DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Ai sẽ là Tổng Bí thư vào năm 2016?

>> Điều kiện để làm Thủ tướng năm 2016

Ông Nguyễn Xuân Anh sinh năm 1976 (con trai của nguyên ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Chi), Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976 (con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) lần lượt làm tân Bí thư của Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2015 – 2020. Đây là những lãnh đạo trẻ được Nhân dân đánh giá sẽ có khả năng xây dựng và phát triển Đảng, Đất nước một cách tốt nhất trong thời gian tới.

tổng bí thư

Nguyễn Thanh Nghị (trái), Nguyễn Xuân Anh (phải)

Với những kết quả đã có được trong Đại hội Đảng ở cấp địa phương thì hiện nay Nhân dân cả nước cũng quan tâm vào Đại hội ở cấp Trung ương và đặt ra câu hỏi trong sự mong chờ “Ai sẽ là Tổng Bí thư vào năm 2016?”

Vâng! Câu trả lời chỉ có khi kết quả bầu cử Tổng Bí thư được công bố vào năm sau. Tuy nhiên, sau đây tôi xin đề cập đến Quy trình bầu chọn Tổng Bí thư, để từ đó mọi người có thể “khoanh vùng” và dự đoán được ai sẽ xứng đáng vào vì trí này trong năm 2016.

- Bước 1. Muốn trở thành Tổng Bí thư thì yêu cầu đầu tiên đồng chí phải là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương.

- Bước 2. Đồng chí ứng cử hoặc được đề cử và được bầu vào Bộ Chính trị.

- Bước 3. Được xem xét đánh giá theo trình tự nhất định để được bầu làm Tổng Bí thư.

Điều 26. Bầu Tổng Bí thư

1- Đoàn chủ tịch báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn Tổng Bí thư và dự kiến nhân sự Tổng Bí thư được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước giới thiệu, ý kiến giới thiệu của Bộ Chính trị khóa mới, kết quả giới thiệu nhân sự Tổng Bí thư của Đại hội để hội nghị tham khảo.

2- Họp tổ để thảo luận và tiến hành ứng cử, đề cử.

3- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).

4- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

5- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

P/s: Ở trên chỉ là nội dung khái quát để phần nào mọi người có cái nhìn tổng quan, để biết rõ ràng và chi tiết hơn vui lòng xem tại Quyết định 244-QĐ/TW ngày 09/6/2014.

 

  •  200065
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…