DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

04 trường hợp chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề

04 trường hợp chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề

Quyền đối với bất động sản liền kề được định nghĩa tại Điều 245 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS), theo đó đây là quyền được thực hiện trên một bất động sản (bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (bất động sản hưởng quyền).

Với quy định trên, chúng ta thấy rằng quyền đối với bất động sản liền kề không phụ thuộc vào chủ sở hữu bất động sản mà nó gắn liền với bất động sản. Theo đó, nếu chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền hay bất động sản chịu hưởng quyền có thay đổi thì quyền này vẫn tồn tại. Nói cách khác, quyền đối với bất động sản liền kề là quyền của bất động sản này đối với bất động sản kia chứ không phải là quyền của chủ thể này đối với chủ thể kia.

Vậy, những trường hợp nào quyền đối với bất động sản liền kề sẽ bị chấm dứt?

Theo quy định tại Điều 256 Bộ luật dân sự 2015, chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề bị chấm dứt trong các trường hợp:

- Thứ nhất: Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.

Trường hợp bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc sở hữu của cùng một người thì không thể đặt ra vấn đề chủ sở hữu của bất động sản này có quyền yêu cầu chủ sở hữu của bất động sản kia bởi mặc dù là hai bất động sản riêng biệt liền kề nhưng cùng thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của một người. Vì thế, chủ sở hữu đó là người có toàn quyết sử dụng, định đoạt, khai thác bất động sản.

- Thứ hai: Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.

Quyền đối với bất động sản liền kề được phát sinh dựa trên đặc tính tự nhiên của hai thửa đất nhưng bên cạnh đó cũng phải phụ thuộc nhu cầu của các chủ thể. Nếu việc chủ sở hữu bất động sản liền kề không còn nhu cầu hưởng quyền từ việc sử dụng, khai thác bất động sản liền kề thì quyền đối với bất động sản liền kề cũng được chấm dứt.

- Thứ ba: Theo thỏa thuận của các bên.

Về bản chất, quyền đối với bất động sản liền kề phát sinh do nhu cầu đảm bảo quyền lợi của các chủ thể trong việc sử dụng đất. Do đó trường hợp các bên thống nhất thỏa thuận không đặt ra quyền đối với bất sản liền kề thì thỏa thuận đó sẽ được pháp luật tôn trọng miễn hông được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

- Thứ tư: Trường hợp khác theo quy định của luật.

Ngoài các căn cứ đã nêu trên, quyền đối với tài sản có thể chấm dứt theo quy định của pháp luật, đó có thể là việc thông qua: một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là một quy định mở của Bộ luật Dân sự 2015 bởi trong thực tiễn không tránh khỏi trường hợp làm phát sinh những trường hợp mới có thể làm căn cứ chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề khác.

 

  •  6306
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…