DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước theo thủ tục rút gọn

Theo quy định tại Điều 28, Điều 36, Điều 40 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 thì trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế để lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.

Bước 2. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn như sau:

- Văn bản đề nghị cho ý kiến bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Yêu cầu, mục đích của việc ký kết thỏa thuận quốc tế;

+ Nội dung chính của thỏa thuận quốc tế;

+ Đánh giá tác động của thỏa thuận quốc tế về chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác;

+ Việc tuân thủ các nguyên tắc ký kết thỏa thuận quốc tế; lý do đề nghị áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn.

- Tài liệu chứng minh được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế.

- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.

Bước 3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế theo chủ trương, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Lưu ý: Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến về sự cần thiết ký kết thỏa thuận quốc tế; việc tuân thủ các nguyên tắc ký kết thỏa thuận quốc tế; điều kiện áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, thì Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm kiến nghị Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước.

Hồ sơ trình về việc ký kết thỏa thuận quốc tế bao gồm:

- Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế và vấn đề có ý kiến khác nhau giữa cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến (nếu có), đề xuất về việc ủy quyền ký thỏa thuận quốc tế (nếu có);

- Ý kiến bằng văn bản của cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến;

- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến;

- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.

Việc ký kết thỏa thuận quốc tế được tiến hành sau khi có văn bản đồng ý của Chủ tịch nước.

  •  66
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…