DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

03 quy định nổi bật hướng dẫn Luật cạnh tranh tại Nghị định 35/2020/NĐ-CP

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh, trong đó nổi bật những nội sau sau đây:

1. Liệt kê rõ ràng những yếu tố xác định thị trường sản phẩm có liên quan

Nếu như tại Điều 9 Luật cạnh tranh 2018 chỉ định nghĩa: “Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.” thì Điều 4 Nghị định đã nêu rõ thêm khái niệm thế nào là hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau. Kèm theo đó là việc liệt kê chi tiết những yếu tố để xác định hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau.

Trường hợp việc xác định những thuộc tính có thể thay thế cho nhau là chưa đủ điều kiện để kết luận về thị trường sản phẩm liên quan thì có thể xem xét thêm 07 yếu tố khác được quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 35/2020/NĐ-CP.

Ngoài ra, Nghị định còn hướng dẫn cụ thể về việc xác định thị trường địa lý có liên quan và thị phần.

2. Có 03 tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh

Điều 18 Nghị định 35/2020/NĐ-CP là một trong những điều khoản hướng dẫn chi tiết Điều 56 Luật cạnh tranh 2018, trong đó nêu rõ những tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh, cụ thể:

“1. Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoặc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thừa nhận.

2. Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp. Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của tình tiết, sự kiện trong văn bản này thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp, giao nộp văn bản xuất trình văn bản gốc, bản chính.

3. Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản mà một bên đưa ra thì bên đưa ra tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản đó không phải chứng minh. Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận hoặc không phản đối của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.”

3. Hướng dẫn chi tiết việc đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Điều 13 Luật cạnh tranh 2018 liệt kê 06 yếu tố làm căn cứ để đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cụ thể:

a) Mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận;

b) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường;

c) Hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc hạn chế năng lực công nghệ;

d) Giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu;

đ) Tăng chi phí, thời gian của khách hàng trong việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;

e) Gây cản trở cạnh tranh trên thị trường thông qua kiểm soát các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực liên quan đến các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.

Do đó, tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP đã có hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn ứng với từng yếu tố nhằm để việc đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được thống nhất, khách quan và chính xác hơn.

*Nghị định 35/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15/05/2020./.

  •  1996
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…