DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

10 quy định cơ bản cho công nhân làm việc trong nhà máy các khu công nghiệp, khu chế xuất theo luật lao động

Hiện nay, người lao động là công nhân làm việc trong nhà máy các khu công nghiệp, khu chế xuất khá nhiều. Để làm rõ hơn các quy định của luật lao động hiện hành cho công nhân bài viết này xin được nêu ra các vấn đề cơ bản nhằm giúp người lao động/ công nhân hiểu rõ hơn  nghĩa vụ của mình theo luật qua đó tuân thủ và chấp hành tốt hơn các quy định của pháp luật, cũng như nâng cao ý  thức về quyền lợi được pháp luật đảm bảo:

1.Quyền của công nhân:

-Làm việc, tự do học nghề, nâng cao trình độ, không bị phân biệt đối xử

- Được hưởng lương phù hợp trình độ và kinh nghiệm

- Gia nhập công đoàn Công ty

2. Nghĩa vụ của công nhân:

- Thực hiện hợp đồng lao động

- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động

- Thực hiện các quy định về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

3. Hợp đồng lao động cho công nhân:

Là thỏa thuận về công việc, tiền lương, tiền công, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ (Điều 15)

Nguyên tắc ký kết hợp đồng lao động: tự nguyện, bình đẳng, trung thực, hợp tác

Khi nhận hợp đồng,  công nhân phải đọc kỹ thông tin và hiểu rõ về các thỏa thuận trên.

4. Thời gian thử việc cho công nhân trong hợp đồng lao động:

-          Không quá 6 ngày làm việc cho công việc đơn giản

-          Không quá 30 ngày cho công việc cần trình độ như công nhân kỹ thuật

-          Không quá 60 ngày cho công việc cần trình độ cao đẳng trở lên

Theo yêu cầu, công nhân phải tham gia đào tạo đầu vào như tay nghề theo chính sách của từng nhà máy

5. Tiền lương và lương OT:

Là khoản tiền nhà máy trả cho công nhân dựa trên công việc và các điều kiện thỏa thuận đã được nêu trong hợp đồng lao động (Đ90)

-          Kỳ hạn trả lương: Công nhân hưởng lương tháng: trả lương tháng 1 lần hoặc nửa tháng 1 lần

Công nhân hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán: trả theo thỏa thuận

-          Nguyên tắc trả lương:

Trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn: không chậm quá 1 tháng và phải trả lãi trả chậm theo lãi suất Ngân hàng trong trường hợp Nhà máy trả chậm lương

-          Tiền lương OT:

Mỗi giờ làm thêm= tiền lương giờ cơ bản *150% (/200% Nghỉ tuần/300% nghỉ lễ) * số giờ OT

 

6. Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi:

 

Thời giờ làm việc:

 

-          Một ngày không quá 8 giờ (theo ngày)

-          Một tuần không quá 10 giờ (theo tuần)

-          Tổng không quá 48 giờ (đ 104)

 

Thời giờ nghỉ ngơi:

 

-          Nghỉ trong giờ làm việc

-          Nghỉ chuyển ca

-          Nghỉ hàng tuần

-          Nghỉ hàng năm

-          Nghỉ hàng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc

 

Nghỉ việc riêng và nghỉ không lương (Đ116):  

 

-          Đám cưới của mình: 03 ngày hưởng lương

-          Đám cưới của con: 01 ngày hưởng lương

-          Đám tang tứ thân phụ mẫu/chồng/vợ/con: 3 ngày hưởng lương

-          Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn: nghỉ 01 ngày nhưng không được hưởng lương.

7. Điều chuyển công việc:

Theo tình hình sản xuất, nhà máy có thể yêu cầu công nhân sang làm công việc mới khác với thông báo bằng văn bản ít nhất 3 ngày làm việc và thời hạn công nhân làm công việc mới là không quá 60 ngày cộng dồn trong năm. Tiền lương của công việc mới tối thiểu phải bằng 85% mức lương của công việc hiện tại.

8. Tạm hoãn hợp đồng khi công nhân thực hiện nghĩa vụ quân sự, công nhân nữ mang thai nếu làm việc sẽ bị ảnh hưởng xấu đến thai nhi, công nhân bị tạm giữ, tạm giam theo pháp luật…

Sau khi hết thời hạn tạm hoãn, trong thời hạn 15 ngày công nhân phải có mặt tại nơi làm việc và nhà máy nhận công nhân vào làm việc (Đ33)

9. Chấm dứt hợp đồng lao động:

Nhà máy:

-          Nhà máy và công nhân thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

-          Giám đốc hay đại diện nhà máy chết hoặc mất tích hoặc bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

-          Nhà máy đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

-          Nhà máy thay đổi cơ cấu, công nghệ, hoặc do sát nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp

Công nhân:

-          Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động

-          Khi công nhân đến tuổi nghỉ hưu ( nam đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi)

-          Công nhân vi phạm pháp luật, bị kết án tù

-          Công nhân bị mất tích hay chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

-          Công nhân bị kỷ luật sa thải

-          Công nhân đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

10. Trợ cấp thôi việc:

Nhà máy có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc là mỗi năm nửa tháng tiền lương cho công nhân đã làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt.

Quy tắc áp dụng:

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc: bằng tổng thời gian công nhân đã làm việc cho nhà máy trừ đi thời gian đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp của công nhân và thời gian làm việc đã được nhà máy chi trả trợ cấp thôi việc.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liên tục trước khi công nhân nghỉ việc.

  •  27873
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…