DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

8 điều bật mí về nghề Luật sư

>>>Sự thật về Nghề Luật: "Phũ" nhưng hãy đọc 1 lần

>>>Có nên theo nghề Luật sư tranh tụng hay không

>>>05 Bí kíp trở nên giàu có với nghề luật sư

>>>Nghề Luật sư và những rủi ro tiềm ẩn

1) Luật sư là gì? Luật sư là ai?

Luật sư là một chức danh nghề nghiệp, được công nhận trong xã hội;

Là người kinh qua 4,5 năm để có bằng cử nhận luật và phải trải qua 2 năm từ đào tạo nghiệp vụ – tập sự, đỗ kết quả kiểm tra tập sự đến quá trình cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư theo con đường chính thống. Người muốn hành nghề luật sư phải có chứng chỉ hành nghề luật sư và tham gia đoàn luật sư tại một trong các tỉnh thành.

Luật sư hành nghề có tính chất độc lập nhưng không phải “tự do”. Họ làm việc trong văn phòng luật, công ty luật hoặc hợp đồng lao động với 1 tổ chức/doanh nghiệp ngoài công lập.
Chức danh luật sư không có trong danh sách nhân sự của cơ quan nhà nước; nên nói luật sư hành nghề tự do cũng không sai. Dù vậy, Luật sư chịu sự quản lý và giám sát bởi Đoàn luật sự trực thuộc liên đoàn luật sư Việt Nam.

2) Luật sư làm những công vệc gì?

Luật sư nhận thực hiện các dịch vụ pháp lý (bao gồm hoạt động tố tụng) theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức:

– Tư vấn pháp luật

– Đại diện theo uỷ quyền (có hợp đồng thù lao) các dịch vụ làm thủ tục như: nhận con nuôi, xuất nhập cảnh, sang tên chuyển nhượng GCNQSD đất…

– Tham gia bảo vệ cho bị can, bị hại trong giai đoạn tố tụng (tình nghi,khởi tố, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử..); bào chữa cho bị cáo tại phiên toà (giúp bị cáo làm đơn kháng cáo, đề nghị kháng nghị); trợ giúp pháp lý cho người có quyền và lợi ích bị xâm hại (bị vu khống, bị thôi việc, bị tước giấy phép hành nghề)…

3) Những ai cần đến luật sư?

Bất cứ cá nhân, tổ chức, cơ quan ban ngành hay pháp nhân Việt Nam hoặc nước ngoài nào đều có thể cần đến luật sư Việt Nam nếu muốn trợ giúp pháp lý hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (những gì được pháp luật VN công nhận, đảm bảo thi hành hoặc bảo hộ) của mình tại VN.

4) Lĩnh vực gì luật sư cũng biết và trợ giúp được hết?

Thưa rằng không. Có những luật sư hiểu biết khá tổng quát về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. VD như kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, thể thao, công nghệ, khoa học kỹ thuật, sinh học, môi trường, lịch sử, khí tượng, viễn thông, nghệ thuật, điện ảnh… Đa phần luật sư khi hành nghề chỉ chuyên sau một mảng lĩnh vực pháp lý nào đó. VD như dân sự, hình sự, thương mại, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, hôn nhân gia đình, vị thành niên, luật quốc tế…
Vì thế nếu là một tổ chức hành nghề luật chuyên nghiệp, khi khách hàng cần trợ giúp pháp lý thuộc mảng nào đó, thì tổ chức luật sư sẽ phân công luật sư chuyên trách đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

5) Luật sư tính phí như thế nào với khách hàng?

Luật sư tính phí theo 2 phương thức sau:

Theo vụ việc: LS xem xét mức độ đơn giản hay phức tạp của vụ việc mà khách hàng cần giúp đỡ để tính phí:

+ Vụ án dân sự có phí khác vụ án hành chính; vụ án hôn nhân khác vụ án thương mại
+ Vụ án chỉ bảo vệ trong 1 giai đoạn (tiền tố tụng/trước khi toà thụ lý vụ án – giai đoạn sơ thẩm – giai đoạn phúc thẩm) có phí khác với vụ án bảo vệ trong suốt vụ án đến khi có phán quyết hiệu lực pháp luật cuối cùng (hoặc chỉ sơ thẩm hoặc cả phúc thẩm và giám đốc/tái thẩm)

Theo thời gian: LS tính phí tư vấn trực tiếp theo giờ, hoặc giải quyết vụ việc theo ngày.

>>> Ngoài ra, Nói chung, Mức thù lao được tính theo: nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; thời gian và công sức của luật sư được sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý. Ngoài ra, tuỳ vào uy tín và sự nổi tiếng, kinh nghiệm của mình mà luật sư có những mức phí/thù lao khác nhau. Hoặc thậm chí có những luật sư ra giá tuỳ theo đối tượng khách hàng của mình; hoặc tuỳ theo giá ngạch của vụ án (giá trị tài sản tranh chấp) mà luật sư có mức phí tỷ lệ thuận với giá ngạch. Trong thực tế, mức thù lao của luật sư còn dựa vào các yếu tố như nơi hành nghề (ở thành thị và những khu vực trung tâm hành chính - kinh tế thì thù lao luật sư thường cao hơn các nơi khác); kết quả công việc; tư vấn (ý kiến pháp lý của luật sư chỉ được đưa ra sau khi luật sư bỏ thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và kiểm tra đối với công việc được giao) và một số chi phí hoạt động khác.

6) Khi nào luật sư không lấy phí?

Rất nhiều trường hợp luật sư tư vấn pháp luật miễn phí: Tư vấn qua tương tác mạng xã hội, qua website nội bộ, qua điện thoại riêng; hoặc tại các văn phòng/công ty luật.

Thông thường luật sư tư vấn miễn phí ở trong hai trường hợp sau:
+ Tư vấn cho các cá nhân thuộc diện “yếu thế”: người nghèo/cận nghèo, người khuyết tật, thương binh, người thuộc diện chính sách/có công cách mạng, trẻ em vị thành niên…
+ Tư vấn các vấn đề giản đơn, ít đầu tư công sức, thời gian.

7) Những Luật sư thế nào là Luật sư nổi tiếng?

Hay nói cách khác, để nổi tiếng Luật sư phải làm gì? Để  trở thành Luật sư nổi tiếng khác hẳn với để trở thành Luật sư giỏi. Nổi tiếng có thể là Luật sư giỏi, nhưng thời thế giới phẳng này, để nổi tiếng thì phải làm sao tên tuổi phải được lan tỏa trên cộng đồng mạng, trên phương tiện truyền thông. Để là m được điều này Luật sư cần phải nhận được các vụ việc dễ gây sự chú ý của công chúng. VD: vụ việc nhạy cảm, gây tò mò, gây phẫn nộ, đánh động thị hiếu hoặc làm tan chảy con tim; vụ việc liên quan đến tiêu cực của quan chức nhà nước, của địa phương trọng điểm, của ngành nghề hay bị soi, của giới showbiz, tầng lớp đại gia; vụ việc đang là trào lưu, là sức hút của giới trẻ, là gần gũi thiết thực trên bàn ăn, sân bóng.

Thực tế khách quan và trớ trêu là, Luật sư muốn nổi tiếng phải nhận hoặc tham gia các vụ việc mang tính tiêu cực kèm theo công nghệ lan tỏa từ truyền thông báo chí, sự quảng bá trong các tính năng sharing và connecting trên hệ thông netwwork.

8) Những yếu tố giúp bạn trở thành Luật sư giỏi

Để trở thành một Luật sư giỏi, ngoài những kiến thức pháp lý (luật nội dung- luật hình thức), người Luật sư còn cần phải có những kỹ năng nghề nghiệp vững chắc.

+ Đạo đức nghề nghiệp:

Là một luật sư nói riêng và người làm trong lĩnh vực pháp luật nói chung thì nhất thiết bạn phải có đạo đức - chính trị tốt, luôn trung thành với sự thật. Người ta vẫn ví những người làm trong lĩnh vực tư pháp là những người có thể đổi trắng thay đen, biến một người có tội nặng thành tội nhẹ, tội nhẹ thành vô tội và ngược lại. Cũng có câu ví luật sư như những con rắn có cái lưỡi không xương uốn éo sẵn sàng giối trá. Câu nói này xuất phát từ hiện tượng có không ít người đã vì lợi ích cá nhân mà dám bóp méo sự thật. Những người như vậy không sớm thì muộn cũng sẽ bị pháp luật trừng trị. Nghề nào cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp, tuy nhiên nghề luật là nghề cần thiết hơn cả. Sự trung thực với sự thật, trung thành với luật pháp của những người luật sư sẽ góp phần làm cho xã hội trong sạch hơn.

 + Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề:

 Người ta vẫn thường hay gọi luật sư là các thầy cãi cũng bởi nghề luật là nghề nói, nghề cãi. Vì vậy kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng thuyết phục, diễn giải vấn đề 1 cách khúc chiết luôn là những kỹ năng quan trọng nhất. Hãy thử tưởng tượng xem, trong 1 phiên tòa mà vị luật sư cứ nói ấp a ấp úng, diễn đạt lủng củng, không rành mạch… thì liệu thân chủ của anh ta có bao nhiêu phần trăm thắng cuộc? Để có được những kỹ năng này, bạn cần phải chịu khó rèn luyện ngay từ bây giờ. Hãy tập nói 1 mình trước gương hay cùng 1 vài người bạn tập hợp lại để tranh luận về một vấn đề cùng quan tâm. Bạn cũng có thể tham gia các khóa học về kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. Một điều nữa là trước khi diễn thuyết, bạn nên tìm hiểu thật kỹ vấn đề mình sẽ nói, lên dàn bài cho nội dung mình sẽ nói…

+ Tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán, và tư duy logic:

Bạn cần phân tích các hành vi xảy ra trong vụ kiện, sau đó xâu chuỗi tất cả những hành vi này thành một hệ thống, thấy đâu là nguyên nhân, là điều cốt lõi của vụ kiện hay là một cánh cửa mở để đi theo nó mà thu thập thông tin tiếp. Tất cả những sự tư duy này luôn phải đảm bảo nguyên tắc logic chứ không thể đem cách suy nghĩ cảm tính vào được.Sự hiểu biết về tâm lý con người nói chung và tâm lý tội phạm nói riêng cũng sẽ giúp cho những luật sư dễ dàng tìm ra nguyên nhân của những hành vi phạm tội.

 + Ngoại ngữ

Bên cạnh những điều kiện, kỹ năng trên, bạn cũng cần phải có trình độ ngoại ngữ tốt để có thể làm việc tốt trong thời đại hội nhập ngày nay. Là một luật sự giỏi, bạn hoàn toàn có thể tham gia vào các vụ kiện tụng mang tính chất quốc tế hay các vụ kiện tụng có sự tham gia của người nước ngoài ở Việt Nam. Những vụ như vậy sẽ đem lại cho bạn rất nhiều kinh nghiệm cũng như một khoản thù lao không nhỏ đó. Đừng để rào cản ngôn ngữ mà hạn chế khả năng, cơ hội của mình.

Nguồn: Tổng hợp

 

  •  22849
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…