DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

6 điều cần biết về đầu tư trái phiếu

Để hiểu về các hoạt động của trái phiếu, trước hết chúng ta phải hiểu về bản chất của trái phiếu:

>>>> Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.

1.  Đối tượng phát hành

+ Trái phiếu Chính phủ: Nhà đầu tư mua trái phiếu từ chính phủ, đây cũng được hiểu là cho chính phủ vay tiền

+  Trái phiếu công trình: là loại trái phiếu được phát hành để huy động vốn cho những mục đích cụ thể, thường là để xây dung những công trình cơ sở hạ tầng hay công trình phúc lợi công cộng. Trái phiếu này có thể do chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương phát hành.

+ Trái phiếu công ty: Nhà đầu tư mua của các doanh nghiệp là cho doanh nghiệp vay tiền từ hoạt động phát hành trái phiếu

Ngoài ra còn có các trái phiếu khác như: Trái phiếu kho bạc, trái phiếu ngân hàng,…

Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến Trái phiếu Doanh nghiệp.

Trái phiếu luôn là hình thưc huy động vốn hữu hiệu của bất kỳ công ty nào. Nếu cần vốn, công ty có thể phát hành trái phiếu để có những khoản tiền cho vay lớn, lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng

2. Quyền lợi của NĐT:

  NĐT ngoài được trả lại trong thời gian xác định thì khoản nợ gốc đến thời điểm đáo hạn (khi tới thời hạn phải hoàn trả tất cả tiền gốc theo như trong hợp đồng tín dụng (kỳ hạn vay, phân kỳ, số tiền gốc theo hợp đồng tín dụng) thì thời điểm đó gọi là thời điểm tất toán hay đáo hạn))sẽ được trả dứt và nghĩa vụ trả trái phiếu của công ty cũng sẽ kết thúc.

3.  Các loại trái phiếu:

+ Trái phiếu không có bảo đảm: được giới chứng khoán gọi là trái khoán, việc trả lãi và nợ gốc chỉ được đảm bảo bằng tín dụng của công ty phát hành. Nếu công ty làm ăn không thành công, bạn có thể nhận về rất ít lợi nhuận từ khoản đầu tư ban đầu hoặc không nhận được khoản lợi nhuận nào. Loại trái phiếu này sẽ được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có bảo đảm.

+ Trái phiếu có bảo đảm: là trái phiếu được thế chấp bằng tài sản. Điều này có nghĩa là trong trường hợp tổ chức phát hành "không trả được nợ" - hoặc không trả lãi và thanh toán gốc - nhà đầu tư có quyền yêu cầu tài sản của người phát hành cho phép họ lấy lại tiền.

---- Thông thường, trái phiếu có bảo đảm được phát hành bởi các tập đoàn và các đô thị.

4. Ngoài những đặc điểm trên, mỗi đợt trái phiếu được phát hành có thể được gắn kèm theo những đặc tính riêng. Cụ thế như sau:

+  Trái phiếu có thể mua lại: cho phép người phát hành mua lại chứng khoán trước khi đáo hạn khi thấy cần thiết.

+ Trái phiếu có thể bán lại: cho phép người nắm giữ trái phiếu được quyền bán lại trái phiếu cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn

+ Trái phiếu có thể chuyển đổi: cho phép người nắm giữ nó có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thường, tức là thay đổi tư cách từ người chủ nợ trở thành người chủ sở hữu của công ty.

5.  Lợi tức trái phiếu:

+ Tiền lãi định kỳ: thường được trả 1 năm/lần hoặc 6 tháng/lần theo lãi suất cuống phiếu

+ Chênh lệch giá: là phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua trái phiếu.

+ Lãi của lãi: là tiền lãi định kỳ được tái đầu tư ngay, tiền lãi này sẽ sinh ra lãi gọi là lãi tái đầu tư.

BAO GỒM CÁC LỢI TỨC SAU:

+ Lợi tức đáo hạn: tính toán những lơi ích của trái phiếu được giữ cho tói thời kỳ đáo hạn và nhận định những trái phiếu giảm giá sẽ được đầu tư ở mức của lơi tức đáo hạn

+ Lợi tức hiện tại: sử dụng để so sánh lãi suất từ khoản trái phiếu với doanh thu cổ tức do một cổ phiếu cung cấp.

+ Lợi tức danh nghĩa: tỷ lệ lãi suất phải trả trên trái phiếu định kỳ

+ Lợi tức thu hồi: cũng tương tự như lợi tức đáo hạn, trừ khi “đáo hạn” được xem là ngày tiếp theo được mua lại (và giá mua lại) của trái phiếu. Lợi suất thu hồi thường được sử dụng với trái phiếu có thể mua lại được

6. Các rủi ro phải biết:

+ Rủi ro lãi suất: là rủi ro nhà đầu tư phải dự kiến đến. Nếu lãi suất giảm đáng kể, nhà đầu tư phải đối mặt với khả năng thanh toán trước. Nếu lãi suất tăng, nhà đầu tư sẽ bị kẹt với một công cụ có lãi thấp hơn so với lãi thực tế của thị trường

+ Rủi ro tín dụng: là nguy cơ công ty phát hành không có khả năng chi trả đúng hạn. Tức là sẽ không thể chi trả mệnh giá và lãi đúng hạn

+ Rủi ro về tỷ giá: Lưu lượng tiền mặt đồng nội tệ lệ thuộc vào tỷ giá hối đoái và thời điểm thanh toán. Ví dụ, một nhà đầu tư mua trái phiếu dựa vào đơn vị đồng bảng Anh. Nếu đồng bảng Anh mất giá so với đồng USD, thì người đầu tư sẽ nhận được ít USD hơn. Rủi ro ở đây được gọi là rủi ro về tỷ giá hay rủi ro tiền tệ.

+ Rủi ro trả trước: là rủi ro khi một đợt phát hành trái phiếu nào đó được trả sớm hơn dự kiến, thông thường qua điều khoản gọi. Có thể xem đây là tin xấu đối với các nhà đầu tư, bởi vì công ty chỉ có động lực để trả nợ sớm khi lãi suất giảm đáng kể. Thay vì tiếp tục giữ lại một khoản đầu tư lãi suất cao, các nhà đầu tư sẽ ngừng lại để tái đầu tư vốn trong một môi trường lãi suất thấp hơn.

+ Rủi ro thanh toán: là rủi ro mà người phát hành trái phiếu có thể bị vỡ nợ, tức là mất khả năng thanh toán đúng hạn các khoản lãi và vốn gốc của đợt phát hành

  •  4980
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…