DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

03 Đối tượng được yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường của Quốc hội

Ngày 14/02/2023, UBTVQH Khóa XV đã ban hành Nghị quyết 31/2023/NQ-UBTVQH15 quy định, hướng dẫn một số điều khoản của Nội quy kỳ họp Quốc hội.
 
Cụ thể, về yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường của Quốc hội hiện nay quy định 03 đối tượng được quyền thực hiện bao gồm:
 
03-doi-tuong-duoc-yeu-cau-to-chuc-ky-hop-bat-thuong-cua-quoc-hoi
 
Đối tượng yêu cầu về tổ chức kỳ họp bất thường
 
(1) Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ có yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường
 
Theo đó, Chủ tịch nước, Thủ tướng khi có yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường thì gửi văn bản nêu rõ sự cần thiết, nội dung, thời gian dự kiến tổ chức kỳ họp bất thường kèm theo hồ sơ, tài liệu nếu nội dung đề xuất thuộc trách nhiệm chuẩn bị của mình đến UBTVQH trước 07 ngày tính đến ngày đề xuất tổ chức kỳ họp bất thường.
 
Trừ hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác nhân sự. Thời gian dự kiến tổ chức kỳ họp bất thường phải trước ít nhất là 01 ngày tính đến ngày dự kiến khai mạc kỳ họp thường lệ tiếp theo.
 
(2) Đại biểu Quốc hội có yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường
 
Đại biểu Quốc hội có yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường gửi văn bản nêu rõ sự cần thiết, nội dung, thời gian dự kiến tổ chức kỳ họp bất thường đến UBTVQH. Văn bản yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường có thể do một hoặc nhiều đại biểu Quốc hội cùng yêu cầu, ký tên.
 
UBTVQH chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp các yêu cầu của đại biểu Quốc hội trong khoảng thời gian từ ngày khai mạc kỳ họp gần nhất trước đó đến trước 08 ngày tính đến ngày dự kiến khai mạc kỳ họp thường lệ tiếp theo.
 
Lưu ý: UBTVQH chỉ xem xét, triệu tập kỳ họp bất thường khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu về cùng nội dung.
 
(3) Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường 
 
Trường hợp UBTVQH tổ chức kỳ họp bất thường thì dự kiến nội dung, thời gian tổ chức kỳ họp bất thường để báo cáo Quốc hội.
 
Xử lý yêu cầu về tổ chức kỳ họp bất thường
 
Khi ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình yêu cầu hoặc khi nhận được yêu cầu của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội về việc tổ chức kỳ họp bất thường.
 
Thì UBTVQH có trách nhiệm yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chuẩn bị nội dung và gửi hồ sơ, tài liệu đến Hội đồng Dân tộc và Ủy ban của Quốc hội.
 
Để thẩm tra về nội dung đó và trình UBTVQH hội xem xét, cho ý kiến trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp. Trong yêu cầu, UBTVQH nêu rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
 
Khi thẩm tra hồ sơ, tài liệu trình kỳ họp bất thường, Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm thể hiện rõ quan điểm về điều kiện, chất lượng của hồ sơ, tài liệu. 
 
Trên cơ sở xem xét hồ sơ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền trình, ý kiến thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội, UBTVQH quyết định việc triệu tập kỳ họp bất thường.
 
Xem xét, quyết định nội dung tại kỳ họp bất thường
 
Việc Quốc hội quyết định tổ chức kỳ họp bất thường phải đáp ứng các điều kiện nêu trên còn phải thực hiện theo thủ tục và nội dung, quy tắc, quy định pháp luật hiện hành.
 
- Trình tự, thủ tục tiến hành xem xét, quyết định các nội dung tại kỳ họp bất thường.
 
- Hồ sơ, tài liệu của kỳ họp bất thường.
 
- Thông tin về kỳ họp bất thường được thực hiện theo các quy định về kỳ họp của Luật Tổ chức Quốc hội 2014, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, Nội quy kỳ họp Quốc hội và quy định khác của pháp luật có liên quan.
 
Xem thêm Nghị quyết 31/2023/NQ-UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 15/3/2023.
  •  78
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…