DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

7 chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực từ tháng 5 năm 2021

Chính sách pháp luật đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 5 năm 2021

Chính sách pháp luật đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 5 năm 2021 - Minh họa

Trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, mời bạn đọc cùng DanLuat điểm lại những chính sách pháp luật đáng chú ý sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 5/2021!

1. Bắt đầu triển khai xây dựng lực lượng Công an xã, thị trấn chính quy

Đây là nội dung của Nghị định 42/2021/NĐ-CP quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy được ban hành ngày 31/3/2021 và sẽ có hiệu lực thi hành từ 16/5/2021.

Theo quy định tại Nghị định này, các cơ quan được giao thẩm quyền phải hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy ở các xã, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự trước ngày 30 tháng 6 năm 2021; các xã, thị trấn còn lại trong toàn quốc hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy trước ngày 30 tháng 6 năm 2022.

Xem thêm chi tiết tại bài viết dưới đây:

>>> [MỚI] Nghị định 42/2021/NĐ-CP: Đến 30/6/2022, sẽ hoàn thành việc tổ chức Công an chính quy

2. Thêm Nghị định hướng dẫn Bộ luật Dân sự 2015 (về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ)

Ngày 19/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, Nghị định này thay thế cho Nghị định 163/2006/NĐ-CPNghị định 11/2012/NĐ-CP.

Sau Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm, đây là Nghị định thứ 2 hướng dẫn BLDS 2015.

Nghị định này quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm tài sản bảo đảm; xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (sau đây gọi là biện pháp bảo đảm) và xử lý tài sản bảo đảm.

Đáng chú ý trong đó là hướng dẫn về Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm đối với người thứ ba.

Xem chi tiết tại bài viết dưới đây:

>>> [MỚI] Đã có Nghị định 21/2021/NĐ-CP hướng dẫn BLDS 2015 về Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Nghị định 21 có hiệu lực thi hành từ 15/5/2021.

3. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung hướng dẫn thi hành Luật căn cước công dân

Ngày 29/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2021/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân.

Điểm đáng chú ý trong văn bản này là việc sửa đổi, bổ sung Trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Nghị định 37 sẽ có hiệu lực thi hành từ 14/5/2021.

4. Mức thu phí, lệ phí mới đối với một số hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

Nội dung này được quy định tại Thông tư 25/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam ban hành ngày 7/2/2021 và sẽ có hiệu lực từ 22/5/5021.

Ngoài bảng chi tiết quy định Lệ phí cấp hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu gắn chíp điện tử và hộ chiếu không gắn chíp điện tử), Lệ phí cấp giấy thông hành, Lệ phí cấp giấy phép xuất cảnh, Lệ phí cấp tem AB,… Thông tư còn liệt kê những trường hợp được miễn phí, lệ phí.

Thông tư 25/2021/TT-BTC thay thế Thông tư 219/2016/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 41/2020/TT-BTC.)

Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY.

5. Ban hành quy chế đào tạo trình độ đại học mới

Quy chế này được ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18/3/2021, và sẽ có hiệu lực thi hành từ 3/5/2021.

Một số nội dung nổi bật của văn bản này:

>>> [MỚI] Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT: Ban hành quy chế đào tạo trình độ đại học

>>> Nới lỏng quy định về việc chuyển trường dành cho sinh viên đại học từ năm học 2021-2022

Hiệu lực của Thông tư 08 thay thế các văn bản sau:

Quyết định 25/2006/QĐ-BGDĐT

Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT

Thông tư 57/2012/TT-BGDĐT

Thông tư 06/2017/TT-BGDĐT

Quyết định 22/QĐ-BGDĐT

Thông tư 10/2018/TT-BGDĐT

Thông tư 07/2017/ TT-BGDĐT

Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY.

6. Quy tắc ứng xử dành cho cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân

Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 01/2021/TT-TTCP quy định về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, trong ngành Thanh tra và cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân.

Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/05/2021.

Xem chi tiết tại bài viết dưới đây:

>>> [MỚI] 8 quy tắc ứng xử bắt buộc với MỌI CÁN BỘ, CC, VC trong công tác tiếp công dân

7. Mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Ngày 31/3/2021, Thủ tướng ký ban hành Quyết định 17/2021/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Mức hỗ trợ quy định như sau:

- Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.

- Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghệ thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.

Xem thêm chi tiết về đối tượng được hỗ trợ TẠI ĐÂY.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ 15/5/2021, thay thế cho Quyết định 77/2014/QĐ-TTg

Mời bạn đọc cùng bổ sung, đóng góp ý kiến!

  •  8840
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…