DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

“85% mức lương của công việc đó” theo quy định tại điều 28 BLLĐ 2012 hiểu thế nào cho đúng?

Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật lao động 2012 quy định về Tiền lương trong thời gian thử việc, theo đó: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.

Vậy 85% mức lương của công việc đó phải hiểu như thế nào? Giả sử trong trường hợp 85% mức lương của công việc đó thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì có vi phạm quy định pháp luật về tiền lương hay không?

Theo đó, “mức lương  của công việc đó” được hiểu là mức lương trên thang lương, bảng lương của công ty, mà thang lương, bảng lương này được công ty xây dựng theo nguyên tắc quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP và được áp dụng theo Điều 3 và khoản 1, Điều 5 Nghị định 157/2018/NĐ-CP:

“Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Ví dụ 1: Công ty A hoạt động và đăng ký trụ sở tại vùng I (mức lương tối thiểu vùng I là 4.180.000 đồng quy định tại Điều 3 Nghị định 157/2018/NĐ-CP), Khi công ty A thực hiện tuyển dụng lao động là tạp vụ (đây là công việc không đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề) nên khi thỏa thuận và trả lương với người lao động thì mức lương thấp nhất trả cho người lao động là tạp vụ không được thấp hơn 4.180.000 đồng.

Ví dụ 2: Công ty A hoạt động và đăng ký trụ sở tại vùng I (mức lương tối thiểu vùng I là 4.180.000 đồng quy định tại Điều 3 Nghị định 157/2018/NĐ-CP), Khi công ty A thực hiện tuyển dụng lao động là Cử nhân luật (đây là công việc đòi hỏi người lao động phải tốt nghiệp đại học) nên khi thỏa thuận và trả lương với người lao động thì mức lương thấp nhất trả cho người lao động là cử nhân luật không được thấp hơn: 4.180.000 + (4.180.000 x 7%) = 4.472.600 đồng.

Lưu ý: Công ty hoạt động và đăng ký trụ sở tại vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiếu theo vùng đó, theo danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại Phụ lục Nghị định 157/2018/NĐ-CP.

Như vậy, 85% mức lương của công việc đó được hiểu là mức lương trên thang lương bảng lương được công ty xây dựng theo nguyên tắc và áp dụng theo các quy định nêu trên. Trường hợp, trong thời gian thử việc, 85% mức lương của công việc đó thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nhưng 100% mức lương của công việc đó không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và được áp dụng đúng theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 157/2018/NĐ-CP thì công ty không vi phạm pháp luật về tiền lương.

  •  4260
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…