DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mức xử phạt đối với hành vi mua bán người dưới 16 tuổi

Vừa qua, được biết Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng đã phối hợp với Công an tỉnh Cao Bằng đấu tranh thành công chuyên án về hành vi mua bán người dưới 16 tuổi.

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán người ở nước ta diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng. 

Nạn nhân không chỉ là phụ nữ, trẻ em, mà đã xuất hiện tình trạng mua bán nam giới, mua bán trẻ sơ sinh, bào thai, mua bán nội tạng, đẻ thuê.... Trong đó, có nhiều vụ mua bán trẻ sơ sinh, bào thai sang Trung Quốc; mua bán nội tạng; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Đáng chú ý, gần 85% số vụ mua bán người ra nước ngoài, tập trung chủ yếu qua các tuyến biên giới giữa Việt Nam với Campuchia, Lào và Trung Quốc, trong đó, sang Trung Quốc chiếm 75%.

Theo Công ước ASEAN về phòng chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2004, “Buôn bán người” là việc tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa đảo, lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc đưa hay nhận tiền hoặc lợi ích để đạt được sự đồng ý của người có quyền kiểm soát người khác. 

Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ở mức tối thiểu, việc bóc lột mại dâm những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay dịch vụ cưỡng bức, nô lệ hay những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc việc lấy các bộ phận cơ thể. 

Nghiêm cấm hành vi mua bán người

Trước đó, Tại Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP (đã hết hiệu lực) hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi mua bán người; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, có giải thích từ ngữ về hành vi mua bán trẻ em như sau:

““Mua bán trẻ em” là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để trao đổi trẻ em (người dưới 16 tuổi) như một loại hàng hóa; cụ thể là một trong các hành vi sau đây:

- Mua trẻ em để bán lại cho người khác, không phân biệt bán lại cho ai và mục đích của người mua sau này như thế nào;

- Dùng trẻ em làm phương tiện để trao đổi, thanh toán;

- Mua trẻ em để bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc vì mục đích trái pháp luật khác.”

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 3  Luật phòng, chống mua bán người 2011 cũng quy định hành vi mua bán người theo quy định là hành vi bị nghiêm cấm.

Hình phạt đối với tội mua bán người dưới dưới 16 tuổi 

Tại Điều 151 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội mua bán người dưới 16 tuổi như sau:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành Khung hình phạt cao nhất đối với tội này có thể lên đến 20 năm tù hoặc chung thân.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Nạn nhân bị mua bán người được hỗ trợ những gì?

Tại Điều 32 Luật phòng, chống mua bán người 2011 có quy định như sau:

Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35, 36, 37 và 38 của Luật phòng, chống mua bán người 2011 được hưởng các chế độ hỗ trợ sau đây:

- Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại;

- Hỗ trợ y tế;

- Hỗ trợ tâm lý;

- Trợ giúp pháp lý;

- Hỗ trợ học văn hóa, học nghề;

- Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.

Nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35 và 36 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 32.

Người chưa thành niên đi cùng nạn nhân, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34 và 35 của Luật này được hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 32.

Chính phủ quy định chi tiết về các chế độ hỗ trợ; trình tự, thủ tục thực hiện chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân.

Theo đó, nạn nhân của tội phạm mua bán người sẽ được hưởng các chế độ theo quy định như trên.

  •  188
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…