DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

05 khoản lợi ích dành cho người lao động tăng từ 1/7/2020

05 khoản lợi ích dành cho người lao động tăng từ 1/7/2020

Tin vui cho người lao động từ 1/7/2020, khi Quốc hội thông qua Nghị quyết tăng mức lương cơ sở tăng từ 1.49 lên 1.6 triệu đồng/ tháng đã kéo theo hàng loạt các khoản trợ cấp tai nạn lao động, nghề nghiệp cho người lao động. Cụ thể như thế nào, mời các bạn tham khảo bài viết sau:

1. Chế độ tử tuất

Căn cứ: Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định về Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cụ thể:

Điều 51. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở”.

Đối tượng

Mức tăng

Thân nhân của người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệ

Từ 01/07/2019 = 1.49 x 36 = 53.64 triệu đồng

Từ 01/7/2020 = 1.6 x 36 = 57.5 triệu đồng

=> Tăng 3.86 triệu đồng

2. Trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động

Căn cứ khoản 2 Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định về người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần, cụ thể:

“2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó”

Đối tượng

Mức tăng

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%

*Suy giảm 5%:

Từ 01/07/2019 = 1.49 x 5 = 7.45 triệu đồng

Từ 01/7/2020 = 1.6 x 36 = 8 triệu đồng

=> Tăng 0.55 triệu đồng

*Suy giảm n%= Mức trợ cấp suy giảm 5% + n (0.5 x mức lương cơ sở)

3. Trợ cấp hằng tháng cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên

Căn cứ Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động  2015 quy định về trợ cấp hằng tháng cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên, cụ thể:

“2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó”

Đối tượng

Mức tăng

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên

*Suy giảm 31%:

Từ 01/07/2019 = 1.49 x 30% = 447.000 đồng

Từ 01/7/2020 = 1.6 x 30 = 480.000 đồng

=> Tăng 33.000 đồng

*Suy giảm n%= Mức trợ cấp suy giảm 31% + n (2% x mức lương cơ sở)

4. Trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

Căn cứ Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

“Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở”

Đối tượng

Mức tăng

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt 2 chi hoặc bị bệnh tâm thần

Từ 01/07/2019 = 1.49 triệu đồng

Từ 01/7/2020 = 1.6 triệu đồng

=> Tăng 110.000 đồng

5. Trợ cấp cho người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp

Căn cứ Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về trợ cấp cho người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp

“Điều 54. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

3. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”

Đối tượng

Mức tăng

Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi

*Mức hưởng 1 ngày:

Từ 01/07/2019 = 1.49 x 30% = 447.000 đồng

Từ 01/7/2020 = 1.6 x 30% = 480.000 đồng

=> Tăng 33.000 đồng

6. Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động

Căn cứ Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc, cụ thể:

“1. Trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý theo quy định tại khoản 8 Điều 38 của Luật này, nếu phải đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí.

“khoản 8 Điều 38 “Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc”

2. Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần”

Đối tượng

Mức tăng

Người sử dụng lao động có lao động phải đào tạo để chuyển đổi nghề

Từ 01/07/2019 = 1.49 x 15 = 22.35 triệu đồng

Từ 01/7/2020 = 1.6 x 15 = 24 triệu đồng

=> Tăng 1.65 triệu đồng

Căn cứ:

- Nghị định 38/2019/NĐ-CP (từ 01/07/2019, mức lương cơ sở là 1.49 triệu đồng/tháng)

- Nghị quyết 86/2019/QH14 (từ 01/7/2020, mức lương cơ sở là 1,6 triệu đồng/ tháng

Xem thêm:

>>> Năm 2020 mức bồi thường thiệt hại trong dân sự tăng vượt bậc?

>>> Từ 01/7/2020: Những thay đổi về số tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT cần biết

  •  3615
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…