DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

02 đối tượng cần lưu ý khi lập di chúc

Chủ thể lập di chúc là mối quan tâm hàng đầu liên quan đến hiệu lực và các vấn đề pháp lý liên quan đến di chúc. Tuy nhiên, ngoài người lập di chúc, thì sự tham gia của 02 đối tượng sau đây có ảnh hưởng rất lớn và quan trọng đến di chúc, đó là:

Người làm chứng

Sự tham gia của người làm chứng để bảo đảm tính khách quan, trung thực và càng khẳng định tính trung thực của di chúc. Về mặt nguyên tắc, người làm chứng có thể xuất hiện trong di chúc theo yêu cầu của người lập di chúc. Tức là chính người lập di chúc tự nguyện đề nghị có người làm chứng, người làm chứng này độc lập và không thể là những người được hưởng di sản theo nội dung của di chúc hoặc người thừa kế của người lập di chúc.

Bên cạnh người làm chứng theo yêu cầu, còn tồn tại người làm chứng mà pháp luật bắt buộc phải có khi lập di chúc (không chỉ Bộ luật dân sự quy định mà cả trong Luật Công chứng cũng quy định). Đó là những trường hợp mà người lập di chúc có sự hạn chế nhất định về sức khỏe, thể chất dẫn tới việc không thể ký hoặc không điểm chỉ được, không đọc được hoặc không nghe được.

               

Sự tham gia của bố, mẹ trong quá trình lập di chúc của con từ đủ 15 đến 18 tuổi

Theo quy định của Bộ luật Dân sự cũng như Luật Hôn nhân và gia đình thì người lập di chúc có thể là người từ đủ 15 đến 18 tuổi (với điều kiện là phải có tài sản riêng) vẫn có quyền lập di chúc, nhưng trong trường hợp này để bảo đảm quyền lợi cho chính người chưa thành niên khi quyết định một vấn đề rất quan trọng, pháp luật yêu cầu sự tham gia của người giám hộ là cha, mẹ vào quá trình lập di chúc, sự đồng ý của cha mẹ cho việc lập di chúc.

Điều này còn được thể hiện trong quy định của Luật Hôn nhân và gia đình đối với việc quyết định “số phận” của những tài sản có giá trị lớn, tài sản đăng ký quyền sở hữu vẫn phải có ý kiến của cha mẹ. Điểm này phải đặc biệt lưu ý trong quá trình lập di chúc của những người chưa đủ 18 tuổi.

Cần đặc biệt lưu ý rằng, cho dù là bố mẹ tham gia với vai trò là người giám hộ (là bố mẹ) cho trường hợp người lập di chúc từ 15 đến 18 tuổi, người làm chứng tham gia làm chứng cho việc lập di chúc thì vấn đề quan trọng nhất là không ai có quyền can thiệp, điều chỉnh hay cản trở việc ghi nhận ý chí của người lập di chúc.

  •  4292
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…