DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

03 điều cần biết về lãi suất khi vay tiền tại ngân hàng

Lãi suất là vấn đề quan trọng trong hợp đồng vay, không ít các trường hợp người vay phải gồng mình trả các khoản lãi. Dưới đây là một số chia sẻ quan trọng giúp bạn lưu ý những vấn đề về lãi suất khi đi vay.

 

 

Thứ nhất về mức lãi suất vay như sau:

Điều 468 BLDS 2015  quy định

- Lãi vay

* Trường hợp 1: Các bên có quyền thỏa thuận về mức lãi suất nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

* Trường hợp 2: Trường hợp có thỏa thuận về lãi nhưng không định rõ mức lãi suất thì khi xảy ra tranh chấp thì lãi suất là 10%

Theo công thức:

Nợ gốc x lãi suất vay đã thỏa thuận x thời hạn hợp đồng vay

- Lãi chậm trả trên nợ gốc: Trường hợp bạn chậm trả lãi theo quy định đã cam kết thì sẽ phải trả thêm lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất đã thỏa thuận ban đầu, theo công thức:

(Nợ gốc x lãi suất vay đã thỏa thuận x thời hạn hợp đồng vay) + 50% mức lãi suất ban đầu

(điểm a, Khoản 5, Điều 466 BLDS 2015)

- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả:

Bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, theo công thức:

Nợ gốc x ( 150% x lãi suất vay theo hợp đồng) x thời gian quá hạn

(điểm b, Khoản 5, Điều 466 BLDS 2015)

>>> Như vậy theo quy định của pháp luật thì người đi vay chỉ phải trả 3 khoản lãi theo quy định trên, trường hợp phát sinh khoản lãi khác sẽ không được chấp nhận

Thứ hai phương thức trả lãi:

- Dư nợ giảm dần: là lãi sẽ chỉ tính trên số tiền thực tế bạn còn nợ, sau khi đã trừ ra phần tiền gốc bạn đã trả trong các tháng trước đó.

- Tính lãi suất trên dư nợ ban đầu: số tiền lãi trả hàng tháng được tính cố định trong suốt thời gian vay.

>>> Cần lưu ý: Với cách tính trên dư nợ ban đầu, mức LS sẽ được duy trì suốt thời gian vay, số tiền trả hằng tháng được cố định mà không cần phải tính toán lại từng tháng. Tuy nhiên, nếu khách chọn phương thức này, mức LS vay phải thật sự thấp hơn nhiều so với dư nợ giảm dần được áp dụng tại cùng thời điểm; đồng thời không nên chọn thời gian vay quá dài. Thời gian vay càng dài đồng nghĩa với số tiền lãi mà khách hàng phải trả càng cao, tỷ lệ lãi trên vốn ở mức khó chấp nhận.

Trường hợp khách chọn vay theo phương pháp tính lãi trên dư nợ giảm dần, số tiền lãi phải trả NH dựa vào số tiền gốc thời điểm đó. Tuy nhiên, người vay gặp phải rủi ro là LS vay sẽ thay đổi vào những tháng sau đó, không thể dự trù được vì NH luôn áp LS theo từng thời điểm thực tế và… có lợi cho NH. Thực tế, thời gian qua có những trường hợp khi khách hàng vay, LS ban đầu chỉ 11 - 12%/năm nhưng sau đó LS lên đến 24 - 25%/năm, dẫn đến tiền lãi trả NH tăng chóng mặt. Một khi lâm vào tình cảnh khó trả nợ, không trả nợ đúng hạn, khách có thể sẽ bị. (Theo chia sẻ của Trưởng phòng quản lý tín dụng cá nhân một NH cổ phần ở TP.HCM)

Thứ ba, cần lưu ý các khoản phạt.

Một ngân hàng chào với mức lãi suất thấp thường đi kèm với khoản phạt rất cao để bù lại khoản lãi thấp mà thường là phạt trả nợ trước hạn.

Với những chia sẻ trên, người vay cần lưu ý các khoản lãi mình phải trả bao gồm những loại lãi nào cũng như mức trần là bao nhiêu đề tránh bị chống lãi và vượt quá mức lãi suất theo quy định. 

  •  31281
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…