt đời sống. Đồng thời cũng đặt ra các vấn đề pháp lý liên quan đến mạng xã hội, một trong số vấn đề được quan tâm hiện là việc bảo hộ quyền tác giả đối với bài đăng của cá nhân, tổ chức trên mạng xã hội.

Để làm rõ được vấn đề trên, trước tiên chúng ta cần hiểu quyền tác giả là gì. Theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu. Qua khái niệm trên có thể nhận biết được đối tượng mà quyền tác giả bảo hộ chính là tác phẩm.

Khái niệm tác phẩm được cụ thể như sau “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”. Từ quy định trên phân tích rõ hai yếu tố, thứ nhất đây là sản phẩm sáng tạo do chính tác giả sáng tạo ra, không sao chép từ tác phẩm của tác giả khác, đồng thời tác phẩm được bảo hộ tức là bảo hộ hình thức sáng tạo, không phụ thuộc vào nội dung tác phẩm. Thứ hai là phải được thể hiện dưới một phương tiện hay hình thức bất kỳ, luật bảo hộ đối với tác phẩm khi nó được thể hiện dưới một hình thức nhất định, bao gồm hình thức đăng lên mạng xã hội. Tuy nhiên, không phải tác phẩm nào cũng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả, Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ đối với 12 loại hình tác phẩm nhất định như báo chí, âm nhạc, điện ảnh,…

Các nội dung được đăng trên mạng xã hội có thể là các bài viết, bức ảnh, hình vẽ, video, bản thiết kế..., các nội dung này có thể trở thành tác phẩm, là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Và tùy thuộc vào mục đích, phạm vi bảo hộ, có thể bảo hộ các nội dung trên theo các loại hình tác phẩm cụ thể như tác phẩm văn học, tác phẩm khoa học, bài giảng, bài phát biểu.

Về căn cứ phát sinh quyền, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Qua đây có thể thấy quyền tác giả được bảo hộ theo cơ chế tự động, tức là thời điểm phát sinh quyền là thời điểm bài viết, hình ảnh,...được đăng lên mạng xã hội mà không dựa trên việc đăng ký quyền.

Như vậy, bài đăng trên mạng xã hội của cá nhân, tổ chức có thể được pháp luật bảo hộ quyền tác giả. Các hành vi như sao chép, sửa chữa bài đăng mà chưa được tác giả cho phép được xem là xâm phạm quyền tác giả, có thể bị xử lý theo quy định pháp luật.

  •  610
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…