DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

04 thay đổi quan trọng tại BLLĐ 2019 so với BLLĐ 2012

Bộ luật lao động 2019 sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2021. Dưới dây là 04 thay đổi quan trọng tại Bộ luật lao động 2019 so với Bộ luật lao động 2012 mà người lao động và người sử dụng lao động cần nắm rõ để bảo vệ quyền lợi của mình tốt hơn!

1. NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước

Khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 quy định 07 trường hợp mà NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước cụ thể như sau:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn;
 
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
 
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
 
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc;
 
e) Đủ tuổi nghỉ hưu trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
 
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Như vậy bên cạnh việc quy định NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do chỉ cần đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước tại khoản 1 Điều 35 thì Bộ luật lao động 2019 đã nêu rõ những trường hợp NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước.

Trong khi đó, tại Điều 37 Bộ luật lao động 2012 quy định trường hợp HĐLĐ xác định thời hạn khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ bắt buộc phải có 01 trong những lý do được nêu tại khoản 1 Điều này, đồng thời NLĐ phải đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước.

2. NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước trong 02 trường hợp

Quy định tại khoản 3 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 quy định trường hợp NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ cụ thể như sau: 

- NLĐ không có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.

- NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
 
3. Tăng tuổi hưu theo lộ trình
 
Theo quy định tại Điều 187 Bộ luật lao động 2012, tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam là 60 tuổi, lao động nữ là 55 tuổi; tuy nhiên, Điều 169 Bộ luật lao động 2019 đã điều chỉnh tuổi nghi hưu theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
 
>>>Xem chi tiết lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu TẠI ĐÂY
 
4. NLĐ có thể được thưởng không chỉ bằng tiền
 
Khoản 1 Điều 104 Bộ luật lao động 2019 đã có thay đổi về quy định thưởng cho NLĐ; cụ thể, khái niệm mà Bộ luật lao động 2019 sử dụng là thưởng thay vì tiền thưởng của Bộ luật lao động 2012:
Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Như vậy, NLĐ ngoài việc có thể được thưởng bằng tiền thì còn có thể được thưởng bằng tài sản hoặc bằng các hình thức khác như được đi du lịch hoặc một đãi ngộ nào đó tùy thuộc vào quyết định của NSDLĐ ăn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ.
 
  •  8634
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…