DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

07 thay đổi về BHXH cho người lao động từ 2020

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Do đó, những thay đổi tăng giảm mức hưởng luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động.

Theo đó từ năm 2020, chính sách về BHXH, BHYT sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt, cụ thể như thế nào, mời các bạn tham khảo bảng sau:

Nội dung so sánh

Hiện hành

Từ 1/1/2020

Sổ BHXH

(khoản 2 Điều 96 Luật BHXH 2014)

- Sử dụng sổ BHXH

- Đến năm 2020, được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.

Hiện đại hóa quản lý BHXH

(khoản 2 Điều 9 Luật BHXH 2014)

- Quản lý thông qua sổ BHXH và ghi nhận qua sổ sách của NLĐ và cơ quan BHXH.

- Đến năm 2020, hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý bảo hiểm xã hội trong phạm vi cả nước 

Tăng tuổi hưởng lương hưu suy giảm khả năng lao động

(khoản 1 Điều 55 Luật BHXH)

Hiện hành: nam đủ 54 tuổi và nữ đủ 49 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên

2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên

Tăng điều kiện hưởng lương hưu

(Căn cứ vào Điểm a Khoản 2 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014).

Hiện hành: Lao động nam nghỉ hưu phải có đủ 17 năm; Nữ là 15 năm đóng bảo hiểm xã hội mới được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Lao động nam nghỉ hưu trong năm 2020 phải có đủ 18 nămNữ là là 15 năm đóng bảo hiểm xã hội mới được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;

Tăng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

(căn cứ điểm e khoản 1 Điều 62 Luật BHXH 2014)

Hiện hành: Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu

Tăng mức lương hàng tháng

(Căn cứ khoản 2 Điều 74 Luật BHXH 2014)

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội, đối với nam là 15 năm, nữ là 15 năm.

Từ năm 2020, của nam là 18 năm, nữ là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại luật này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%

Tăng mức đóng tối đa BHXH tự nguyện

(khoản 1 Điều 87 Luật BHXH 2019)

Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Mức lương cơ sơ hiện hành: 1,49 triệu đồng/ tháng

Mức lương cơ sở từ 1/7/2020, là 1,6 triệu đồng/ tháng.

Tăng 110.000 đồng/1 tháng.

Xem thêm:

>>> Từ 01/7/2020: Những thay đổi về số tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT cần biết

>>> 05 khoản lợi ích dành cho người lao động tăng từ 1/7/2020

  •  8529
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…