DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

12 nhiệm vụ phát triển Ngân hàng chính sách xã hội đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 05/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030. Theo đó, Thủ tướng đề ra một số mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:

- Thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù.

- Tăng cường nguồn lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội:

+ Tăng trưởng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bình quân hằng năm khoảng 10%;

+ Cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định, bền vững, hằng năm tăng dần tỷ trọng nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn từ phát hành trái phiếu. 

+ 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp.

+ Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2%/tống dư nợ.

+ Hằng năm ngân sách địa phương ủy thác nguồn vốn để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác chiếm khoảng 15% - 20% tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu lực hệ thống kiểm tra, giám sát.

Theo đó, tại Quyết định 05/QĐ-TTg đề ra 12 nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội:

1.   Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách, các quy định liên quan đến tổ chức, hoạt động tín dụng chính sách xã hội của Ngân hàng Chính sách xã hội.

3. Tập trung nguồn lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội.

4. Triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội được giao.

5. Duy trì và phát huy hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù.

6. Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, giám sát.

7. Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ với các tính năng hiện đại, chi phí hợp lý, phù hợp với đối tượng khách hàng của Ngân hàng Chính sách xã hội.

8. Nâng cao năng lực tài chính đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của Ngân hàng Chính sách xã hội.

9. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực theo hướng chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

10. Nâng cao năng lực quản lý và xử lý nợ rủi ro.

11. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội.

12. Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế và công tác truyền thông của Ngân hàng Chính sách xã hội; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục giải quyết công việc.

Xem chi tiết tại Quyết định 05/QĐ-TTg ngày 04/01/2023.

  •  300
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…