DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

80 Triệu: Cái giá Samsung phải trả cho hoạt động quảng cáo không lành mạnh

Nếu bạn là tín đồ của điện thoại Samsung thì gần đây có thể thấy được một đoạn quảng cáo điện thoại của Samsung và Iphone, khi Samsung đưa ra hàng loạt những yếu tố lỗi của Iphone như chậm chạp, không chống nước và liên tục gặp sự cố khi tải ứng dụng.

Các bạn có thể truy cập link để xem đoạn quảng cáo:

https://adminplayer.sohatv.vn/embed/100102/?vid=kenh14/pqegyk8nowvsgv1vtdh21gga4jtoo0/2018/05/17/plugin-samsung-galaxy-moving-on-1526573051849-0c469.mp4&autoplay=false&domain=kenh14.vn&pathname=/samsung-vua-doi-mot-gao-nuoc-lanh-vao-apple-voi-video-moi-khoe-galaxy-s9-20180517232439158.chn&_info=209832

Vậy đây có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

Điều 45 Luật cạnh tranh cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo:

1. So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác

2. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;

3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:

a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;

b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;

c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.

4. Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm.

Về bản chất, Samsung hiện tại đang có chổ đứng trên thị trường khi đưa ra sản phẩm mới, Samsung thực hiện việc quảng cáo nhằm thu hút khách hàng về phía mình thông qua hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Về nội dung của đoạn quảng cáo: người xem có thể dễ dàng thấy được sự so sánh cụ thể: khi Iphone hạn chế về cái này thì Samsung lại khắc phục được những hạn chế đó về cùng điều kiện.

Rõ ràng việc thực hiện quảng cáo như vậy có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh khi so sánh trực tiếp hàng hóa thông qua hình ảnh, lời nói, âm thanh khiến người tiếp nhận quảng cáo có thế nhận thức được chất lượng sản phẩm của đối thủ.

Nếu hình thức quảng cáo mang tính tuyệt đối lúc này đã có sự kiểm định, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan độc lập), pháp luật Việt Nam cho phép có thể thực hiện việc so sánh hàng hóa của mình với hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ,.. điều này mặc nhiên có lợi cho người tiêu dùng về nhiều điều. Tuy nhiên, việc làm lệch đi thiên hướng quảng cáo, nguy cơ trở thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh đang là vấn đề cần giải quyết hiện nay.

* Xử phạt hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Được hướng dẫn bởi Điều 33 Nghị định 71/2014/NĐ-CP

Điều 33. Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sau đây:

a) So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;

b) Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng.

2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung: Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.

 

>>> Như vậy, với những đánh giá trên, quan điểm của tôi về hành vi của Samsung đã vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Bạn đọc có những phát hiện nào hay cùng chia sẻ nhé!

 

 

  •  2561
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…