DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

56 câu hỏi đáp dành cho khởi nghiệp

Hưởng ứng phong trào khởi nghiệp, mình gửi các bạn danh sách các câu hỏi đáp khởi nghiệp:

1. Tôi đã nghiên cứu thành công phương pháp sản xuất sản phẩm từ một loại cây trồng nông nghiệp nhưng không có đủ vốn để mua máy móc, thiết bị cho dây chuyền sản xuất của mình. Có phương án nào cho tôi?

1. Căn cứ pháp lý:
Luật Doanh nghiệp 2014

Luật Thương mại 2005

2. Ý kiến tư vấn

Theo như nội dung bạn trình bày, chúng tôi hiểu rằng bạn đang gặp vấn đề không có đủ vốn để đầu tư mua máy móc, thiết bị và dây chuyền phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm từ một loại cây nông nghiệp do bạn nghiên cứu. Tuy nhiên, do nội dung bạn trình bày chưa nói rõ quy mô dự kiến bạn sản xuất sản phẩm này như thế nào? Bạn có dự định thành lập doanh nghiệp để sản xuất sản phẩm này hay không? Do đó, chúng tôi không nêu các phương án một cách chi tiết mà chỉ có thể đề xuất một số phương án định hướng chung nhằm giải quyết vấn đề bạn đang thiếu vốn kinh doanh.

Trước hết, theo chúng tôi bạn nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với phương pháp sản xuất sản phẩm nông nghiệp này dưới hình thức bằng độc quyền sáng chế hoặc bí quyết kinh doanh hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ để được pháp luật bảo hộ cho bạn công nghệ sản xuất sản phẩm nông nghiệp này.

Về việc lựa chọn phương án để thực hiện đầu tư sản xuất sản phẩm nông nghiệp này, có nhiều phương án khởi sự để bạn có thể lựa chọn, với mỗi phương án sẽ cần những thủ tục khác nhau và có những ưu nhược điểm khác nhau về mặt thủ tục, thuế doanh nghiệp, mức độ phức tạp khi thực hiện và rủi ro pháp lý. Chúng tôi gửi bạn thông tin ban đầu để bạn tham khảo, để có thể quyết định phù hợp bạn nên dành thời gian nghiên cứu cụ thể cho từng phương án. Các phương án như sau:

Phương án 1: Bạn vay vốn người thân và/hoặc ngân hàng để đầu tư sản xuất sản phẩm nông nghiệp này

Theo phương án này bạn có thể với tư cách cá nhân hoặc thành lập doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông nghiệp để vay vốn từ người thân và/hoặc ngân hàng phục vụ đầu tư máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất.

Nếu vay vốn người thân, bạn bè của bạn, có thể bạn không cần có tài sản thế chấp và mức lãi suất có thể sẽ được “ưu ái” hơn so với lãi suất ngân hàng nhưng có nhược điểm là nguồn vốn có thể không ổn định (VD: người thân của bạn có việc đột xuất cần lấy lại khoản tiền đã cho bạn vay,…) có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bạn.

Nếu bạn muốn sử dụng nguồn vốn ngân hàng thì bạn cần vượt qua các yêu cầu của Ngân hàng để có thể “được tiếp cận” nguồn vốn ổn định này. Thông thường, Ngân hàng sẽ yêu cầu bạn có tài sản thế chấp (VD: Nhà đất, xe cộ,…) và số tiền vay sẽ tùy thuộc vào giá trị tài sản thế chấp của bạn. Bạn cũng nên lưu ý chi phí sử dụng vốn ngân hàng (lãi vay), đây sẽ là gánh nặng chi phí cho hoạt động kinh doanh của bạn. Nếu chọn phương án này, bạn nên làm việc thật kỹ lượng với nhân viên tín dụng ngân hàng để có thể tìm được khoản vay phù hợp với chi phí thấp nhất.

Phương án 2: Bạn hợp tác với đối tác có sẵn nguồn vốn để sản xuất sản phẩm nông nghiệp này

Đối với phương án này chúng tôi lưu ý một số vấn đề sau đây:

a.      Tiêu chí để lựa chọn đối tác: Bạn cần đặt tiêu chí lựa chọn đối tác như: về nguồn lực tài chính; kinh nghiệm trong việc sản xuất sản phẩm tương tự; thế mạnh đối tác trong việc phân phối, bán sản phẩm…

b.      Hình thức hợp tác: bạn và đối tác có thể lựa chọn các hình thức hợp tác sau:

(1)   Hai bên sẽ hợp tác thành lập doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông nghiệp này. Đối với hình thức này, bạn và đối tác cần thỏa thuận thống nhất một số nội dung cơ bản sau:

-          Lựa chọn loại hình doanh nghiệp;

-          Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp;

-          Tài sản góp vốn và định giá tài sản góp vốn: theo đó bạn sẽ góp quyền sở hữu trí tuệ đối công nghệ sản xuất sản phẩm nông nghiệp đã được pháp luật công nhận dưới hình thức bằng độc quyền sáng chế hoặc bí quyết kinh doanh, bạn và đối tác định giá quyền sở hữu trí tuệ có giá trị bao nhiêu tương đương bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ doanh nghiệp thành lập; đối tác góp bằng tiền hoặc nhà máy sản xuất (trong trường hợp đối tác có sẵn nhà máy sản xuất) tương đương bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ doanh nghiệp thành lập…;

-          Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành doanh nghiệp và việc các bên cử người tham gia điều hành, quản lý doanh nghiệp như thế nào.

(2)   Hai bên sẽ hợp tác sản xuất sản phẩm thông qua Hợp đồng hợp tác kinh doanh mà không thành lập doanh nghiệp. Đối với hình thức này, bạn và đối tác cần thỏa thuận thống nhất một số nội dung cơ bản của hợp đồng hợp tác kinh doanh gồm:

-          Điều khoản nội dung hợp tác;

-          Điều khoản thời hạn hợp tác;

-          Điều khoản kế hoạch hợp tác;

-          Điều khoản thành lập, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của ban điều phối  để thực hiện hợp đồng hợp tác (nếu các bên thấy cần thiết);

-          Điều khoản vốn đầu tư và góp vốn đầu tư: bạn sẽ góp quyền sở hữu trí tuệ đối công nghệ sản xuất sản phẩm nông nghiệp đã được pháp luật công nhận dưới hình thức bằng độc quyền sáng chế hoặc bí quyết kinh doanh, bạn và đối tác định giá quyền sở hữu trí tuệ có giá trị bao nhiêu tương đương bao nhiêu phần trăm vốn đầu tư; đối tác góp bằng tiền hoặc nhà máy sản xuất (trong trường hợp đối tác có sẵn nhà máy sản xuất) tương đương bao nhiêu phần trăm vốn đầu tư …. Bạn nên lưu ý vấn đề định giá tài sản góp vốn tại thời điểm hợp tác làm ăn theo đúng các quy định tại Luật Doanh nghiệp, tránh gặp các rủi ro pháp lý sau này.

-          Điều khoản phân chia kết quả hợp tác;

-          Điều khoản quyền và nghĩa vụ của các bên;

-          Điều khoản phân công trách nhiệm nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính nhà nước phát sinh từ hợp đồng hợp tác kinh doanh;

-          Điều khoản trách nhiệm do vi phạm hợp đồng hợp tác;

-          Điều khoản chuyển nhượng hợp đồng hợp tác;

-          Điều khoản về việc chấm dứt hợp đồng;

-          Điều khoản biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng (nếu các bên thấy cần thiết);

-          Điều khoản rõ lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra là Tòa án hay Trọng tài. Trường hợp chọn Trọng tài, bạn lưu ý chỉ rõ là trung tâm trọng tài nào và xét xử theo quy tắc tộ tụng của trung tâm trọng tài nào. Nếu chọn Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (“VIAC”) giải quyết tranh chấp, bạn có thể quy định theo điều khoản trọng tài khuyến nghị của VIAC như sau:

Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

hoặc,

Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

Ngoài ra, các bên có thể bổ sung:

(a) số lượng trọng tài viên là [một hoặc ba].

(b) địa điểm trọng tài là [thành phố và/hoặc quốc gia].

(c) luật áp dụng cho hợp đồng là ……….. (chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài).

(d) ngôn ngữ trọng tài là …. (chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc tranh chấp có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

-          Điều khoản hiệu lực của hợp đồng hợp tác kinh doanh;

Các Điều khoản khác căn cứ vào yêu cầu của các bên khi ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

2. Tôi đang kinh doanh 3 cửa hàng café có tiếng tại Hà Nội. Tôi muốn mở rộng kinh doanh vào khu vực TP Hồ Chí Minh nhưng không có đủ vốn, có phương án nào cho tôi không? Thủ tục như thế nào? Hợp đồng có cần lưu ý gì không?. Thủ tục nhượng quyền như thế nào? Hợp đồng nhượng quyền có những nội dung gì?


1. Căn cứ pháp lý:
Luật Thương mại 2005; 

Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại;

Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn thi hành Nghị định số 72/2006/NĐ-CP,

2. Chúng tôi hiểu rằng bạn muốn mở rộng việc kinh doanh đang phát triển tốt tại Hà Nội vào Tp. HCM nhưng nguồn vốn có hạn, trong trường hợp này, bạn có thể cân nhắc phương án nhượng quyền thương mại, như vậy bạn vừa tận dụng mặt bằng và nguồn lao động của bên đối tác mà vẫn có thể tăng lợi nhuận từ thương hiệu của mình.

Thủ tục khi nhượng quyền kinh doanh cửa hàng cà phê tại Thành phố Hồ Chí Minh?

a. Điều kiện để bạn nhượng quyền kinh doanh cửa hàng cà phê tại Thành phố Hồ Chí Minh

Để được nhượng quyền kinh doanh cửa hàng cà phê tại Thành phố Hồ Chí Minh, doanh nghiệp của bạn (“Bên nhượng quyền”) và Bên nhận nhượng quyền phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

(1) Điều kiện đối với Bên nhượng quyền

Theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 35/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại (“Nghị định 35/2006/NĐ-CP”), điều kiện đối với Bên nhượng quyền phải đáp ứng 2 điều kiện sau:

Doanh nghiệp của bạn phải có hệ thống kinh doanh cửa hàng cà phê đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Sở Công thương nơi doanh nghiệp của bạn đăng ký kinh doanh.

(2) Điều kiện đối với Bên nhận quyền

Theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 35/2006/NĐ-CP, điều kiện đối với Bên nhận quyền thương mại có đăng ký kinh doanh ngành nghề cửa hàng cà phê.

1. Thủ tục nhượng quyền kinh doanh cửa hàng cà phê

(1)   Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

Trước khi nhượng quyền thương mại, doanh nghiệp bạn phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại kinh doanh quán cà phê, cụ thể như sau:

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

- Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-2 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số: 09/2006/TT-BTM ngày 25 tháng 5 năm 2006 (“Thông tư số: 09/2006/TT-BTM”)  ;

- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số: 09/2006/TT-BTM;

- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

- Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;

Thủ tục đăng ký

- Doanh nghiệp của bạn nộp hồ sơ đăng ký tại Sở Công thương nơi doanh nghiệp của bạn đăng ký kinh doanh.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản về việc đăng ký đó.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công thương có văn bản thông báo để Doanh nghiệp của bạn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

(2) Thông báo thay đổi thông tin đăng ký trong hoạt động nhượng quyền thương mại

Khi có sự thay đổi các thông tin đã đăng ký tại: Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Doanh nghiệp của bạn có trách nhiệm thông báo cho Sở Công thương trong thời hạn 30 ngày theo mẫu TB-5 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số: 09/2006/TT-BTM và gửi kèm tài liệu liên quan về những thay đổi đó kể từ ngày có thay đổi các thông tin đã đăng ký.

(3) Cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu

Sau khi được Sở Công thương thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản về việc đăng ký đó, Doanh nghiệp của bạn cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho bên dự kiến nhận quyền; Bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp cho Bên nhượng quyền các thông tin mà Bên nhượng quyền yêu cầu.

(4) Tiến hành ký kết hợp đồng nhương quyền thương mại

Hai bên tiến hành đàm phán thống nhất nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại và ký kết Hợp đồng.

(5) Thông báo về thay đổi quan trọng trong hệ thống nhượng quyền thương mại làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

Trong thời hạn nhượng quyền thương mại, doanh nghiệp của bạn có trách nhiệm thông báo ngay cho tất cả các Bên nhận quyền về mọi thay đổi quan trọng trong hệ thống nhượng quyền thương mại làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền.

3. Hợp đồng nhượng quyền thương mại này cần có nhưng nội dung gì?

a. Theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 35/2006/NĐ-CP, các nội dung chủ yếu của Hợp đồng nhượng quyền thương mại gồm:

- Điều khoản nội dung của quyền thương mại như tên và hình thức của quyền thương mại được chuyển giao (sơ cấp, thứ cấp, độc quyền hay không độc quyền)

- Điều khoản quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.

- Điều khoản quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.

- Điều khoản Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ, thời hạn và phương thức thanh toán.

- Điều khoản thời hạn hiệu lực của Hợp đồng.

- Điều khoản gia hạn, chấm dứt hợp đồng.

- Điều khoản giải quyết tranh chấp.

b. Ngoài các nội dung cơ bản của Hợp đồng nhượng quyền thương mại như nêu trên, trong quá trình thực tiễn ký kết Hợp đồng nhượng quyền thương mại, các bên còn có thể quy định bổ sung thêm các nội dung sau:

- Điều khoản trách nhiệm của các bên đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng;

- Điều khoản quyền sở hữu của các cơ sở nhượng quyền và các tài sản liên quan đến việc thực hiện hợp đồng;

- Điều khoản trách nhiệm vụ nộp thuế và tài chính với nhà nước đối với mỗi bên;

- Điều khoản kế hoạch, tiến độ, thời hạn, địa điểm và phương thức thực hiện;

- Điều khoản tuyển dụng nhân viên; cách ăn mặc và tác phong phục vụ của nhân viên ban hàng;

- Điều khoản cam kết của bên nhượng quyền chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin cung cấp cho bên nhận quyền; 

- Cần lưu ý một số điều khoản không được đưa vào hợp đồng theo quy định về pháp luật cạnh tranh. Đó là:

   + Cấm bên nhận quyền bán sản phẩm hay dịch vụ tương đương với sản phẩm  của Bên nhượng quyền tại cơ sở kinh doanh nhượng quyền, trừ trường hợp điều đó vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền.

Cấm bên nhận quyền tiếp tục sử dụng các kiến thức thu được từ họat động kinh doanh nhượng quyền sau khi chấm dứt hợp đồng, trừ trường hợp các kiến thức này là bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC


3. Tôi sản xuất sản phẩm từ một loại trái cây được trồng tại quê của tôi (tuy cũng không phải là đặc sản) nhưng tôi có thể sử dụng tên địa danh để đặt cho các sản phẩm của mình được không? Tôi đã mất nhiều công sức để nghĩ ra hình thức bao bì sản phẩm đang sử dụng (đẹp mắt và độc đáo), tôi muốn các đối thủ cạnh tranh không được sao chép, làm nhái theo bao bì sản phẩm của tôi. Tôi cần làm gì? Thủ tục như thế nào?


1. Căn cứ pháp lý

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (“Luật Sở hữu trí tuệ 2005”); 

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp (“Nghị định số 103/2006/NĐ-CP”);

- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghê hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP (“Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN”);

2. Nội dung trả lời

Về vấn đề tên sản phẩm/nhãn hiệu sản phẩm:

Theo như thông tin của bạn, chúng tôi hiểu rằng bạn muốn đưa tên quê hương bạn (tên địa danh) vào trong tên sản phẩm mà bạn sản xuất ra và băn khoăn như vậy có phù hợp với quy định của pháp luật không.

Theo quy định tại Tiết g, Điểm 39.3, Tiểu mục 39 quy định Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bạn không được sử dụng tên địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Ví dụ: Một cá nhân hay một doanh nghiệp không thể yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu Đoan Hùng cho sản phẩm bưởi; Bát Tràng cho các sản phẩm gốm, Thanh Hà cho sản phẩm vải thiều, Hưng Yên cho sản phẩm nhãn lồng…

Địa danh chỉ được bảo hộ khi nó được đăng ký dưới dạng chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu tập thể. Trong trường hợp này, chủ đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể phải là một tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp.

Như vậy, với trường hợp của bạn, nếu bạn không thuộc tập thể sở hữu nhãn hiệu tập thể nào hoặc nếu quê hương bạn không được bảo hộ như chỉ dẫn địa lý nào đối với loại trái cây bạn dùng làm nguyên liệu thì khi bạn đưa tên quê hương bạn vào tên của sản phẩm, thì nhãn hiệu sản phẩm của bạn sẽ không thể đăng ký bảo hộ theo pháp luật.

Về vấn đề kiểu dáng bao bì sản phẩm:

Theo như nội dung bạn trình bày, chúng tôi hiểu rằng bạn đang muốn đăng ký bảo hộ cho kiểu dáng bao bì sản phẩm. Theo các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, việc đăng ký bảo hộ cho kiểu dáng bao bì sản phẩm được thực hiện dưới hình thức đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Để kiểu dáng bao bì sản phẩm đăng ký bảo hộ dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp, thì kiểu dáng bao bì sản phẩm của bạn phải đáp ứng các điều kiện và không thuộc đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp, cụ thể:

a. Điều kiện kiểu dáng bao bì sản phẩm của bạn được đăng ký bảo hộ  

Theo Điều 63, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, để được đăng ký bảo hộ kiểu dáng bao bì sản phẩm đáp ứng 03 điều kiện là: Có tính mới; Có tính sáng tạo; Có khả năng áp dụng công nghiệp.

b. Kiểu dáng bào bì sản phẩm không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

Theo Điều 64, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, kiểu dáng bao bì sản phẩm của bạn không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp trong các trường hợp sau đây:

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng;

- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm;

- Kiểu dáng các sản phẩm chỉ có giá trị thẩm mỹ,

3. Thủ tục đăng ký kiểu dáng bao bì sản phầm

a. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng bao bì sản phẩm:

- Bản mô tả đặc điểm, kiểu dáng bao bì;

- Chứng nhận đăng ký kinh doanh (2 bản sao y công chứng);

- Bộ ảnh chụp/bản vẽ theo các hướng: Tổng thể, phía trước, phía sau, bên phải, bên trái, trên xuống, dưới lên;

- Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn trong trường hợp tác giả Kiểu dáng công nghiệp không phải là người nộp đơn;

- Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm được chế tạo theo Kiểu dáng bao bì;

- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của kiểu dáng bao bì và phải phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bộ hình vẽ kiểu dáng bao bì và bao gồm các nội dung sau:

   + Tên sản phẩm hoặc bộ phận sản phẩm mang kiểu dáng bao bì

   + Chỉ số Phân loại Kiểu dáng công nghiệp Quốc tế (theo Thoả ước Locarno)

   + Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp

   + Liệt kê ảnh chụp hoặc hình vẽ kiểu dáng bao bì

   + Bản chất của kiểu dáng bao bì, trong đó cần nêu rõ đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng bao bì yêu cầu bảo hộ khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.

Quyền ưu tiên dành cho người nộp đơn sớm nhất trong số những người nộp đơn cho cùng một Kiểu dáng công nghiệp.

b. Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng;

- Qua bưu điện.

c. Thời hạn giải quyết:

- Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;

- Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;                                                   

- Thẩm định nội dung: 06 tháng từ ngày công bố đơn.

d. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

4. Tôi sản xuất được các sản phẩm chế biến từ cây nông nghiệp (các loại măng nứa, măng lưỡi bò, măng tươi đã qua sơ chế). Tôi muốn đưa các sản phẩm vào bán tại các siêu thị theo hình thức gửi bán. Hợp đồng của tôi cần lưu ý gì?

 

Căn cứ vào nội dung bạn hỏi, theo chúng tôi bạn và siêu thị có thể đàm phán ký kết Hợp đồng gửi bán hàng hóa với mục đích bạn gửi hàng hóa để siệu thị bán hộ và trả phí bán hàng cho siệu thị. Khi đàm phán Hợp đồng gửi bán hàng hóa, bạn cần phải lưu ý các vấn đề sau đây:

-      Đối tượng hợp đồng: bạn và siêu thị cần phải quy định rõ nội dung gửi bán hàng hóa như: tên hàng hóa; số lượng hàng hóa; mức giá hàng hóa bán cho người mua; hàng hóa bán ra phải thu tiền ngay hay được bán chịu;

-      Thời hạn hợp đồng;

-      Mức phí bán hàng bạn trả cho siêu thị: bạn cần phải quy định rõ cách tính phí theo cách thức nào: khoán trả theo số lượng hàng hóa bán ra; hay trả theo mức phí cố định; hoặc áp dụng cả hai cách thức trả phí cố định và hưởng thêm phí căn cứ vào số lượng hàng hóa bán ra; phương thức và thời hạn thanh toán phi bán hàng.

-      Địa điểm và quy cách giao nhận hàng: cần phải quy định rõ địa điểm giao nhận hàng ở đâu; quy cách đóng gói hàng khi giao; chi phí giao nhận hàng sẽ do bên nào thanh toán;

-      Địa điểm bày bán hàng và treo bảng biển hiệu: cần phải quy định rõ địa điểm bày bán hàng hóa trong siệu thị tại vị trí nào? Bạn có được treo biển hiểu tại địa điểm bày bán hàng hóa không?

-      Chịu rủi ro về hàng hóa: cần phải quy định rõ các trường hợp, thời điểm mỗi bên chịu rủi ro về hàng hóa.

Ví dụ:

+  Bạn chịu mọi rủi ro về hàng hóa như hư hỏng, mất mát…. cho đến thời điểm hoàn tất việc giao hàng cho siêu thị.

+  Siêu thị chịu mọi rủi ro về hàng hóa như hư hỏng, mất mát…kể từ thời điểm nhận bàn giao hàng hóa từ bạn.

-      Quy định về thu hồi hàng hóa áp dụng trong các trường hợp: do khách hàng trả lại; siêu thị trả lại và bạn đề nghị thu hồi.

-      Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên.

-      Quy định rõ về việc phạt vi phạm hợp đồng (nếu hai bên thấy cần thiết) và bồi thường thiệt hại.

-      Quy định rõ các trường hợp chấm dứt hợp đồng.

-      Quy định rõ lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra là Tòa án hay Trọng tài. Trường hợp chọn Trọng tài, bạn lưu ý chỉ rõ là trung tâm trọng tài nào và xét xử theo quy tắc tộ tụng của trung tâm trọng tài nào. Nếu chọn Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (“VIAC”) giải quyết tranh chấp, bạn có thể quy định theo điều khoản khuyến nghị của VIAC như sau:

Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

hoặc,

Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

Ngoài ra, các bên có thể bổ sung:

(a) số lượng trọng tài viên là [một hoặc ba].

(b) địa điểm trọng tài là [thành phố và/hoặc quốc gia].

(c) luật áp dụng cho hợp đồng là ……….. (chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài).

(d) ngôn ngữ trọng tài là …. (chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc tranh chấp có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

-      Quy định về thời hạn và hiệu lực của hợp đồng;

-      Các quy định khác căn cứ vào yêu cầu của hai bên khi ký kết hợp đồng.

Ngoài ra, bạn nên lưu ý nghiên cứu thêm các chính sách chạy khuyến mại/chính sách tăng doanh thu đang áp dụng tại siêu thị để đưa thêm một số điều khoản để siêu thị cùng có trách nhiệm quảng cáo, thúc đẩy doanh thu sản phẩm của bạn tại siêu thị.

Ví dụ: Số lần được bày tại kệ giữa siêu thị trong tháng, hình thức tham gia vào các chương trình khuyến mại của siêu thị, tham gia vào các chiến dịch quảng bá của siêu thị (cho hình ảnh vào các broucher phát tới các hộ gia đình, chạy promotion hàng tháng/hàng quý,…)

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC


5. Tôi kinh doanh muối bột nghệ và rượu nghệ hạ thổ và đã xây dựng được uy tín riêng của mình. Tôi có thể sử dụng hình ảnh cá nhân tôi hoặc hình ảnh khách hàng đã dùng sản phẩm của tôi và có hiệu quả để quảng cáo cho sản phẩm/và cửa hàng của mình trên băng rôn, tờ tơi, biển hiệu không?


1. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 (“Bộ luật dân sự 2005”);

- Luật quảng cáo 2012 số 16/2012/QH13ngày 21 tháng 6 năm 2012 (“Luật quảng cáo 2012”);

- Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo (“Nghị định 158/2013/NĐ-CP”).
2. Nội dung trả lời
Theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Dân sự 2005 có hiệu lực đến ngày 31/12/2016 thì việc sử dụng hình ảnh của bất kỳ cá nhân nào phải được người đó đồng ý trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.  Bên cạnh đó, Khoản 8, Điều 8 của Luật Quảng cáo 2012 cũng có quy định về những hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo: “Điều 8. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo ................... 8. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.”

Như vậy, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân để quảng cáo phải được sự đồng ý của cá nhân đó. Nếu không có sự đồng ý của họ mà vẫn sử dụng là hành vi vi phạm quy định pháp luật, trừ những trường hợp vì mục đích quốc gia, dân tộc và công cộng.

Vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng hình ảnh của cá nhân bạn để quảng cáo cho sản phẩm của mình, còn với hình ảnh của khách hàng thì bạn chỉ được sử dụng sau khi đã xin phép và được khách hàng đồng ý. Để có thể sử dụng hình ảnh của khách hàng, bạn cần xin phép khách hàng trước khi chụp hình, quay phim và trao đổi rõ để khách hàng biết được mục đích sử dụng hình ảnh của bạn. Trường hợp được khách hàng đồng ý, bạn chỉ được sử dụng hình ảnh của họ vào đúng mục đích họ đã được thông báo, không được dùng cho mục đích khác.

Trường hợp nếu bạn cố tình sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác để quảng cáo cho sản phẩm/chuỗi cửa hàng khi chưa được cá nhân đó đồng ý, thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng theo Khoản 3 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Bên cạnh đó còn bị buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo theo Khoản 7 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Ngoài ra, cá nhân này có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của mình theo quy định tại Điều 611 theo Bộ luật Dân sự 2005. Quy định mới của Bộ luật Dân sự 2015 tại Khoản 3, Điều 32 Quyền của cá nhân đối với hình ảnh, thì cá nhân đó có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc bạn phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, bạn cũng nên thỏa thuận với khách hàng về thời hạn sử dụng hình ảnh của khách hàng nếu bạn muốn sử dụng hình ảnh này lâu dài. Nếu không có thỏa thuận rõ ràng về thời hạn sử dụng, khách hàng có thể yêu cầu bạn gỡ bỏ hình ảnh của họ bất cứ lúc nào.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

6. Tôi trước đây có thời gian làm việc cho một số chuỗi cửa hàng thời trang và nhờ đó tôi có thu thập được thông tin và số điện thoại của khoảng 10.000 khách hàng. Nay, tôi đã mở được một cửa hàng quần áo của mình, tôi có thể sử dụng danh sách điện thoại này để gửi tin nhắn quảng cáo cho cửa hàng của tôi được không? Có cách nào để tôi thực hiện được việc quảng cáo tận dụng thông tin trên của tôi không?


1. Căn cứ pháp lý
- Luật quảng cáo 2012 số 16/2012/QH13ngày 21 tháng 6 năm 2012 (“Luật quảng cáo 2012”);

- Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo (“Nghị định 158/2013/NĐ-CP”).

2. Nội dung trả lời
Về cầu hỏi, bạn có thể sử dụng danh sách điện thoại (khoảng 10.000 khách hàng do bạn thu thập được thông tin) để gửi tin nhắn quảng cáo cho cửa hàng của bạn không? chúng tôi xin được trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 24 Quảng cáo trên phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác của Luật quảng cáo 2012, bạn chỉ được gửi tin nhắn quảng cáo trên điện thoại với điều kiện người nhận đồng ý cho bạn gửi tin nhắn trước khi nhận được tin nhắn quảng cáo của bạn. Trường hợp, người nhận không đồng ý trước, bạn không được gửi tin nhắn quảng cáo cho các số điện thoại này.

Ngoài ra, cần lưu ý sau khi được người nhận đồng ý cho bạn gửi tin nhắn, khi thực hiện gửi tin nhắn quảng cáo, bạn cần biện pháp bảo đảm cho người nhận có khả năng từ chối quảng cáo; phải chấm dứt ngay việc gửi tin nhắn nếu người nhận thông báo từ chối quảng cáo và không được thu phí dịch vụ đối với thông báo từ chối của người nhận.

Trường hợp nếu bạn cố tình gửi tin nhắn quảng cáo khi chưa được người nhận đồng ý trước, thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng theo Khoản 1 Điều 56 Vi phạm quy định về quảng cáo trên phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác của Nghị định 158/2013/NĐ-CP.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

 

7. Tôi muốn lập website để kinh doanh và muốn ký hợp đồng thuê máy chủ để quản trị và lưu trữ thông tin, dữ liệu trên website. Hợp đồng này có những nội dung gì?


Về câu hỏi của bạn, Hợp đồng thuê máy chủ cần có những nội dung gì, với kinh nghiệm soạn thảo hợp đồng cho nhiều khách hàng trong thời gian qua, theo chúng Hợp đồng thuê máy chủ này cần có nhưng nội dung sau đây:

-      Chủ thể của hợp đồng;

-      Ngày ký kết hợp đồng;

-      Đối tượng hợp đồng: bạn và đối tác cần phải quy định rõ: nội dung thuê là thuê máy chủ; thông số kỹ thuật và cấu hình của máy chủ; việc vận hành máy chủ; địa điểm đặt máy chủ; các cơ sở vật chất đi kèm theo máy chủ như bộ lưu điện (UPS) có thời gian lưu điện bao lâu, Điện máy nổ dự phòng như thế nào, nơi đặt máy chủ có điều hòa nhiệt độ; Hệ thống tường lửa; Địa chỉ IP (giao thức Internet) tĩnh; Băng thông trong nước; Băng thông quốc tế….

-      Thời hạn thuê;

-      Giá cả và phương thức thanh toán: hai bên thống nhất giá cả, thời hạn và phương thức thanh toán phí thuê máy chủ;

-      Quy định lưu giữ, bảo vệ, sao chép và phục hồi dữ liệu trên máy chủ;

-      Quy định trách nhiệm bảo mật dữ liệu của bên cung cấp máy chủ;

-      Quy định về quyền sở hữu, quyền sở hữu trí tuệ đối dữ liệu trên máy chủ thuộc về bạn;

-      Quy định về việc hỗ trợ kỹ thuật, xử lý lỗi phát sinh từ máy chủ như: chia mức độ lỗi thành các cấp độ khác nhau kèm theo đó thời gian bên cung cấp dịch vụ máy chủ phải tiến hành hỗ trợ kỹ thuật, xử lý lỗi;

-      Quy định quyền và trách nhiệm của mỗi bên;

-      Quy định phạt vi phạm hợp đồng (nếu các bên thấy cần thiết) và bồi thường thiệt hại;

-      Quy định sự kiện bất khả kháng;

-      Quy định gửi thông báo giữa hai bên;

-      Quy định chuyển nhượng hợp đồng;

-      Quy định về việc chấm dứt hợp đồng;

-      Quy định rõ lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra là Tòa án hay Trọng tài. Trường hợp chọn Trọng tài, bạn lưu ý chỉ rõ là trung tâm trọng tài nào và xét xử theo quy tắc tộ tụng của trung tâm trọng tài nào. Nếu chọn Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (“VIAC”) giải quyết tranh chấp, bạn có thể quy định theo điều khoản khuyến nghị của VIAC như sau:

Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

hoặc,

Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

Ngoài ra, các bên có thể bổ sung:

(a) số lượng trọng tài viên là [một hoặc ba].

(b) địa điểm trọng tài là [thành phố và/hoặc quốc gia].

(c) luật áp dụng cho hợp đồng là ……….. (chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài).

(d) ngôn ngữ trọng tài là …. (chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc tranh chấp có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

-      Quy định về thời hạn và hiệu lực của hợp đồng;

Các quy định khác căn cứ vào yêu cầu của hai bên khi ký kết hợp đồng.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

8. Tôi kinh doanh một trang bán hàng trực tuyến và đang có nhu cầu thuê một công ty làm dịch vụ vận chuyển, giao hàng cho khách hàng. Hợp đồng với bên dịch vụ vận chuyển này có nên lập như thế nào? Có lưu ý gì?


Theo như nội dung bạn trình bày, chúng tôi hiểu rằng bạn muốn ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa với công ty làm dịch vụ vận chuyển, giao hàng với mục đích công ty nhận hàng từ bạn giao hàng cho khách hàng của bạn mua hàng trực tuyến. Vậy, theo chúng tôi Hợp đồng này cần có nội dung như sau:

-      Chủ thể của hợp đồng;

-      Ngày ký kết hợp đồng;

-      Điều khoản đối tượng hợp đồng: bạn và đối tác cần phải quy định rõ: nội dung vận chuyển hàng hóa như: các loại hàng hóa vận chuyển; tính chất hàng hóa; phương tiện vận chuyển hàng hóa…..;

-      Điều khoản phí vận chuyển và phương thức thanh toán: hai bên thống nhất phí vận chuyển, thời hạn và phương thức thanh toán. Bạn phải lưu ý vì đặc thù công việc của bạn bán hàng qua mạng nên địa điểm giao hàng không cố định, loại hàng hóa đa dạng, do đó bạn phải lựa chọn một số tiêu chí nhất định làm căn cứ tính phí như khối lượng mỗi lần vận chuyển; phạm vi vận chuyển như nội thành hay ngoại thành, trong tỉnh hay ngoại tỉnh. Phí vận chuyển đã bao gồm chi phí bốc, xếp lên phương tiện vận chuyển và xuống hàng tại điểm giao nhận hay chưa?

-      Điều khoản thời điểm vận chuyển, địa điểm nhận hàng và giao hàng: như trên chúng tôi đã đề cập nêu trên do đặc thù công việc của bạn nên trong hợp động cần quy định rõ thời điểm vận chuyển, địa điểm nhận hàng và giao hàng theo chỉ định của bạn từng lần vận chuyển; ngoài ra, cũng cần quy định rõ cách thức liên lạc giữa người vận chuyển thực tế và khách nhận hàng, trách nhiệm của bạn và/hoặc bên vận chuyển khi không thể giao hang (do không liên lạc được với khách hàng). Các quy định càng chi tiết và rõ ràng thì sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro sau này trong quá trình hai bên thực hiện hợp đồng trên thực tế.

-      Điều khoản quy cách hàng hóa khi vận chuyển;

-      Điều khoản quy cách hàng giao: Hàng giao phải đảm bảo nguyên vẹn theo quy cách hàng hoá lúc giao nhận tại nơi nhận hàng; không bị bóp méo, dập nát, gãy, vỡ, biến dạng hoặc thiếu hụt;

-      Điều khoản chịu rủi ro về hàng hóa khi vận chuyển: cần phải quy định rõ các trường hợp, thời điểm mỗi bên chịu rủi ro về hàng hóa;

      Ví dụ:

+  Bạn chịu mọi rủi ro về hàng hóa như hư hỏng, mất mát…. cho đến thời điểm hoàn tất việc giao hàng cho bên vận chuyển.

+  Bên vận chuyển chịu mọi rủi ro về hàng hóa như hư hỏng, mất mát…kể từ thời điểm nhận bàn giao hàng hóa do bạn bàn giao cho đến khi hoàn tất bàn giao cho khách hàng của bạn.

-      Điều khoản trách nhiệm mua bảo hiểm: Cần quy định rõ bên nào trách nhiệm mua bảo hiểm vận chuyển hàng hóa;

-      Điều khoản trách nhiệm xếp, dỡ hàng thuộc về bên nào;

-      Điều khoản về giấy tờ cho việc vận chuyển hàng hóa;

-      Điều khoản quyền và trách nhiệm của mỗi bên;

-      Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng (nếu các bên thấy cần thiết) và bồi thường thiệt hại;

-      Điều khoản sự kiện bất khả kháng;

-      Điều khoản gửi thông báo giữa hai bên;

-      Điều khoản chuyển nhượng hợp đồng;

-      Điều khoản về việc chấm dứt hợp đồng;

-      Điều khoản biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng (nếu các bên thấy cần thiết);

-      Điều khoản rõ lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra là Tòa án hay Trọng tài. Trường hợp chọn Trọng tài, bạn lưu ý chỉ rõ là trung tâm trọng tài nào và xét xử theo quy tắc tộ tụng của trung tâm trọng tài nào. Nếu chọn Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (“VIAC”) giải quyết tranh chấp, bạn có thể quy định theo điều khoản khuyến nghị của VIAC như sau:

Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

hoặc,

Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

Ngoài ra, các bên có thể bổ sung:

(a) số lượng trọng tài viên là [một hoặc ba].

(b) địa điểm trọng tài là [thành phố và/hoặc quốc gia].

(c) luật áp dụng cho hợp đồng là ……….. (chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài).

(d) ngôn ngữ trọng tài là …. (chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc tranh chấp có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

-      Điều khoản về thời hạn và hiệu lực của hợp đồng;

Các Điều khoản khác căn cứ vào yêu cầu của các bên khi ký kết hợp đồng này.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC


9. Tôi có ý tưởng thành lập một website chợ trực tuyến. Các cá nhân, tổ chức kinh doanh có thể đăng ký với tôi để tạo tài khoản đăng thông tin bán hàng trên website của tôi. Công ty tôi sẽ chịu trách nhiệm quản trị website và điều phối đơn hàng. Hợp đồng của tôi với các tổ chức, cá nhân tham gia website của tôi cần những nội dung gì?


Như nội dung bạn trình bày, chúng tôi hiểu rằng Công ty bạn có ý tưởng lập một website để mở sàn giao dịch thương mại điện tử phục vụ cho các tổ chức, cá nhân khác thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Khi các tổ chức, cá nhân giao dịch, bán hàng trên đó phải ký kết hợp đồng với Công ty bạn, bạn muốn hỏi hợp đồng này cần nhưng nội dung gì?

Theo nội dụng của quy định tại Mục 2, Chương 3 của Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013, hợp đồng dịch vụ ký giữa Công ty bạn với tổ chức, cá nhân gồm các nội dung như sau:

- Chủ thể của hợp đồng;

- Ngày ký kết hợp đồng;

- Điều khoản đối tượng hợp đồng: quy định về việc Công ty bạn cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử để cho các tổ chức, cá nhân bán hàng, dịch vụ trên đó; tên trang website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại; loại tài khoản là tài khoản Vip hay tài khoản bình thường (nếu sàn giao dịch thương mại của bạn phân các loại tài khoản khác nhau)…

- Điều khoản phí dịch vụ, thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán người bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử phải thanh toán cho Công ty bạn.

- Điều khoản trách nhiệm của người bán bao gồm các quy định sau:

   + Quy định yêu cầu người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp thông tin: Tên và địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc tên và địa chỉ thường trú của cá nhân; Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức, hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân; Số điện thoại hoặc một phương thức liên hệ trực tuyến khác; Thông tin về tài khoản ngân hàng….;

   + Quy định về loại hàng hóa giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử phải được phép kinh doanh, lưu hành và không thuộc trường hợp cấm kinh doanh, cấm quảng cáo theo quy định của Pháp luật;

   + Quy định yêu cầu người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp thông tin và đảm bảo các thông tin về hàng hóa, dịch vụ để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc mua hàng, dịch vụ;

   + Quy định người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp thông tin và đảm bảo các thông tin toàn bộ các phương thức thanh toán áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ theo đó giải thích rõ ràng, chính xác để người mua có thể hiểu và lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp;

   + Quy định yêu cầu người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định 52/2013/NĐ-CP khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử;

   + Quy định yêu cầu người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử;

   + Quy định yêu cầu người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

   + Quy định yêu cầu người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm bảo hành, bào trì đối với hàng hóa, dịch vụ bán ra.

   + Quy định yêu cầu người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử phải đảm bảo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các điều khoản quy định tại Quy chế hoạt động của sản giao dịch thương mại điện tử do Công ty bạn ban hành.

   + Quy định yêu cầu người bán tuân thủ cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Khi khách hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử phát sinh mâu thuẫn với người bán hoặc bị tổn hại lợi ích hợp pháp, phải cung cấp cho khách hàng thông tin về người bán, tích cực hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

- Điều khoản về trách nhiệm của Công ty bạn gồm các quy định sau:

   + Quy định về việc Công ty bạn phải xây dựng và công bố công khai trên website quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Điều 38 Nghị định 52/2013/NĐ-CP; theo dõi và bảo đảm việc thực hiện quy chế đó trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

   + Quy định về việc Công ty bạn có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử được thực hiện chính xác, đầy đủ.

   + Quy định về việc Công ty bạn có trách nhiệm lưu trữ thông tin đăng ký của các người bán tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử và thường xuyên cập nhật những thông tin thay đổi, bổ sung có liên quan.

   + Quy định về việc Công ty bạn có trách nhiệm thiết lập cơ chế cho phép người bán tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện được quy trình giao kết hợp đồng theo quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định 52/2013/NĐ-CP nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến.

   + Quy định về việc Công ty bạn áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của người bán và thông tin cá nhân của người tiêu dùng.

   + Quy định về việc Công ty bạn có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

   + Quy định về việc Công ty bạn có quyền hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật, cung cấp thông tin đăng ký, lịch sử giao dịch và các tài liệu khác về đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

   + Quy định về việc Công ty có quyền công bố công khai cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Khi khách hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử phát sinh mâu thuẫn với người bán hoặc bị tổn hại lợi ích hợp pháp, phải cung cấp cho khách hàng thông tin về người bán, tích cực hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng (nếu các bên thấy cần thiết) và bồi thường thiệt hại;

- Điều khoản sự kiện bất khả kháng;

- Điều khoản gửi thông báo giữa hai bên;

- Điều khoản chuyển nhượng hợp đồng;

- Điều khoản về việc chấm dứt hợp đồng;

- Điều khoản lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra là Tòa án hay Trọng tài. Trường hợp chọn Trọng tài, Công ty bạn lưu ý chỉ rõ là trung tâm trọng tài nào và xét xử theo quy tắc tộ tụng của trung tâm trọng tài nào. Nếu chọn Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (“VIAC”) giải quyết tranh chấp, Công ty bạn có thể quy định theo điều khoản khuyến nghị của VIAC như sau:

Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

hoặc,

Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

Ngoài ra, các bên có thể bổ sung:

(a) số lượng trọng tài viên là [một hoặc ba].

(b) địa điểm trọng tài là [thành phố và/hoặc quốc gia].

(c) luật áp dụng cho hợp đồng là ……….. (chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài).

(d) ngôn ngữ trọng tài là …. (chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc tranh chấp có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

- Điều khoản về thời hạn và hiệu lực của hợp đồng;

- Các Điều khoản khác căn cứ vào yêu cầu của các bên khi ký kết hợp đồng này.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

10. Tôi kinh doanh chuỗi cửa hàng café, nguồn nguyên liệu thu mua tập trung ở 1 địa phương. Tôi muốn giám sát chặt quy trình thu hoạch và sơ chế nguyên liệu do nông dân thực hiện và chỉ nhận café nguyên liệu được thu hoạch và sơ chế đúng quy trình, đạt tiêu chuẩn. Tôi cần lưu ý gì khi ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu?


Theo như nội dung bạn trình bày, chúng tôi hiểu rằng bạn kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê. Để có nguồn cung cấp cà phê cho cửa hàng này, bạn dự định sẽ ký kết Hợp đồng cung cấp nguyên liệu cà phê với những người nông dân ở một địa phương nhất định với điều kiện cà phê nay phải được thu hoạch và sơ chế đúng quy trình đạt tiêu chuẩn bạn yêu cầu. Vậy, theo chúng tôi Hợp đồng cung cấp nguyên liệu cà phê này bạn cần phải lưu ý những nội dung như sau:

- Trước hết bạn cần xây dựng Quy trình chuẩn về việc thu hoạch và sơ chế cà phê nhằm quy định rõ các nội dung: giống cây cà phê trồng thuộc loại nào; quy trình chăm sóc cây phê; quy trình thu hoạch cà phê; quy trình sơ chế, đóng gói và bảo quản cà phê sau khi sơ chế đến thời điểm giao cà phê cho bạn; quy định chất lượng cà phê.... Sau khi có Quy trình chuẩn về việc thu hoạch và sơ chế cà phê, bạn sẽ quy định Quy trình này thành điều khoản trong Hợp đồng hoặc phụ lục đính kèm Hợp đồng cung cấp nguyên liệu cà phê ký với bên bán.

- Về Hợp đồng cung cấp nguyên liệu bạn cần phải lưu ý rõ nội dung sau:

- Chủ thể giao kết Hợp đồng: bạn cần phải xác định rõ chủ thể giao kết hợp đồng là ai? Người có thẩm quyền đại diện bên bán ký kết hợp đồng với bạn nhằm tránh việc sau này xảy tranh chấp dẫn Hợp đồng bị vô hiệu do chủ thể không có đủ thẩm quyền giao kết Hợp đồng.

Ví dụ:  Trong vụ việc của bạn, ban mua cà phê từ nông dân, vậy bạn cần phải xác định rõ chủ thể Hợp đồng cung cấp nguyên liệu này mình ký với một người nông dân cụ thể hay là ký với hộ gia đình người nông dân này. Nếu ký hợp đồng với hộ gia đình người nông dân, thì chủ thể Hợp đồng quy định: Bên bán hộ gia đình....................; Người đại diện giao kết Hợp đồng  Ông/bà............ là chủ hộ gia đình và bạn trao đổi làm rõ với hộ gia đình là mọi thành viên trong gia đình đó đã biết việc ký kết, đồng ý toàn bộ nội dung Hợp đồng và thống nhất cử chủ hộ là người đại diện ký kết Hợp đồng.

- Điều khoản đối tượng hợp đồng Hợp đồng cần phải quy định:

   + Loại cà phê; số lượng cà phê; chất lượng cà phê; quy cách đóng góp cà phê khi giao;

   + Đơn giá: không nên quy định mức giá cố định vì Hợp đồng này của bạn được thực hiện trong một thời gian dài nên đơn giá chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố biến động giá ngoài thị trường, do đó bạn có thể quy định công thức chung để hai bên xác định đơn giá dựa đối với mỗi lần giao cà phê như căn cứ giá cà phê cùng loại đang bán trên thị trường + hoặc – bao nhiêu phần trăm nữa.

   + Quy định về việc cà phê được cung cấp theo quy định của Hợp đồng này phải đảm được, trồng, thu hoạch và sơ chế theo đúng quy định tại Quy trình về việc thu hoạch và sơ chế cà phê quy định tại Điều ... của Hợp đồng hoặc tại Phụ lục…. đính kèm Hợp đồng;

- Thời hạn và phương thức thanh toán giá trị hợp đồng: Hợp đồng cần phải quy định: rõ thời hạn thanh toán giá trị hợp đồng thành mấy đợt và dựa vào các mốc thời gian nào; Phương thức thanh toán giá trị hợp đồng như thế nào.

- Địa điểm giao nhận cà phê: cần phải quy định rõ địa điểm giao nhận cà phê ở đâu; chi phí giao nhận hàng sẽ do bên nào thanh toán;

- Điều khoản quy định Quy trình về việc thu hoạch và sơ chế cà phê: bạn có thể quy định luôn cả nội dung Quy trình thành một điêu khoản của Hợp đồng; hoặc quy định Quy trình tại phụ lục đính kèm Hợp đồng;

- Điều khoản về việc bên bán nhận lại cà phê do cà phê không đáp ứng Quy trình về việc thu hoạch và sơ chế cà phê;

- Điều khoản chịu rủi ro: cần phải quy định rõ các trường hợp, thời điểm mỗi bên chịu rủi ro về số lượng cà phê khi giao.

Ví dụ:

   + Bên bán chịu mọi rủi ro về số lượng cà phê như hư hỏng, mất mát…. cho đến thời điểm bên bán hoàn tất việc giao cà phê cho bạn.

   + Bạn chịu mọi rủi ro về số lượng cà phê như hư hỏng, mất mát…kể từ thời điểm nhận bàn giao cà phê từ bên bán.

- Điều khoản quyền và trách nhiệm của mỗi bên: Điều khoản này quy định về quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện Hợp đồng, vì Hợp đồng này là hợp đồng song vụ nên quyền của bạn là trách nhiệm của bên bán.

Ngoài ra, đối với điều khoản quyền của bạn: quy định bạn được quyền từ chối mua cà phê nếu cà phê không đáp ứng chất lượng, tuân thu hoạch và sơ chế theo quy định tại Quy trình về việc thu hoạch và sơ chế cà phê; điều khoản nghĩa vụ của bên bán: quy định, bên bán có trách nhiệm sản xuất cà phê đảm bảo chất lượng, tuân thu hoạch và sơ chế theo quy định tại Quy trình về việc thu hoạch và sơ chế cà phê. Trường hợp nếu bạn phát hiện ra cà phê bàn giao không đáp ứng chất lượng tuân thủ việc thu hoạch và sơ chế theo quy định tại Quy trình về việc thu hoạch và sơ chế cà phê, thì bên bán có trách nhiệm nhận lại cà phê và hoàn trả bạn giá trị số tiền đã thanh toán.

- Điều khoản phạt vi phạm: Trường hợp nếu hai bên thấy cần thiệt thì Hợp đồng có thể quy định phạt vi phạm hợp đồng.Trong trường hợp này, bạn lưu ý nên quy định rõ mức phạt cụ thể căn cứ vào chủ thể giao kết hợp đồng là cá nhân, hộ gia đình hay thương nhân tránh việc sau này hợp đồng có quy định về việc phạt vi phạm hợp đồng như không quy định về mức phạt sẽ dẫn đến tranh chấp cách tính mức phạt này như thế nào? Theo quy định Luật thương mại là tối đa 8% giá trị nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, còn theo quy định bộ luật dân sư mức phạt này do các bên thỏa thuận.

- Điều khoản chấm dứt Hợp đồng: quy định rõ các trường hợp chấm dứt hợp đồng.

- Quy định rõ lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra là Tòa án hay Trọng tài. Trường hợp chọn Trọng tài, bạn lưu ý chỉ rõ là trung tâm trọng tài nào và xét xử theo quy tắc tộ tụng của trung tâm trọng tài nào. Nếu chọn Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (“VIAC”) giải quyết tranh chấp, bạn có thể quy định theo điều khoản khuyến nghị của VIAC như sau:

Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

hoặc,

Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

Ngoài ra, các bên có thể bổ sung:

(a) số lượng trọng tài viên là [một hoặc ba].

(b) địa điểm trọng tài là [thành phố và/hoặc quốc gia].

(c) luật áp dụng cho hợp đồng là ……….. (chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài).

(d) ngôn ngữ trọng tài là …. (chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc tranh chấp có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

- Quy định về thời hạn và hiệu lực của Hợp đồng;

Các quy định khác căn cứ vào yêu cầu của hai bên khi ký kết hợp đồng.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC


11. Công ty do tôi thành lập có tổng số lao động là 20 người (không tính 2 người góp vốn kiêm nhiệm quản lý), trong đó có 10 nhân viên phục vụ bàn, hiện chỉ ký hợp đồng thời hạn 3 tháng. Công ty chúng tôi có phải làm thủ tục kê khai và đóng BHXH, BHYT, BHTN cho nhân viên không? Có cách nào để chúng tôi không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho nhân viên hoặc đóng ít nhất không?


1. Căn cứ pháp lý
Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;

Luật bảo hiểm y tế 2008;

Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014;

Luật việc làm 2013

Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (“Nghị định 115/2015/NĐ-CP”).
2. Nội dung trả lời
Cảm ơn bạn gửi câu hỏi tới chúng tôi, đối với trường hợp của Công ty, chúng tôi trả lời như sau:

“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1.Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);”

Theo các quy định của Pháp luật bảo hiểm xã hội (“BHXH”), bảo hiểm y tế (“BHYT”)  và bảo hiểm thất nghiệp (“BHTN”)  hiện hành, thì 10 nhân viên phục vụ bàn mà Công ty bạn ký hợp đồng lao động có thời hạn 3 tháng thuộc đối tượng tham gia bảo BHXH, BHYT, BHTN vì có thời hạn hợp đồng lao động đủ 3 tháng. Do đó, Công ty bạn phải thực hiện thủ tục kê khai và đóng BHXH, BHYT, BHTN cho những nhân viên này.

Dưới đây chúng tôi xin dẫn chiếu các quy định Pháp luật hiện hành quy định về việc Công ty bạn phải thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN cho các nhân viên này, cụ thể:

(1) Quy định đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ tại Khoản 1, Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Điểm a, Khoản 1, Điều 2 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;”

 b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng(thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc kể từ ngày 1/1/2018)

(2) Quy định đóng bảo hiểm y tế

Theo Khoản 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 12, Điều 1 của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo y tế.

(3) Quy định đóng bảo hiểm thất nhiệp

Theo Điều 43 Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp của Luật việc làm số 38/2013/QH13 quy định

“1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c)Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.”

...............

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, căn cứ vào các quy định của Pháp luật BHXH, BHYT và BHTN hiện hành, Công ty bạn phải thực hiện thủ tục kê khai và đóng BHXH, BHYT, BHTN cho 10 nhân viên phục vụ bàn mà Công ty bạn ký hợp đồng lao động có thời hạn 3 tháng.

Việc đóng BHXH, BHYT, BHTN cho nhân viên là nghĩa vụ của tất cả những người sử dụng lao động theo đúng quy định của pháp luật; nó cũng giúp cho người lao động thêm gắn bó và làm việc tận tụy hơn cho bạn; chúng tôi nghĩ bạn không nên tìm cách không đóng hoặc đóng ít đi vì các quy định của pháp luật về vấn đề này đã rất rõ ràng và cụ thể để tránh các rủi ro khi có thanh tra lao động tới làm việc.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

12. Tôi mở chuỗi nhà hàng với số lượng nhân viên là 20 người. Tôi dự định thuê giảng viên về đào tạo cho nhân viên các bước pha chế, chế biến cơ bản. Tôi lo ngại nhân viên sau khi được đào tạo sẽ không ở lại làm việc cho tôi. Tôi có thể yêu cầu họ ký cam kết làm việc cho tôi ít nhất 2 năm sau khi được đào tạo không?


1. Căn cứ pháp lý:
Bộ luật lao động năm 2012

2. Nội dung trả lời:

Theo như nội dung bạn trình bày, chúng tôi hiểu rằng, bạn có chuỗi nhà hàng với số lượng nhân viên là 20 người. Bạn dự định sẽ thuê giảng viên về đào tạo cho các nhân viên các bước pha chế, chế biến cơ bản với điều kiện các nhân viên này ký cam kết làm việc nhất 2 năm sau khi được đào tạo cho bạn. Bạn thắc mắc, việc bạn yêu cầu các nhân viên ký cam kết làm việc như vậy có đúng quy định pháp luật hay không? Sau đây chúng tôi trả lời thắc mắc của bạn.

Căn cứ Điều 62 của Bộ luật lao động 2012 quy định, trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động, thì hai bên sẽ ký kết Hợp đồng đào tạo nghề lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Nghề đào tạo; Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo; Chi phí đào tạo: bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học….; Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo; Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo; Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Đối chiếu với trường hợp cụ thể của bạn, thì bạn và những nhân viên này phải ký Hợp đồng đào tạo có các nội dung theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật lao động 2012 lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản, chứ không phải bạn yêu cầu những nhân viên này cam kết làm việc dưới hình thức ký bản cam kết gửi bạn. Về thời hạn nhân viên này cam kết phải làm việc cho bạn sau khi được đào tạo sẽ do hai bên thỏa thuận.

Bạn nên lưu ý quy định rõ ràng về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo trong trường hợp người lao động không làm việc theo đúng thời hạn đã cam kết (ở trường hợp của bạn là 02 năm). Tuy nhiên mức chi phí này phải là mức chi phí hợp lý chứ bản chất không phải là một khoản tiền “phạt”.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC


13. Tôi muốn thành lập doanh nghiệp để kinh doanh nhưng gặp khó khăn về huy động vốn. Tôi cũng không có tài sản để thế chấp vay ngân hàng, tôi có thể sử dụng hình thức vay tín chấp được không? Hợp đồng vay tín chấp cần lưu ý gì?


1.1.   Tôi cũng không có tài sản để thế chấp vay ngân hàng, tôi có thể sử dụng hình thức vay tín chấp được không?

Căn cứ vào các quy định của luật doanh 2014 về góp vốn thành lập doanh nghiệp, cũng như các quy định cho vay tín chấp hiện hành, bạn hoàn toàn có quyền sử dụng số tiền vay tín chấp từ các tổ chức tín dụng để góp vốn thành lập doanh nghiệp.

1.2.   Hợp đồng vay tín chấp cần lưu ý những gì?

Hiện nay, hoạt động vay tín chấp ngân hàng không còn xa lạ, vay tín chấp là hình thức vay tiền ngân hàng và các tổ chức tín dụng được bảo đảm bằng sự tín nhiệm của người vay, không cần có tài sản thế chấp. Hợp đồng vay tín chấp cần lưu ý nội dung sau:

-      Điều khoản số tiền cho vay, phương thức cho vay, mục đích sử dụng tiền vay: vì là vay tín chấp không có tài sản bảo đảm nên số tiền vay được thường ít so với hình thức vay có tài sản bảo đảm. Để được vay số tiền lớn hơn, bạn phải cung cấp các chứng cứ chứng minh năng lực tài chính của bạn như tổng thu nhập tiền lương hàng năm của bạn là bao nhiêu?

-      Điều khoản lãi suất vay: vì vay tín chấp không có tài sản bảo đảm nên lãi suất thường cao so với các hình thức vay khác, do đó bạn cần đàm phán để có mức lại suất vay hợp lý. Hợp đồng cần quy định rõ cụ thể mức Lãi suất vay: bao gồm mức lãi suất vay trong hạn; điều chỉnh lại suất vay; mức lãi suất phạt, lãi suất phạt được tính từ thời điểm nào.

-      Điều khoản về thời hạn cho vay cần phải quy định cụ thể hời hạn cho vay bao lâu, ngày bắt đầu tính thời hạn vay từ ngày nào. Bạn nên lưu ý vì bạn sử dụng số tiền vay tín chấp để thành lập doanh nghiệp, do đó thời gian thu hồi số vốn đầu tư sẽ dài, bạn cần đàm phán để có thời hạn vay hợp lý;

-      Điều khoản thanh toán lãi, nợ gốc và phương thức thanh toán;

-      Điều khoản cơ cấu thời hạn khoản vay: cần phải quy định rõ được gia hạn khoản vay mấy lần? Thủ tục gia hạn khoản vay như thế nào?

-      Điều khoản quyền và nghĩa vụ các bên;

-      Điều khoản mua bảo hiểm và chi phí mua bảo hiểm;

-      Điều khoản về việc tất toán khoản vay bao gồm:

-      Quy định tất toán khoản vay trước hạn, cần quy định rõ bạn có được tất toán khoản vay trước hạn hay không? Trường hợp bạn tất toán khoản vay trước hạn, lãi suất tính như thế nào? Có bị phạt vi phạm hợp đồng hay không? Số tiền phạt bao nhiêu?

-      Quy định tất toán khoản vay khi hết thời hạn vay;

-      Điều khoản chấm dứt hợp đồng vay: cần phải quy định rõ các trường hợp chấm dứt hợp đồng vay;

-      Các quy định khác theo yêu cầu hai bên.

            Thông thường, các tổ chức tín dụng thường đã có các hợp đồng tín dụng mẫu áp dụng cho loại hình vay cụ thể này, bạn cần làm việc cụ thể và kỹ lưỡng với nhân viên tín dụng của ngân hàng về các nội dung chúng tôi vừa lưu ý ở trên để đảm bảo bạn hiểu rõ nghĩa vụ của bạn khi sử dụng vốn vay cũng như các thông tin về tổng chi phí sử dụng vốn (lãi vay) để có được khoản vay phù hợp với nhu cầu của bạn.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

14. Tôi nghiên cứu được một phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch không sử dụng hóa chất độc hại. Trong quá trình làm việc, tôi phải phổ biến phương pháp này cho nhân viên trực tiếp làm việc. Tôi muốn nhân viên phải bảo mật những thông tin được truyền đạt, kể cả khi họ không còn làm việc cho tôi nữa. Tôi phải làm gì?


Trước hết, chúng tôi xin cảm ơn bạn gửi câu hỏi. Như nội dung bạn trình bày, theo chúng tôi giải pháp để bạn bảo mật phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch không sử dụng hóa chất độc hại khi nhân viên không còn làm việc cho bạn nữa, bạn nên thực hiện như sau:

Trước hết, bạn nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch không sử dụng hóa chất độc hại dưới hình thức Bằng độc quyền giải pháp hữu ích hoặc Bằng độc quyền sáng chế (nếu tính mới của hình thức này đạt mức độ của sáng chế) hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ để được pháp luật bảo hộ cho bạn phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch không sử dụng hóa chất độc hại này.

Mục đích việc đăng ký này, để bạn được pháp luật bảo hộ bạn là người độc quyền áp phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch không sử dụng hóa chất độc hại vào trong hoạt động kinh doanh, khi có bất kì ai sử dụng phương pháp này để kinh doanh chưa sự đồng ý của bạn, bạn có quyền khởi kiện yêu cầu họ ngừng sử dụng phương pháp này và bồi thường thiệt hại cho bạn (nếu có).

Tiếp đến bạn vận dụng Khoản 2 Điều 23 BLLĐ 2012 quy định: “Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm”, quy định trong Hợp đồng lao động một điều khoản hoặc yêu cầu người lao động ký thỏa thuận bằng văn có nội dung trách nhiệm bảo mật của người lao động với phương pháp này. Điều khoản bảo mật hoặc thỏa thuận bảo mật gồm các nội dung: Phạm vi thông tin bảo mật; thời hạn bảo vệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng, nguyên tắc của bồi thường theo Bộ luật Dân sự 2015 là bồi thường trên thiệt hại thực tế và người yêu cầu bồi thường có nghĩa vụ chứng minh cho các thiệt hại của mình.

Do đó, việc quy định về bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm thỏa thuận bảo mật dù được quy định rõ ràng trong thỏa thuận bảo mật giữa bạn và người lao động thì việc đòi bồi thường trên thực tế không hề đơn giản (bạn cần chứng minh bạn đã thiệt hại những gì với bằng chứng cụ thể về số tiền thiệt hại – bạn bị hủy hợp đồng nhượng quyền gây giảm doanh thu? Đối thủ cạnh tranh biết được công thức và mở cửa hàng ngay đối diện/sát của hàng của bạn khiến doanh thu của bạn đột ngột giảm,..v..v, thiệt hại đó phải là thiệt hại trực tiếp do hành vi vi phạm của người lao động gây ra)

Cân nhắc các yếu tố trên, chúng tôi vẫn cho rằng bạn nên có lựa chọn kỹ lưỡng nhân viên sẽ được nắm bí mật kinh doanh của bạn, tránh trường hợp, bí mật kinh doanh bị lộ ra ngoài, gây thiệt hại tới hoạt động kinh doanh của bạn nhưng lại khó khăn trong quá trình chứng minh thiệt hại thì cũng không thể yêu cầu đòi bồi thường được.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

15. Tôi đã thành lập một doanh nghiệp kinh doanh ứng dụng điện thoại do tôi thiết kế. Hiện tại tôi đang gặp khó khăn về vốn và muốn huy động nguồn vốn từ bạn bè và người thân/quỹ đầu tư. Họ có thể hỗ trợ vốn cho tôi bằng hình thức nào để tôi vẫn là người trực tiếp khai thác và kinh doanh ứng dụng của mình?


Trước hết, chúng tôi xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Sau đây chúng tôi trả lời câu hỏi như sau:

Căn cứ quy định pháp luật hiện hành, việc hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp thường được thực hiện thông qua 2 hình thức cơ bản: vay vốn từ tổ chức tín dụng, cá nhân hoặc tổ chức khác; kêu gọi cá nhân, tổ chức góp vốn vào doanh nghiệp thông quá phát hành cổ phần (đối với loại hình công ty cổ phần), góp vốn bổ sung tăng vốn điều lệ (đối với loại hình công ty TNHH hai thành viên); Mỗi một hình thức đều có ưu và nhược điểm như sau:

Hình thức vay vốn từ tổ chức tín dụng, cá nhân hoặc tổ chức khác:

(i) Nhược điểm: doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp cho khoản vay hoặc phải có người thứ 3 có tài sản đứng ra bảo lãnh cho khoản vay; doanh nghiệp phải trả lãi suất vay và trách nhiệm thanh toán đẩy đủ tiền gốc và lãi suất cho bên cho vay theo đúng thời hạn đã quy định, nếu chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền lãi và nợ gốc thì có thể bị phạt lãi suất hoặc bị thu hồi khoản vay;

(ii) Ưu điểm: Người quản lý doanh nghiệp cũ vẫn trực tiếp điều hành doanh nghiệp theo kế hoạch ban đầu đặt ra.

Hình thức kêu gọi cá nhân, tổ chức góp vốn vào doanh nghiệp:

(i) Ưu điểm: doanh nghiệp không phải trả lãi suất vay và không phải chịu trách nhiệm thanh toán trả lại số tiền cá nhân, tổ chức đã góp vốn; các cá nhân, tổ chức góp vốn cùng được hưởng lãi khi công ty có lợi nhuận và cùng chịu lỗ khi hoạt động kinh doanh không tốt.

(ii) Nhược điểm: hoạt động kinh doanh của công ty có thể bị thay đổi; do công ty đã có thêm các chủ sở hữu mới (các thành viên góp vốn hoặc các cổ đông mới), người quản lý doanh nghiệp cũ không còn được toàn quyền trực tiếp điều hành doanh nghiệp theo kế hoạch ban đầu đặt ra; trong hợp xấu nhất (thường gặp ở các công ty cổ phần) người quản lý doanh nghiệp cũ mất quyền điều hành doanh nghiệp nếu tỷ lệ vốn góp của cá nhân, tổ chức được kêu gọi đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp đạt tỷ lệ sở hữu mức chi phối. Thực tiễn đối hình thức đầu tư này, các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp và các quỹ đầu tư khi đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xu hướng đầu tư mức sở hữu chi phối.

Trên cở sở phân tích đã nêu trên, hình thức hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp của bạn và vẫn đảm bảo bạn toàn quyền trực tiếp khai thác và kinh doanh ứng dụng của mình là vay vốn từ các tổ chức tín dụng, cá nhân và tổ chức khác. Hình thức vay vốn có thể thông qua Hợp đồng vay hoặc doanh nghiệp bạn phát hành trái phiếu cho tổ chức tín dụng, cá nhân và tổ chức khác mua trái phiếu.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

16. Tôi kinh doanh các sản phẩm mỹ phẩm handmade và có nhiều ưu điểm. Tôi dự định quảng cáo cho sản phẩm bằng cách so sánh trực tiếp sản phẩm của mình với một số loại mỹ phẩm sản xuất công nghiệp thông thường được không?


1.    Căn cứ pháp lý
-      Luật cạnh tranh 2004

-      Luật thương mại 2005;

-      Luật quảng cáo 2012;
2.    Nội dung trả lời
Từ thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu bạn dự định làm quảng cáo với hình thức so sánh trực tiếp sản phẩm của bạn một một số sản phẩm khác để làm nổi bật ưu điểm sản phẩm của bạn. Về hành vi quảng cáo được quy định rõ trong Luật quảng cáo 2012, quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân. 

Khi kinh doanh các sản phẩm mỹ phẩm Handmade, bạn được quyền quảng cáo nhằm giới thiệu đến công chúng các sản phẩm. Tuy nhiên, nếu trong nội dung quảng cáo của bạn sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm mỹ phẩm Handmade của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng với các loại mỹ phẩm cùng loại của tổ chức, cá nhân kháclà không được vì vi phạm các quy định hành vi cấm trong quảng cáo và cạnh tranh không lành mạnh theo quy định pháp luật hiện hành. Cụ thể:

Khoản 10, Điều 8 của Luật quảng cáo 2012:

“Điều 8. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo:

.....................................

10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.”

Khoản 1, Điều 45 của Luật cạnh tranh 2004:

“Điều 45. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:

1. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;”

Khoản 6, Điều 109 của Luật thương mại 2005:

“Điều 109. Các quảng cáo thương mại bị cấm

...........................................

6. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.

Như vậy, việc bạn quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm Handmade có nội dung so sánh trực tiếp sản phẩm của mình với các loại mỹ phẩm sản xuất công nghiệp thông thường là không được, vì đây được coi là vi phạm các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo và được coi là một trong những hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Bạn có thể cân nhắc sử dụng cách so sánh các chỉ số thành phần trong sản phẩm của bạn với định mức cần có của đối tượng được sản phẩm phục vụ.

VD: nếu là sản phẩm chăm sóc tóc, bạn có thể quảng cáo sản phẩm của bạn chứa một loại thành phần tốt cho tóc ở mức đat/lớn hơn mức tóc cần có; hoặc thành phần tốt cho việc bảo vệ tóc khỏi các vấn đề thường gặp,v..v..

 

17. Tôi đang vận hành một trang trại trồng rau sạch với nguồn giống do người quen của tôi cung cấp, trong quá trình canh tác hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, đảm bảo thời gian chờ an toàn sau khi phun thuốc. Nhận thấy xu hướng hiện tại người tiêu dùng đang quan tâm tới các sản phẩm organic và non-GMO, tôi có thể quảng cáo và gắn nhãn cho các nông sản của mình là sản phẩm organic và non-GMO được không?

 

1. Căn cứ pháp lý
Luật cạnh tranh 2004;

Luật thương mại 2005;

Luật quảng cáo 2012;
2. Nội dung trả lời
Theo như nội dung trình bày của bạn, chúng tôi hiểu rằng hiện tại bạn đang vận hành trang trại trồng rau sạch có nguồn giống do người quen của bạn cung cấp, trong quá trình canh tác hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, đảm bảo thời gian chờ an toàn sau khi phun thuốc. Chúng tôi hiểu rằng quy trình sản xuất nông sản này hoàn toàn do bạn tự mày mò nghiên cứu, chứ chưa thực hiện việc sản xuất, ghi nhãn và công bố thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ đối với các nông sản này theo như các quy định của TCVN số 11041:2015: Hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thi thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ, áp dụng cho sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố (“TCVN số 11041:2015:”).

Do đó, việc bạn quảng cáo và gắn nhãn cho các nông sản organic và non-GMO là không được vì phạm quy định quảng cáo và cạnh tranh không lành mạnh theo quy định pháp luật hiện hành. Cụ thể:

Khoản 8, Điều 8 của Luật quảng cáo 2012:

“Điều 8. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo:

.....................................

8. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

Khoản 3, Điều 45 của Luật cạnh tranh 2004:

“Điều 45. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:

.............

3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:

a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;.”

Khoản 7, Điều 109 của Luật thương mại 2005:

“Điều 109. Các quảng cáo thương mại bị cấm

...........................................

7. Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.

Như vậy, việc bạn quảng cáo và gắn nhãn cho các nông sản organic và non-GMO cho các nông sản khi việc sản xuất, ghi nhãn và công bố thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ đối với các nông sản này chưa theo như các quy định của TCVN số 11041:2015 là không được bởi phạm quy định quảng cáo và cạnh tranh không lành mạnh theo quy định pháp luật hiện hành.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

18. Công ty tôi làm dịch vụ quảng cáo và bán hàng online, với hình thức như sau: nhà cung cấp sẽ giao cho chúng tôi một số lượng sản phẩm mà họ muốn quảng cáo, chúng tôi không phải thanh toán cho các sản phẩm này. Chúng tôi sẽ đóng gói các sản phẩm theo hình thức các giỏ quà với hình thức bắt mắt, quảng cáo và bán theo kênh bán hàng online của chúng tôi. Vậy chúng tôi có phải chịu trách nhiệm về chất lượng của các sản phẩm này không? Trường hợp khách hàng sau khi mua hàng có khiếu nại về chất lượng sản phẩm, chúng tôi nên giải quyết như thế nào?


1. Căn cứ pháp lý
Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010;

Nghị định 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Nội dung trả lời
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Theo như nội dung bạn trình bày chúng tôi hiểu Công ty của bạn giúp nhà sản xuất, nhà nhập khẩu quảng cáo và bán sản phẩm cho người tiêu dùng và có thu phí quảng cáo và phí bán. Do đó, theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, Công ty bạn được coi là Tổ chức doanh hàng hóa, dịch vụ giúp nhà sản xuất, nhà nhập khẩu bán sản phẩm cho người tiêu dùng.

Về hai câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

2.1. Vậy chúng tôi có phải chịu trách nhiệm về chất lượng của các sản phẩm này không?

Theo quy định tại Điều 10 Nghĩa vụ của người sản xuất của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007; Điều 22 Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật và Điều 23 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây racủa Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa chịu trách nhiệm về chất lượng của các sản phảm sẩm này. Bởi theo nội dung các điều luật này, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm này khi phát hiện sản phẩm có khuyết tật có trách nhiệm:

- Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường theo quy định tại Điều 28 của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007;

- Cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiện việc bảo hành sản phẩm cho người mua, người tiêu dùng.

- Sửa chữa, hoàn lại hoặc đổi sản phẩm mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người bán hàng, người tiêu dùng trả lại.

- Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm gây mất an toàn hoặc sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. 

- Thu hồi, xử lý sản phẩm không bảo đảm chất lượng. Trong trường hợp phải tiêu huỷ hàng hóa thì phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ hàng hóa và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu huỷ hàng hóa theo quy định của pháp luật.

- Bồi thường thiệt hại do sản phẩm không đảm bảo chất lượng gây ra.

Như vậy, các quy định của pháp luật chất lượng hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng hiện hành, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm chịu trách nhiệm sản phẩm do mình sản xuất và nhập khẩu. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là Công ty bạn không có trách nhiệm liên đới gì đối với chất lượng của sản phẩm này, bởi theo Điểm d, Điều 23 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, trường hợp sản phẩm do Công ty bạn bán gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng do chất lượng sản phẩm và không xác định được ai là nhà sản xuất, nhà nhập khẩu thì Công ty phải chịu trách bồi thường toàn bộ các thiệt hại này cho người tiêu dùng.

2.2. Trường hợp khách hàng sau khi mua hàng có khiếu nại về chất lượng sản phẩm, chúng tôi nên giải quyết như thế nào?

Căn cứ vào các quy định Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010, khi nhận được khiếu nại của Khách hàng, theo chúng tôi Công ty bạn xác định rõ nội dung, phạm vị và trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Nếu khiếu nại, đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Công ty bạn, các bạn nên chủ động sớm giải quyết cho Khách hàng. Trường hợp, khiếu nại đó thuộc thẩm quyền giải quyết của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu, Công ty bạn nên thực hiện như sau: Phải giải thích rõ cho Khách hàng biết thẩm quyền giải quyết khiếu nại này thuộc về ai; Trách nhiệm của Công ty bạn đối với khiếu nại này của Khách hàng như thế nào; Cam kết nỗ lực hết mình hỗ trợ Khách hàng khiếu nại đến nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu; Hướng dẫn, hỗ trợ Khách hàng nhiệt tình và chu đáo các thủ tục thực hiện khiếu nại đến nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu; Yêu cầu Nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu giải quyết khiếu nại cho khách hàng đảm bảo trong thời gian sớm nhất.

Ngoài ra, theo chúng tôi khi bạn ký kết hợp đồng quảng cáo, phân phối sản phẩm với nhà sản xuất, trong hợp đồng bạn nên quy đinh rõ các điều khoản sau: Quy định rõ các trường hợp thu hồi, đổi sản phẩm cho khách hàng khi gặp vấn đề chất lượng sản phẩm; Quy định rõ quy trình phối hợp giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa bạn và nhà sản xuất hoặc nhà phân phối khi nhận được khiếu nại, đề nghị giải quyết tranh chấp từ khách hàng như: Phạm vị khiếu nại, Thẩm quyền giải quyết; Điều kiện tiếp nhận; Các loại yêu cầu; Cung cấp bằng chứng liên quan đến việc giải quyết khiếu nại; Các bước xử lý yêu cầu khiếu nạiSau khi các bên thống nhất quy trình về phối hợp giải quyết khiếu nại, tranh chấp của khách hàng, bạn có thể cật nhật quy trình này lên website bán hàng online của Công ty bạn để Khách hàng biết, theo dõi và thực hiện.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC


19. Tôi muốn thuê mặt bằng để xây dựng nhà xưởng sản xuất. Hợp đồng thuê đất cần những nội dung gì?


Căn cứ vào quy định pháp luật đất đai thì Hợp đồng thuê đất cần có nội dung sau:

-      Điều khoản chủ thể:Hợp đồng quy định rõ chủ thể hợp đồng là ai và ai là người có thẩm quyền đại diện ký kết Hợp đồng;

-      Điều khoản Đối tượng hợp đồng: cần phải quy định rõ thông tin về đất thuê bao gồm: Thửa đất số; Tờ bản đồ số; Địa chỉ thửa đất; Diện tích:Hình thức sử dụng: Sử dụng riêng:Sử dụng chung; Mục đích sử dụng; Thời hạn sử dụng; Nguồn gốc sử dụng;

-      Điều khoản Thời hạn thuê:cần quy định rõ thời hạn thuê bao nhiêu năm; sau khi hết thời hạn thuê bạn có được ưu tiên thuê tiếp hay không?

-      Điều khoản Mục đích thuê:cần quy định rõ mục đích thuê đất là để bạn xây dựng nhà xưởng sản xuất.

-      Điều khoản Giá thuê và phương thức thanh toán: cần quy định giá thuê tính như thế nào? Việc điều chỉnh gia thuê được tính dựa vào căn cứ nào; thời gian thanh toán giá thuê trả tiền hàng năm hay trả tiền một lần; phương thức thanh toán như thế nào?

-      Điều khoản Việc đăng ký cho thuê quyền sử dụng đất và nộp lệ phí: cần phải quy định rõ bên nào có trách nhiệm thực hiện đăng ký cho thuê quyền sử dụng đất và nộp lệ phí;

-      Điều khoản cam kết và bảo đảm của các bên: quy định khoản các bên cam kết và đảm bảo của các bên.

Ví dụ: Bên cho thuê cam kết và đảm bảo: Những thông tin về nhân thân, về thửa đất đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;Thửa đất thuộc trường hợp được cho thuê quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; Tại thời điểm giao kết Hợp đồng này: Thửa đất không có tranh chấp, Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, chưa được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho bất kỳ biện pháp bảo đảm cho bất kỳ bên nào;

-      Điều khoản quyền được ưu tiên mua mảng đất: trong thời hạn thuê nếu bên cho thuê bán đất bên thuê được quyền ưu tiên mua;

-      Điều khoản ưu tiên thuê đất: trong trường hợp Bên cho thuê bán đất cho bên thứ ba và bên thứ ba vẫn có nhu cầu cho thuê đất thì bên thuê được quyền ưu tiên thuê đất;

-      Điều khoản quyền và nghĩa vụ của các bên;

-      Điều khoản sự kiện bất khả kháng;

-      Điều khoản phạt vi phạm (nếu hai bên thấy cần thiết) và bồi thường thiệt hại;

-      Điều khoản thông báo và phương thức gửi thông báo;

-      Điều khoản chấm dứt Hợp đồng: quy định rõ các trường hợp chấm dứt hợp đồng;

-      Điều khoản hiệu lực của Hợp đồng;

Các quy định khác căn cứ vào yêu cầu của hai bên khi ký kết hợp đồng.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

20. Gia đình tôi có nghề truyền thống, công thức nấu ăn của gia đình đã được giao cho 4 anh chị em chúng tôi và cả 4 người đều đã mở nhà hàng kinh doanh riêng nhưng vẫn mang tên hiệu của gia đình. Nay tôi muốn phát triển nhà hàng hiện tại của mình thành một chuỗi nhà hàng và lấy tên của gia đình để làm nhãn hiệu nhà hàng. Tôi có thể đăng ký nhãn hiêu này được không?


1. Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (“Luật Sở hữu trí tuệ 2005”); 

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ số: 36/2009/QH12 ngày 19/06/2009(“Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009”)

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp (“Nghị định số 103/2006/NĐ-CP”);

- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghê hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP (“Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN”);
2.    Nội dung trả lời
Căn cứ vào nội dung bạn trình bày và theo quy định tại Khoản 13. Điều 87 được sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, bạn hoàn toàn có quyền lấy tên hiệu gia đình đặt tên nhãn hiệu nhà hàng.

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.”

Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký nhãn hiệu tên gia đình bạn để kinh doanh nhà hàng, thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho người đăng ký nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ (ai nộp đơn trước người đó sẽ được bảo hộ trước) theo quy định tại Khoản 14. Điều 87 được sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009.

Ngoài ra, Chúng tôi xin lưu ý bạn vì hiện tại 4 anh, chị em bạn đều kinh doanh nhà hàng và mang tên hiệu gia đình mình, việc bạn sử dụng tên hiệu gia đình đăng ký nhãn hiệu cho chuỗi nhà hàng của bạn với tư cách cá nhân bạn nếu không xử lý tốt có thể xảy ra khiếu nại, tranh chấp về nhãn hiệu này.

Trong trường hợp nếu 03 anh chị kia đều muốn được đứng tên chủ sở nhãn hiệu, thì các bạn có thể đăng nhãn hiệu này dưới hình thức nhãn hiệu tập thể 04 anh chị em cũng sở hữu.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC


21. Tôi cần tuyển nhân viên chuyên phục vụ bàn cho Chuỗi nhà hàng, cafe của tôi. Nhân viên sẽ làm theo ca, tuyển cả nhân viên part time, thời hạn hợp đồng chỉ muốn ký 3-6 tháng do tỷ lệ biến động nhân viên cao (nhân viên không ổn định, dễ nghỉ việc). Tôi có phải lập hợp đồng lao động bằng văn bản không? Có phải đóng BHXH không?


1. Căn cứ pháp lý
Luật lao động 2012;

Luật bảo hiểm xã hội 2014;

 Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (“Nghị định 115/2015/NĐ-CP”).
2. Nội dung trả lời 
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, sau đây chúng tôi xin trả lời câu hỏi của ban.

2.1. Tôi có phải lập hợp đồng lao động bằng văn bản không?

Theo như nội dung bạn trình bày, thời hạn hợp đồng lao động bạn ký với nhân viên phục vụ có thời hạn từ 3 – 6 tháng nên theo quy định tại Điều 16 Hình thức hợp đồng lao động, thì hình đối với các hợp đồng lao động này phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, bạn giữ 01 bản. Chỉ có hợp đồng lao động đối với công công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, thì bạn và người lao động mới có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Điều 16 của Luật lao động 2012:

“Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”

2.2. Bạn có phải đóng Bảo hiểm xã hội cho những nhân viên này hay không?

Theo Khoản 1, Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Điểm a, Khoản 1, Điều 2 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP, thì những nhân viên này là thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (“BHXH”) bắt buộc vì có thời hạn hợp đồng lao động đủ 3 tháng trở lên. Do đó, bạn phải thực hiện thủ tục kê khai và đóng BHXH cho những nhân viên này.

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;”

 b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng(thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộckể từ ngày 1/1/2018)

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

22. Tôi viết được một ứng dụng điện thoại, có một doanh nghiệp muốn mua lại ứng dụng này của tôi để phát hành rộng rãi. Do ứng dụng vẫn đang trong quá trình nâng cấp hoàn thiện nên khi sử dụng sẽ có phát sinh một số lỗi, tôi có phải chịu trách nhiệm gì trong trường hợp này không?

 

1. Cơ sở pháp lý:
Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) 2005

Luật SHTT sửa đổi năm 2009
2. Ý kiến tư vấn 
Căn cứ vào câu hỏi của anh/chị, chúng tôi hiểu rằng anh/chị là tác giả của một ứng dụng điện thoại (chương trình máy tính), thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ:

Luật Sở hữu trí tuệ

Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Theo quy định của Điều 19 và 20 Luật SHTT, đối với chương trình máy tính (ứng dụng) mà anh/chị lập trình, anh/chị có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với chương trình máy tính đó.

Điều 19. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Điều 20. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Trong đó, quyền nhân thân là quyền không thể được chuyển giao theo quy định tại điều 47.2 Luật SHTT.

Điều 47. Quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan

2. Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.

Như vậy, có thể thấy rằng khi bán ứng dụng cho doanh nghiệp để phân phối, chúng tôi hiểu rằng anh/chị dự định chuyển giao quyền sao chép và phân phối ứng dụng của mình cho doanh nghiệp. Ngoài ra, việc sửa chữa tác phầm là quyền nhân thân của tác giả và theo quy định pháp luật không được phép chuyển giao, do vậy, khi anh/chị bán ứng dụng cho doanh nghiệp, việc sửa đổi nâng cấp ứng dụng là quyền của anh/chị chứ không phải nghĩa vụ, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định về việc doanh nghiệp sau khi mua ứng dụng được quyền cập nhật ứng dụng (miễn phí hoặc có trả phí cho tác giả).

Tuy nhiên, anh/chị lưu ý rằng nếu trong hợp đồng có quy định về bảo hành thì khi xảy ra lỗi đối với ứng dụng, anh/chị sẽ có trách nhiệm phải sửa lỗi ứng dụng để bảo đảm việc hoạt động của ứng dụng được bình thường. Hết thời hạn bảo hành, nếu doanh nghiệp có nhu cầu cần sửa lỗi ứng dụng, doanh nghiệp cần ký kết hợp đồng dịch vụ với anh/chị để nhận được dịch vụ đó.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

 

23. Tôi có kế hoạch kinh doanh chuỗi cửa hàng đồ ăn vặt truyền thống của Ấn Độ. Tôi có thể đăng ký để độc quyền kinh doanh các món ăn này tại Việt Nam không?

 

1.    Cơ sở pháp lý:
-          Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) 2005

-          Luật SHTT sửa đổi năm 2009

2.    Ý kiến tư vấn

Căn cứ vào câu hỏi của anh chị, chúng tôi hiểu rằng anh chị muốn kinh doanh độc quyền các món ăn vặt truyền thống Ấn Độ tại Việt Nam. Hiện nay, quy định pháp luật Việt Nam chỉ cho phép đăng ký bảo hộ sản phẩm dưới các hình thức như sau:

a. Yêu tố tên sản phẩm và hình thức thức thể hiện tem mác sản phẩm (tên gọi sản phẩm)

b. Yếu tố hình dáng bên ngoài của sản phẩm (tạo sự khác biệt sản phẩm)

c. Yếu tố kỹ thuật sản phẩm hoặc/ công thức làm ra sản phẩm.

Trong 03 yếu tố nêu trên thì yếu tố (a) và  (b) là yếu tố quan trọng nhất giúp anh/chị có sự phân biệt sản phẩm của công ty này với sản phẩm công ty khác.

Để được bảo hộ độc quyền đối với, anh/chị có thể tiến hành đăng ký bảo hộ cho các yếu tố nêu trên để Đăng ký bảo hộ độc quyền sản phẩm của mình. Cụ thể:

-          Đăng ký yếu tố (a) dưới hình thức Đăng ký nhãn hiệu

-          Đăng ký yếu tố (b) dưới hình thức Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

-          Đăng ký yếu tố (c) dưới hình thức sáng chế hoặc bí mật kinh doanh, tuy nhiên trong trường hợp này, cách thức làm ra sản phẩm nên được coi là bí mật kinh doanh.

Do vậy, để đăng ký độc quyền kinh doanh các món ăn này, anh/chị cần xác định rõ các yếu tố có thể đăng ký bảo hộ của sản phẩm anh/chị kinh doanh dưới những hình thức như trên.

Thủ tục đăng ký cụ thể như sau:

(1)   Cơ sở pháp lý thủ tục:

-          Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (“Luật Sở hữu trí tuệ 2005”);

-          Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp (“Nghị định số 103/2006/NĐ-CP”);

-          Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghê hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP (“Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN”);

(2)   Trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu:

·         Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

-          Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký nhãn hiệu:

+    Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;

+    Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó;

+    Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó;

+    Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.

-          Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu :

+    Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó;

+    Có khả năng phân biệt với nhãn hiệu hàng hoá cùng loại của chủ thể khác.

·         Trình tự thực hiện:

-          Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

-          Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

-          Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:

+    Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

+    Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

-          Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

-          Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

-          Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

+    Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

·         Cách thức thực hiện:

-          Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

-          Qua bưu điện.

·         Thành phần, số lượng hồ sơ:

-          Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+    Tờ khai (02 tờ theo mẫu);

+    Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu kích thước 80 x 80 mm);

+    Các tài liệu liên quan (nếu cần);

+    Chứng từ nộp phí, lệ phí.

-          Số lượng hồ sơ:  01 (bộ).

·         Thời hạn giải quyết:

-          Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn

-          Công bố đơn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

-          Thẩm định nội dung đơn: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.

·         Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

·         Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

-          Quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

-          Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

(3)   Trình tự thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

·         Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

-          Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

+    Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;

+    Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật;

+    Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;

-          Để được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, đối tượng đăng ký phải đáp ứng điều kiện sau:

+    Có tính mới;

+    Có tính sáng tạo;

+    Có khả năng áp dụng công nghiệp.

·         Trình tự thực hiện:

-          Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

-          Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

-          Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:

+  Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

+  Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

-          Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

-          Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

-          Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

+  Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+  Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

·         Cách thức thực hiện:

-          Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại

-          Quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

24. Chúng tôi muốn mua lại một ứng dụng mới của một tác giả. Version hiện tại chúng tôi muốn mua của tác giả là bản version 3, sau khi đã được nâng cấp 2 lần. Chúng tôi có thể quy định trong hợp đồng tác giả phải cập nhật cho chúng tôi tất cả các phiên bản mới của ứng dụng này sau khi tác giả nâng cấp và hoàn thiện không? Nếu trên cơ sở ứng dụng này, tác giả phát triển thành một ứng dụng mới, chúng tôi có được quyền sở hữu ứng dụng đó không?

 

1. Cơ sở pháp lý:
Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) 2005

Luật SHTT sửa đổi năm 2009
2. Ý kiến tư vấn 
Theo quy định của Điều 19 và 20 Luật SHTT, đối với chương trình máy tính (ứng dụng), tác giả có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với chương trình máy tính đó. Khi tác giả bán phầm mềm, điều này có nghĩa là tác giả chỉ chuyển giao một hoặc toàn bộ quyền tài sản của mình đối với tác phẩm mà thôi. Theo Luật SHTT, quyền tài sản của tác giả được quy định như sau:

Điều 20. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Do vậy, cần xác định rõ phạm vi chuyển giao quyền trong hợp đồng giữa tác giả và doanh nghiệp để biết doanh nghiệp có quyền hạn như thế nào đối với ứng dụng đã mua. Trong trường hợp tác giả chỉ chuyển giao ứng dụng với phiên bản hiện tại mà không thỏa thuận sẽ cập nhật miễn phí hoặc có thu phí cho ứng dụng khi có phiên bản mới thì doanh nghiệp không có quyền yêu cầu.

Ngoài ra, việc sửa chữa tác phầm là quyền nhân thân của tác giả và theo quy định pháp luật không được phép chuyển giao, do vậy, khi tác giả bán ứng dụng cho doanh nghiệp, việc sửa đổi nâng cấp ứng dụng là quyền của tác giả chứ không phải nghĩa vụ, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định về việc doanh nghiệp sau khi mua ứng dụng được tác giả cung cấp quyền cập nhật ứng dụng (miễn phí hoặc có trả phí).

Đối với trường hợp tác giả không chuyển giao quyền làm tác phẩm phái sinh cho doanh nghiệp thì tác giả có quyền phát triển ứng dụng đó thành một ứng dụng mới thì ứng dụng này được coi là sản phẩm độc lập với ứng dụng đã bán cho doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp không sở hữu bất kỳ quyền nào thuộc quyền tác giả đối với ứng dụng mới này. Trường hợp doanh nghiệp muốn sở hữu ứng dụng mới, doanh nghiệp cần phải ký kết hợp đồng mua bán với tác giả.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC


25. Tôi có kế hoạch mở chuỗi nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống và muốn ký hợp đồng với một cá nhân, người này sẽ đứng ra thu mua nguyên liệu từ nhiều nguồn (các vườn nuôi trồng ở khu vực người đó sinh sống) và cung ứng nguyên liệu cho chuỗi nhà hàng của chúng tôi. Trong hợp đồng cung ứng này tôi cần lưu ý điểm gì để đảm bảo được chất lượng nguyên liệu thu mua do tôi không làm việc trực tiếp với người nuôi trồng?


1. Cơ sở pháp lý:
- Luật dân sự

- Luật thương mại;

- Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;

2. Ý kiến tư vấn 
Căn cứ vào câu hỏi của anh/chị, chúng tôi hiểu rằng hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu giữa anh/chị và người thu mua nguyên vật liệu là một hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó người thu mua có nghĩa vụ cung cấp nguyên vật liệu cho chuỗi cửa hàng của anh/chị.

Theo quy định của Bộ Luật dân sự, bên bán có nghĩa vụ phải bảo đảm chất lượng hàng hóa theo như thỏa thuận.

Bộ Luật Dân sự

Điều 444. Bảo đảm chất lượng vật mua bán

1. Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán; nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đã mua thì phải báo ngay khi phát hiện ra khuyết tật và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật có khuyết tật, giảm giá và bồi thường thiệt hại, nếu không có thoả thuận khác.

2. Bên bán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng hoá hoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựa chọn.

Vì vậy, để đảm bảo được chất lượng hàng hóa mua về, anh/chị cần lưu ý quy định rõ ràng về chất lượng hàng hóa và những yêu cầu cụ thể đối với từng loại hàng hóa, đồng thời có những quy định liên quan đến không nhận hàng không đạt yêu cầu và bên bán phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa.

Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, anh chị cần lưu ý trong hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu,để đảm bảo chất lượng nguyên liệu thu mua, hợp đồng cần quy định rõ về quy cách và chất lượng nguyên vật liệu được thu mua, đồng thời yêu cầu người cung cấp chịu trách nhiệm về nguyen liệu cung cấp. Trong trường hợp nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, nhà hàng có quyền chấm dứt hợp đồng, đồng thời nếu chất lượng của nguyên vật liệu không đảm bảo dẫn đến xảy ra sự cố dẫn đến việc phải bồi thường cho bên thứ ba thì người cung cấp nguyên liệu sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường này.

Đồng thời, nhà hàng cũng nên yêu cầu người cung cấp đưa ra danh sách những nguồn cung cấp nguyên vật liệu uy tín đáng tin cậy, có đầy đủ các giấy tờ chứng minh về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm chứng chất lượng. Việc cơ sở đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm được thể hiện ở việc cơ sở cung cấp đó đã được cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay chưa.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì mức phạt từ cảnh cáo đến phạt hành chính hoặc đóng cửa cơ sở. Do vậy, anh/chị có thể yêu cầu người bán cung cấp bản sao Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của những nguồn nơi cung cấp thực phẩm để có thể yên tâm về chất lượng.

Sau khi đã có danh sách những nhà cung cấp đáng tin cậy, anh/chị có thể nêu trong hợp đồng về yêu cầu đối với người cung cấp chỉ được phép thu mua nguyên liệu từ những nguồn đã có đảm bảo chất lượng và khi thu mua cần có giấy tờ chứng minh nguồn gốc thực phẩm. Nếu người cung cấp thu mua nguyên vật liệu ngoài những nguồn này thì nhà hàng có quyền không nhận hàng và chấm dứt hợp đồng, cũng như yêu cầu bồi thường thiệt hại như đã nêu trên.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

26. Tôi kinh doanh chuỗi nhà hàng và có ý định thuê một chuyên gia ẩm thực chuyên chịu trách nhiệm sáng tạo món mới, thiết kế thực đơn và đào tạo nhân viên cho nhà hàng. Hợp đồng ký với chuyên gia này cần có những nội dung chính gì? Tôi muốn công thức chế biến các món mới phải được bảo mật và sẽ được coi là bí mật kinh doanh của nhà hàng, tôi phải làm thủ tục gì?


1. Cơ sở pháp lý:
- Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) 2005

- Luật SHTT sửa đổi năm 2009
2. Ý kiến tư vấn 
Đối với việc ký kết hợp đồng với chuyên gia ẩm thực, hợp đồng ký với chuyên gia cần chú ý đến việc xác định quyền tác giả và quyền liên quan thuộc về chủ đầu tư nhà hàng theo quy định sau:

Luật Sở hữu trí tuệ

Điều 39. Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Những nội dung chính trong hợp đồng cần xác định rõ, quyền tác giả và quyền liên quan thuộc nhà hàng, chuyên gia chỉ nắm giữ các quyền về nhân thân, trừ quyền được quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật SHTT. Đồng thời, hợp đồng cần quy định rõ, nhà hàng có quyền yêu cầu chuyên gia ẩm thực

Ngoài ra, cần xác định rõ nghĩa vụ bảo mật thông tin của chuyên gia trong và sau khi kết thúc hợp đồng với nhà hàng, trong hợp đồng nên có điều khoản rang buộc về bảo mật. Trong trường hợp

Đối với việc bảo vệbí mật kinh doanh: Bí mật kinh doanh (hay còn được biết đến là bí mật thương mại) là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Theo định nghĩa trên của Luật Sở hữu trí tuệ, những thông tin được coi là bí mật kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện theo điều 84 Luật SHTT như sau:

Điều 84. Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ

Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Tuy nhiên, hiện nay Pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ đưa ra một số biện pháp khắc phục và bồi thường thiệt hại khi xảy ra vi phạm chứ không có thủ tục đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh. Do vậy, mức độ bảo hộ đối với hình thức bí mật kinh doanh là khá yếu và doanh nghiệp cần tự mình bảo vệ bí mật kinh doanh của mình bằng các biện pháp cần thiết và hiệu quả.

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) có gợi ý cho các doanh nghiệp sở hữu bí mật kinh doanh 10 chiến lược bảo hộ cơ bản; bao gồm:

- Nhận dạng bí mật kinh doanh: các doanh nghiệp nên cân nhắc khi quyết định coi một thông tin là bí mật thương mại. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải đánh giá các yếu tố như: phạm vi đã bộc lộ của thông tin; khả năng bảo mật thông tin; giá trị của thông tin đối với chính doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh; độ khó để người khác thu thập và tiếp cận thông tin…

Một số hành vi cụ thể bị coi là vi phạm quyền đối với bí mật kinh doanh được quy định như sau:

Điều 127, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm (a), (b), (c) và (d) khoản này;

e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 3.A.3.8 của Chương này;

2. Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh quy định tại khoản (1) Điều này bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.

Trong trường hợp bí mật kinh doanh của nhà hàng bị xâm phạm, nhà hàng có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính, các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong Điều 211 và Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ.

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định theo Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệnhư sau:

 1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc các trường hợp tại Điều 211 bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a)Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu,  phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;

b) Đình chỉ có thời hạnhoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

3. Ngoài các hình thức xử phạt như trên, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mạiđối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệhoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

4. Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

 

27. Tôi muốn mở một chuỗi cửa hàng ăn và đang có nhu cầu thuê một kiến trúc sư lên ý tưởng, thiết kế concept nội thất cho chuỗi cửa hàng của mình. Mẫu thiết kế của kiến trúc sư sẽ được sử dụng đồng nhất trong tất cả các cửa hàng trong chuỗi của tôi. Hợp đồng ký kết với kiến trúc sư cần lưu ý vấn đề gì?

 

1. Cơ sở pháp lý:
- Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) 2005

- Luật SHTT sửa đổi năm 2009

2. Ý kiến tư vấn 

Điều 736 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về xác định tác giả của tác phẩm như sau:

Điều 736. Tác giả

1. Người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (sau đây gọi chung là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó.

Trong trường hợp có hai người hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là các đồng tác giả.

2. Người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh từ tác phẩm của người khác, bao gồm tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn là tác giả của tác phẩm phái sinh đó.

Như vậy, người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là tác giả của tác phẩm nên kiến trúc sư thiết kế bản vẽ anh/chị là tác giả của tác phẩm kiến trúc đó.

Pháp luật Việt Nam quy định tác phẩm kiến trúc thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật sở hữu trí tuệ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Căn cứ vào Điều 19 và Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về các quyền tác giả và Khoản 2 Điều 47 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về việc chuyển giao quyền tác giả như sau:

Điều 19. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Điều 20. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Như vậy, khi ký kết hợp đồng với kiến trúc sư, trong hợp đồng cần nêu rõ nội dung về tác quyền và quyền sở hữu quyền tài sản trong quyền tác giả đối với mẫu thiết kế sẽ thuộc về nhà hàng. Nhà hàng có toàn quyền sử dụng đối với mẫu thiết kế do kiến trúc sư thiết kế và được bảo hộ quyền sở hữu quyền tác giả đó.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

28. Đồ uống mới do nhân viên pha chế của tôi nghiên cứu và pha chế thành công trong quá trình làm việc tại chuỗi cửa hàng cafe của tôi có thuộc sở hữu của tôi không? Tôi có thể sử dụng công thức pha chế này và quảng cáo là sản phẩm signature của cửa hàng chúng tôi được không? Cần tiến hành thủ tục gì và thủ tục đăng ký như thế nào?

 

1. Cơ sở pháp lý:
- Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) 2005

-  Luật SHTT sửa đổi năm 2009

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

2. Ý kiến tư vấn 
Trong trường hợp này, cần xem xét xem việc nghiên cứu và pha chế đồ uống mới có nằm trong phạm vi hợp đồng giữa nhân viên và cửa hàng hay không, đồng thời cần xem xét mức độ đầu tư tiền bạc của cửa hàng vào việc hình thành nên kết quả nghiên cứu tạo lập công thức pha chế như thế nào.

Trong trường hợp chứng minh được việc pha chế đồ uống mới là việc cửa hàng giao nhiệm vụ cho nhân viên và chứng minh được cửa hàng cung cấp kinh phí, nguyên vật liệu đầu vào cho việc pha chế đồ uống mới thành công thì cửa hàng là chủ sở hữu của một phần quyền tác giả và quyền tài sản đối với đồ uống mới này, đồng thời có quyền sử dụng công thức pha chế và quảng cáo sản phẩm của mình.

Trong trường hợp việc pha chế đồ uống mới không phải nhiệm vụ mà cửa hàng giao cho nhân viên thì cửa hàng phải thương lượng với nhân viên sáng tạo ra đồ uống để mua lại trước khi thực hiện việc sử dụng và quảng cáo sản phẩm.

Việc bạn muốn quảng cáo đồ uống pha chế theo công thức này là sản phẩm signature của cửa hàng sẽ do bạn tự thực hiện khi bạn có quyền sử dụng công thức đó cho việc kinh doanh tại nhà hàng. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng độc quyền công thức này, bạn sẽ cần thực hiện các thủ tục để công thức này được pháp luật bảo hộ.

Tùy đặc tính của công thức pha chế đồ uống của bạn có đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ dưới hình thức là sản phẩm sở hữu trí tuệ nào, bạn có thể đăng ký để được bảo hộ sản phẩm và áp dụng các biện pháp bảo đảm thực thi quyền tương ứng. Công thức pha chế đồ uống trên thế giới thường được bảo hộ dưới hai hình thức là sáng chế hoặc bí mật kinh doanh.

Công thức pha chế đồ uống cũng có thể được bảo hộ dưới hình thức là bí mật kinh doanh. Các điều kiện để bí mật kinh doanh được bảo hộ bao gồm (Điều 84 Luật sở hữu trí tuệ):

(1)   Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được. VD: công thức pha chế café là một hiểu biết thông thường, do đó không thỏa mãn điều kiện này;

(2)   Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó. VD: công thức pha chế đồ uống của bạn thu hút hấp dẫn khách hàng, mang lại doanh thu lớn, tạo lợi thế khác biệt rõ ràng giữa chuỗi café của bạn và các đối thủ cạnh tranh; và

(3)   Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật  kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. VD: bạn thực hiện các biện pháp nhất định để giữ bí mật công thức pha chế đồ uống như yêu cầu người trực tiếp pha chế phải ký thỏa thuận bảo mật, không phổ biến rộng rãi công thức...

Trong trường hợp anh/chị muốn bảo hộ công thức pha chế mới này dưới hình thức bí mật kinh doanh thì không cần thực hiện thủ tục đăng ký mà chỉ cần giữ gìn công thức pha chế mới thật cẩn thận. Khi có vi phạm về bí mật kinh doanh này, anh/chị có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Ngoài ra, có một phương án khác, tùy theo đánh giá tính mới (đạt mức đột phá) và tính sản xuất công nghiệp của công thức pha chế, công thức này cũng có thể được bảo hộ dưới hình thức sáng chế (VD: Coca Cola, Pepsi,…). Trong trường hợp này, công thức pha chế đồ uống của bạn phải đáp ứng các điều kiện tiên quyết là có đủ các thuộc tính bao gồm (theo quy định tại Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ):

(1) Có tính mới: công thức pha chế chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hay bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài, chưa được công bố ngoài các trường hợp được quy định tại Điều 60.2 và Điều 60.3 Luật Sở hữu trí tuệ;

(2) Có trình độ sáng tạo: công thức pha chế là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng với người có hiểu biết trung bình. VD: công thức pha chế café latte và cappucino không phải là sản phẩm có tính sáng tạo nếu so với công thức pha chế cafe; và

(3) Có khả năng áp dụng công nghiệp: công thứ pha chế có thể thực hiện được việc sản xuất hàng loạt sản phẩm có kết quả ổn định. VD: việc pha chế theo công thức phải được thực hiện thủ công (pha từng cốc) thì sẽ không được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp.

Như vậy, nếu xem xét với 3 đặc tính này mà công thức pha chế đồ uống của bạn hội tụ đủ, bạn có thể đăng ký bảo hộ sáng chế cho công thức pha chế đồ uống của mình.

 Thủ tục đăng ký công thức pha chế như một sáng chế như sau:

a. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ

b. Trình tự thực hiện:

- Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

- Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

- Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:

   + Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

   + Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

- Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

- Thẩm định nội dung đơn:

   + Được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung;

   + Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

- Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

   + Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

   + Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

c. Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

- Qua bưu điện.

d. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

   + Tờ khai (02 bản theo mẫu);

   + Bản mô tả (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có);

   + Yêu cầu bảo hộ (02 bản);

   + Các tài liệu có liên quan (nếu có);

   +  Chứng từ nộp phí, lệ phí.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

e. Thời hạn giải quyết:

- Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;

- Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên hoặc tháng thứ 2 từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung;

- Thẩm định nội dung: 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố.

f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

- Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

h. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký sáng chế:

   + Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;

   + Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật;

- Để được cấp Bằng độc quyền sáng chế, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

   + Có tính mới;

   + Có trình độ sáng tạo;

Có khả năng áp dụng công nghiệp.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC


29. Tôi hiện đang kinh doanh quán café tại một mặt bằng đi thuê, mục đích thuê ghi trong hợp đồng ban đầu là “kinh doanh quán cafe”. Tôi có kế hoạch hợp tác kinh doanh với một bên đối tác, bên đối tác sẽ sử dụng một phần diện tích khu vực này để mở lớp dạy làm bánh/vẽ/may vá. Tôi cần trao đổi gì với chủ nhà đang cho tôi thuê mặt bằng? Bên đối tác của tôi có phải ký hợp đồng thuê với chủ nhà không?


1. Cơ sở pháp lý:

Luật dân sự

2. Ý kiến tư vấn 
Căn cứ vào câu hỏi của anh/chị, chúng tôi hiểu rằng anh chị hiện đang có một mặt bằng kinh doanh đi thuê và hiện giờ muốn hợp tác kinh doanh với một đối tác, có sử dụng một phần diện tích mặt bằng đã thuê.

Trước hết, cần làm rõ hình thức hợp tác giữa anh/chị và bên đối tác. Có thể có 2 hình thức hợp tác: (1) anh/chị cho thuê lại một phần khu vực thuê và để bên đối tác hoạt động độc lập và (2) anh/chị và bên đối tác ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, anh chị đóng góp vào quan hệ hợp tác bằng quyền sử dụng mặt bằng theo hợp đồng thuê với chủ nhà.

Trường hợp 1: cho thuê lại mặt bằng để bên đối tác hoạt động độc lập

Trường hợp này, anh chị sẽ trở thành bên cho thuê trong hợp đồng cho thuê lại. Vì vậy, điều đầu tiên cần xem xét là anh/chị có được quyền cho thuê lại hay không. Anh/chị cần kiểm tra lại để xem nội dung này có được quy định trong hợp đồng đã ký ban đầu giữa anh/chị và chủ nhà hay không. Nếu hợp đồng có những giới hạn nhất định về quyền cho thuê lại của bên thuê (VD: chỉ được cho thuê lại với cùng mục đích thuê ban đầu, chỉ được cho thuê lại sau khi được sự chấp thuận của chủ nhà, không được cho thuê lại), anh/chị bắt buộc phải trao đổi với chủ nhà trước khi thực hiện việc cho thuê lại. Liên quan đến mục đích cho thuê lại không giống với mục đích thuê ban đầu, theo quy định Luật Dân sự, việc sử dụng tài sản thuê phải đúng mục đích như đã thỏa thuận, đồng thời việc cho thuê lại tài sản thuê cần phải có sự đồng ý của chủ nhà cho thuê. Trong trường hợp này, anh/chị hiện đang thuê mặt bằng với mục đích cụ thể là “kinh doanh quán cafe”, vì vậy, khi anh/chị muốn cho thuê lại  một phần diện tích để mở lớp dạy làm bánh/vẽ/may vá là không đúng với mục đích thuê ban đầu, chủ nhà có thể chấm dứt hợp đồng thuê với anh/chị.

Vì vậy, trước khi tiến hành việc sử dụng một phần diện tích để thực hiện công việc khác, anh/chị cần trao đổi với chủ nhà để được chấp thuận cho mượn hoặc cho thuê lại tài sản thuê, hoặc sử dụng diện tích thuê vào mục đích khác được hay không. Sau khi có ý kiến đồng ý của chủ nhà, anh/chị và đối tác có thể cân nhắc ký kết hợp đồng cho thuê lại.

Trường hợp 2: anh/chị đóng góp vào hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác bằng quyền sử dụng mặt bằng theo hợp đồng thuê

Theo đó, hai bên ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh và thực hiện dự án hợp tác đó tại khu vực thuê, một trong những tài sản anh/chị đóng góp vào quan hệ hợp tác này là quyền sử dụng mặt bằng tại khu vực thuê. Trường hợp này bản chất không phải là việc cho thuê lại khu vực thuê, nên về cơ bản không cần phải xem xét đến việc anh/chị có được cho thuê lại hay không. Tuy nhiên, do có liên quan đến mục đích sử dụng khu vực thuê, để đảm bảo nhận được sự cho phép và hỗ trợ của chủ nhà, anh/chị vẫn nên trao đổi trước với chủ nhà về mục đích và kế hoạch hoạt động tại khu vực thuê.

Theo quy định của Luật Đầu tư, hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa hai bên cần có những nội dung chính sau đây:

Luật đầu tư

Điều 29. Nội dung hợp đồng BCC

1. Hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;

b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

3. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

Đặc biệt, trong trường hợp của anh/chị, cần chú ý những vấn đề sau:

- Tài sản và cách thức đóng góp tài sản của các bên trong hợp đồng: cần ghi rõ ràng toàn bộ các tài sản mà các bên đóng góp vào công việc hợp tác kinh doanh: ví dụ như quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đồ đạc có sẵn tại cửa hàng, tài sản đối tác đóng góp thêm, v.v. Tất cả các tài sản đóng góp đều phải được ghi rõ giá trị, số lượng vào thời điểm đóng góp, đồng thời các bên cần có biên bản giao nhận tài sản đóng góp khi thực hiện, đồng thời phải thỏa thuận về cách thức xử lý tài sản khi kết thúc hợp đồng hợp tác.

- Quyền và nghĩa vụ của các bên hợp tác: cần nêu rõ tracgs nhiệm của từng bên khi tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, nêu rõ từng công việc mà từng bên phụ tracgs cũng như quy định rõ thời gian thực hiện,quyền hạn và trách nhiệm của từng bên trong quá trình điều hành quản lý công việc, xử lý các công việc phát sinh bên ngoài thỏa thuận. Song song đó, các bên cần thỏa thuận rõ ràng quyền lợi của từng bên khi thực hiện công việc hợp tác, được hưởng quyền lợi cụ thể gì và khi nào được hưởng.

- Cách thức phân chia lãi lỗ: để xác định được lãi lỗ trong hợp tác kinh doanh, cần xác định rõ các loại doanh thu thu được từ hai hoạt động kinh doanh: từ hoạt động kinh doanh cửa hàng café và hoạt động mở lớp dạy học. Liệu hai loại doanh thu có hợp nhất làm một để chia theo tỉ lệ đóng góp tài sản hay sẽ tách riêng và không chia?

- Cách thức điều hành, quản lý công việc hợp tác: cần xác định cách thức điều hành, phân công thẩm quyền ra quyết định các công việc kinh doanh, đồng thời phân công quản lý các công việc khác.

Chấm dứt hợp đồng và các vấn đề liên quan đến thanh lý hợp đồng, phân chia tài sản và cách thức giải quyết tranh chấp nếu có: cần nêu rõ các trường hợp chấm dứt hợp đồng hợp tác, đồng thời quy định các nội dung về phạt vi phạm và/hoặc bồi thường thiệt hại  trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng. Sau khi chấm dứt hợp đồng, việc phân chia tài sản đã đóng góp cũng phải được quy định rõ ràng tránh những mâu thuẫn xung đột không đáng có. Đồng thời, một phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp cho những tranh chấp có thể phát sinh cũng là vô cùng cần thiết.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

Quay về đầu trang

30. Tôi bán hàng xách tay qua trang cá nhân của tôi trên facebook, bao gồm cả hàng thật (authentic) từ các hãng nổi tiếng tại Mỹ và Singapore và hàng fake cao cấp (nguồn hàng từ Quảng Châu – Trung Quốc). Khi đăng bán tôi luôn ghi đầy đủ và rõ ràng đâu là hàng chuẩn (authentic), đâu là hàng fake cao cấp. Hiện nay, tôi gặp một số khách hàng không hiểu do không hiểu biết hay cố tính gây khó khăn cho việc làm ăn của tôi, sau khi mua của tôi hàng fake cao cấp (rất giống hàng thật và phải người sành mới có thể phân biệt được) thì lại đi rêu rao tại các Group trên facebook rằng tôi trộn hàng fake vào hàng authentic để bán, gây ảnh hưởng đến uy tín và việc làm ăn của tôi. Tôi có thể dùng biện pháp pháp lý nào để ngăn chặn việc này không?


1. Cơ sở pháp lý:
-  Bộ Luật Dân sự

- Bộ Luật Hình sự

- Nghị định 174/2013/NĐ-CP

2. Ý kiến tư vấn

Điều 37 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

"Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ."

Như vậy, việc người khác có những hành vi tuyên truyền thông tin không đúng sự thật về công việc của anh/chị không đúng với quy định pháp luật và ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

Tùy thuộc vào mức độ thiệt hại của hành vi nói trên mà người thực hiện hành vi trên có thể sẽ phải chịu những chế tài xử lý cụ thể. Anh/chị có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp để giải quyết. Nếu có cơ sở, căn cứ pháp lý cụ thể, thiệt hại rõ ràng, anh/chị có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, uy tín bị xâm phạm theo Điều 611 của Bộ luật dân sự 2005:

"Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định."

Ngoài ra, hành vi này còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 03/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Theo đó, hành vi: “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” sẽ bị xử phạt tiền từ: 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, cá nhân đó còn có thể đối mặt với trách nhiệm hình sự với tội danh vu khống theo Điều 122 Bộ luật hình sự.

Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, anh/chị có thể khởi kiện người có hành vi vi phạm để yêu cầu chấm dứt hành vi tuyên truyền thông tin sai sự thật và bồi thường thiệt hại cho anh/chị, hoặc an/chị có thể báo cáo tới cơ quan có thẩm quyền như cơ quan Công an để tố cáo về hành vi vu khống của người có hành vi bôi nhọ danh dự của anh/chị, gây thiệt hại về uy tín và thu nhập của anh/chị.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC


31. Tôi muốn phát triển và sản xuất chế phẩm từ một loại cây nông nghiệp của địa phương mình. Do nguồn vốn hạn chế, không có khả năng thuê đất để xây dựng nhà xưởng nên tôi có dự định sẽ hợp tác với một số hộ nông dân ở địa phương theo hình thức: tôi phụ trách cung cấp giống cây trồng và bao nguồn thu, xây dựng nhà xưởng trên đất của một hộ gia đình tại địa phương, các hộ gia đình sử dụng nguồn giống do tôi cung cấp, có trách nhiệm nuôi trồng đảm bảo theo yêu cầu chất lượng, kỹ thuật của tôi. Tôi nên thực hiện ý tưởng hợp tác này như thế nào? Hình thức là gì và nội dung cần tiến hành ra sao?


Có hai phương án bạn có thể tham khảo như sau:

Phương án 1: Thành lập hợp tác xã

Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.    

Với hình thức hợp tác xã, bạn có thể thu hút được đông đảo người lao động tham gia. Việc quản lý hợp tác xã thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng nên mọi xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hợp tác xã, đồng thời quy trình quản lý, hoạt động cũng không quá phức tạp và nhiều thủ tục, nên có thể áp dụng cho mô hình kinh doanh nông nghiệp với sự tham gia của các bà con nông dân.

1. Hồ sơ, thủ tục thành lập hợp tác xã như sau:     

- Đơn đăng ký kinh doanh hợp tác xã theo mẫu.        

- Điều lệ hợp tác xã.     

- Số lượng xã viên, danh sách Ban quản trị, Ban Kiểm soát hợp tác xã          

- Biên bản đã thông qua tại Hội nghị thành lập Hợp tác xã,   

- Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên Ban quản trị, hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác theo qui định của pháp luật.

- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với HTX kinh doanh ngành nghề mà theo qui định của pháp luật phải có vốn pháp định.       

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề đối với HTX kinh doanh ngành nghề mà theo qui định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

2. Thủ tục  

- Nộp 1 bộ hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và Đầu tư nơi đặt hợp tác xã; nếu hồ sơ hợp lệ, quý sở sẽ trao giấy biên nhận hồ sơ hẹn đến ngày lấy kết quả, theo quy định là 05 ngày làm việc;     

- Sau khi được Sở kế hoạch và Đầu tư cấp giấy đăng ký kinh doanh hợp tác xã, liên hệ với công an làm thủ tục khắc dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu;  

- Đăng bố cáo 03 số báo trong 1 tháng về việc lập HTX;

Phương án 2: Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Nội dung chính của Hợp đồng hợp tác kinh doanh:

- Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh;

- Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng (hình thức, trị giá) và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên: Bạn cần đặc biệt lưu ý đến phần đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư. Do đây là điểm liên kết và cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tan vỡ quan hệ hợp tác giữa các bên. Thông thường, tỷ lệ phân chia lợi nhuận sẽ tương ứng với tỷ lệ đóng góp của các bên trong hợp đồng. Vì vậy, bạn cũng cần lưu ý tới việc xác định tỷ lệ góp vốn, định giá tài sản đóng góp (VD: xác định số vốn bạn dự định đầu tư cho hợp đồng này, định giá quyền sử dụng đất tại khu đất bạn dự định sử dụng để xây nhà xưởng)

- Thời hạn hợp tác, tiến độ;

- Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, cách thức vận hành dự án: Khi xác định xây dựng một dự án hợp tác lâu dài, bạn cần làm rõ với đối tác của mình về quyền và nghĩa vụ của các bên, ai sẽ là người quản lý điều hành dự án. Cũng giống như một doanh nghiệp, một dự án đầu tư, sản xuất cần có bộ máy điều hành quản lý hoạt động. Bạn và đối tác có thể thỏa thuận bạn là người có kiến thức về việc sản xuất sản phẩm và chiến lược kinh doanh, do vậy, bạn sẽ là người trực tiếp điều hành dự án, quyết định các vấn đề như nghiệm thu sản phẩm, đơn vị phân phối…Các quyết định quan trọng ảnh hưởng lớn đến dự án thì sẽ cần phải có sự đồng thuận của tất cả các bên trong hợp đồng hợp tác.

- Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng (trường hợp một trong các bên rút khỏi quan hệ hợp tác);

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

32. Tôi hiện đang kinh doanh một quán cafe, dự định thu hút khách hàng bằng cách tổ chức biểu diễn ca nhạc không bán vé. Tôi có phải đăng ký sử dụng các tác phẩm âm nhạc khi sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình không?

 

Căn cứ pháp lý:

-          Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH Luật sở hữu trí tuệ

-          Nghị định 79/2012/NĐ-CP quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu

Nội dung trả lời

Khoản 1 Điều 33 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.” Như vậy, bạn tổ chức biểu diễn ca nhạc không bán vé thu tiền sẽ không phải xin phép nhưng phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả của các tác phẩm bạn sử dụng.

Để thanh toán tiền thù lao, nhuận bút cho tác giả, bạn có thể liên hệ trực tiếp với tác giả hoặc Trung Tâm Bảo Vệ Quyền Tác Giả Âm Nhạc Việt Nam. Hiện tại, đây là trung tâm nhận ủy quyền ký hợp đồng và thu tiền thù lao, nhuận bút của phần lớn các tác giả âm nhạc tại Việt Nam. Do vậy, với một danh sách nhiều tác phẩm âm nhạc, bạn có thể chỉ cần làm việc với trung tâm bảo vệ quyền tác giả này mà vẫn có thể trả tiền thù lao cho tác giả của các tác phẩm theo đúng quy định. Đối với các tác giả không ủy quyền cho Trung Tâm Bảo Vệ Quyền Tác Giả Âm Nhạc, nếu bạn muốn sử dụng các tác phẩm của các tác giả này, bạn sẽ phải liên hệ trực tiếp với tác giả để thực hiện việc trả thù lao, nhuận bút.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 12 Nghị định 79/2012/NĐ-CP, trường hợp tổ chức biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích phục vụ nội bộ hoặc biểu diễn tại các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát không bán vé, thu tiền xem biểu diễn thì không phải đề nghị cấp giấy phép nhưng phải thực hiện các quy định có liên quan tại Điều 7 và các quy định khác tại Nghị định, cụ thể với trường hợp của bạn như sau:

-          Bảo đảm âm thanh biểu diễn không vượt quá quy định về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép,

-          Bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ theo quy định,

-          Phải có nội quy, quy định niêm yết tại địa điểm tổ chức;

-          Trường hợp bạn muốn tổ chức biểu diễn nghệ thuật sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép;

-          Thông báo bằng văn bản về nội dung chương trình biểu diễn đến Sở Văn hóa nơi tổ chức biểu diễn trong thời hạn ít nhất 5 ngày làm việc trước ngày tổ chức

Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan. 

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

 

33. Tôi thành lập công ty chế biến nông sản. Do nguồn vốn hạn chế không đủ để đầu tư mua máy móc thiết bị mới, tôi muốn nhập khẩu một dây chuyền máy móc đã qua sử dụng từ nước ngoài. Hợp đồng mua máy móc này có những nội dung gì? Thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng có gì khó khăn?


Cơ sở pháp lý

- Luật thương mại

- Thông tư 23/2015/TT-BKHCN quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyển công nghệ đã qua sử dụng

Nội dung trả lời

Hợp đồng mua bán dây chuyền máy móc đã qua sử dụng về cơ bản cũng có những nội dung tương tự như hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm:

1. Hàng hóa: đặc điểm, yêu cầu về hàng hóa, thời hạn bảo hành cho dây chuyền (nếu có), giá cả

Liên quan đến hàng hóa, bạn nên thỏa thuận chi tiết và nêu rõ các đặc điểm, mô tả, đặc tính kỹ thuật của dây chuyền máy móc bạn dự định mua trong hợp đồng này. Vì hàng hóa là máy móc đã qua sử dụng, phần mô tả hàng hóa có thể bổ sung thêm các nội dung như tỷ lệ khấu hao, thời gian đã sử dụng, độ bền duy trì…để đảm bảo mức độ đã qua sử dụng chấp nhận được hoặc đúng theo yêu cầu cụ thể cho trường hợp của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến các giấy tờ liên quan đến chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật của hàng hóa. Ví dụ, với các loại máy móc, bạn có thể yêu cầu người bán cung cấp các chứng nhận kiểm định trong thời hạn không quá 6 tháng kể từ thời điểm ký kết hợp đồng.

2. Giao hàng: thời gian, địa điểm giao hàng, thỏa thuận về nghĩa vụ và chi phí vận chuyển, bảo hiểm, nghĩa vụ làm thủ tục hải quan.

Bạn cần làm rõ với bên bán, ai sẽ là người chịu trách nhiệm liên hệ người vận chuyển hàng tại tất cả các chặng (từ kho của người bán đến cảng tại nước xuất khẩu, từ cảng xuất đến cảng tại Việt Nam và từ cảng này về kho/địa điểm của bạn), bên nào làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu và cảng ở Việt Nam, các chi phí thực hiện thủ tục hải quan, thuế hải quan sẽ do ai chi trả…

3. Thanh toán: hình thức thanh toán, loại tiền thanh toán

4. Quyền và nghĩa vụ của các bên. Bạn cũng nên quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên khi có sự cố phát sinh, bên bán giao hàng không đúng yêu cầu, hàng về đến cảng nhưng không được làm thủ tục thông quan…Trách nhiệm giải quyết sự cố và bồi thường nên được xác định cho bên có lỗi trong từng trường hợp. Tuy nhiên, nếu có thể thỏa thuận chi tiết từ trước trong hợp đồng sẽ tiết kiệm được thời gian cho các bên khi rắc rối xảy ra. 

Yêu cầu về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ được quy định như thế nào?

Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng phải phù hợp với các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành và  đáp ứng các tiêu chí sau:

- Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm;

- Được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc phù hợp với Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Hồ sơ nhập khẩu Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng bao gồm các loại hồ sơ nào?

Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp phải bổ sung 01 bộ tài liệu bao gồm:

- Đối với thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư : 01 bản sao chứng thực Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kèm theo 01 bản chính Danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu trong hồ sơ dự án.         

- Đối với các trường hợp khác nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng (kể cả trường hợp dự án đầu tư được chấp thuận theo Quyết định chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư mà không có Danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu): Tài liệu kỹ thuật thể hiện năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng nhập khẩu, gồm một trong các tài liệu sau:

- 01 bản chính Giấy xác nhận của nhà sản xuất về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng phù hợp với quy định;

01 bản chính Chứng thư giám định của một tổ chức giám định quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyển công nghệ đã qua sử dụng, về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng phù hợp với quy định

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC 

34. Tôi muốn nhập khẩu một loại sản phẩm chưa được phân phối chính thức ở VN. Với vị thế là nhà nhập khẩu đầu tiên, tôi muốn thỏa thuận được độc quyền phân phối sản phẩm này ở VN. Hợp đồng phân phối độc quyền cần có những nội dung gì?


Căn cứ pháp lý

-          Luật thương mại 2005

Nội dung trả lời

Hợp đồng phân phối độc quyền có những nội dung chính sau:

1. Sản phẩm phân phối, giá bán (giá có bao gồm chi phí liên quan như thuế, chi phí vận chuyển, đóng gói, bảo hiểm không), phạm vi (khu vực) và thời hạn phân phối

2. Thanh toán:

-          Phương thức, thời hạn thanh toán, đồng tiền thanh toán

-          Với các hợp đồng phân phối, các nhà cung cấp thường quy định mức giới hạn công nợ. Theo đó, bạn sẽ được nợ thanh toán tới mức tối đa này, nếu tổng số tiền chưa thanh toán cho nhà cung cấp vượt mức này, nhà cung cấp sẽ ngừng giao hàng cho đến khi bạn thanh toán. Quy định này là một cách để đảm bảo bạn không ôm nhiều hàng mà không chịu thanh toán cho nhà cung cấp.

3. Trách nhiệm của nhà cung cấp:

-          Trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc, nhãn hiệu, nhãn hàng hóa, giấy tờ sản phẩm và các yêu cầu khác về sản phẩm

-          Phương thức đặt hàng, giao hàng, cách thức giao nhận sản phẩm

-          Cách thức xử lý khi hàng giao không đạt chất lượng yêu cầu, có khiếu nại của khách hàng liên quan đến chất lượng sản phẩm hay cơ quan nhà nước có quyết định xử phạt liên quan đến sản phẩm. Bạn có thể thỏa thuận về trách nhiệm đổi trả hàng với nhà cung cấp đối với các hàng bán chậm, hàng hết hạn sử dụng…Tuy nhiên với hợp đồng nhập khẩu, điều khoản này thường khó được chấp nhận và áp dụng.

-          Cam kết về trách nhiệm duy trì tư cách nhà phân phối độc quyền cho bạn: cần thỏa thuận và yêu cầu ghi rõ trong hợp đồng nhà cung cấp không được ký hợp đồng mua bán/giao đại lý với một bên khác để cung cấp sản phẩm trong phạm vi và thời hạn phân phối quy định trong hợp đồng của bạn. Ngoài ra, cũng nên thỏa thuận để làm rõ việc nhà cung cấp có thể trực tiếp phân phối sản phẩm trong phạm vi và thời hạn phân phối hay không để tránh trường hợp xảy ra sự cạnh tranh giữa bạn (đại lý độc quyền) và bản thân nhà cung cấp trên cùng một thị trường.

4. Trách nhiệm của nhà phân phối:

-            Tiếp nhận,  kiểm tra sản phẩm khi nhận hàng

-            Trách nhiệm dán nhãn phụ hàng hóa (do là hàng nhập khẩu, hàng hóa cần phải được dán nhãn phụ tiếng Việt), đăng ký công bố/lưu hành hàng hóa (đối với các loại hàng hóa có yêu cầu, VD thực phẩm, mỹ  phẩm, thuốc, rượu)

-            Trách nhiệm làm các thủ tục hải quan

-            Thực hiện các chương trình khuyến mại, quảng cáo, đào tạo cho nhân viên tùy theo yêu cầu và thỏa thuận của nhà cung cấp

-            Các thỏa thuận khác về chỉ tiêu doanh số, chỉ tiêu thưởng, các mức chiết khấu, hỗ trợ thương mại

Hình thức phân phối sản phẩm của bạn là bán lẻ hay bán buôn? Bạn có được giao đại lý cấp hai đối với sản phẩm của nhà cung cấp này không và giá giao đại lý cấp hai có giới hạn gì?

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

 

35. Tôi đang mở trang trại trồng nông sản, tuy nhiên cần vốn để đầu tư vào công đoạn sơ chế, bảo quản và quay vòng sản xuất. Tôi có thể thế chấp khu đất hiện đang làm trang trại của mình để vay vốn đồng thời vẫn sản xuất kinh doanh tại khu đất này được không? Hợp đồng vay này có những nội dung gì?

 

Căn cứ pháp lý

- Bộ luật dân sự năm 2015

- Luật đất đai năm 2013

Nội dung trả lời

Theo quy định tại Bộ luật dân sự và Điều 188 Luật Đất Đai về điều kiện để thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, người sử dụng đất được phép thế chấp quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau:

a) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật đất đai). Liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ngoài các trường hợp quy định tại Điều 186.3 và Điều 168.1 như nêu ở trên, cần làm rõ, bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo căn cứ nào. Trường hợp bạn được cấp giấy chứng nhận theo diện thuê đất hoặc thuê lại đất trả tiền thuê đất hàng năm (các trường hợp cụ thể tại Điều 56.1 Luật đất đai), bạn sẽ không được quyền thế chấp quyền sử dụng đất mà chỉ có thể thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê (Điều 179.2(đ) Luật đất đai). Các trường hợp khác, bạn sẽ có các quyền tương ứng như quy định tại Điều 179, Điều 180 Luật đất đai và được quyền thế chấp quyền sử dụng đất.;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Trong thời gian thế chấp quyền sử dụng khu đất này để vay vốn, bạn vẫn có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh sản xuất của mình tại khu vực này.

Những nội dung chính của hợp đồng vay:

1. Số tiền vay, phương thức vay, mục đích sử dụng tiền vay

2. Thời hạn vay, mức lãi suất cho vay, lãi suất nợ quá hạn

2. Biện pháp bảo đảm hợp đồng (trong trường hợp này là thế chấp): Tài sản thế chấp, định giá tài sản thế chấp, cách thức xử lý tài sản thế chấp.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

36. Tôi mở xưởng gỗ làm đồ nội thất. Tôi thiết kế được một số mẫu đồ nội thất và muốn sản xuất hàng loạt, chào bán tại các siêu thị nội thất. Tôi có thể đăng ký bảo hộ cho các thiết kế này để tránh rủi ro mẫu thiết kế của mình bị sao chép không? Thủ tục như thế nào?


Căn cứ pháp lý

- Luật sở hữu trí tuệ

- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

Nội dung trả lời

Bạn có thể đăng ký bảo hộ cho các thiết kế của mình theo hình thức bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Thủ tục như sau:

1. Tài liệu tối thiểu

(a) Tờ khai đăng ký KDCN theo mẫu số 03-KDCN trong Phụ lục A Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

(b) Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ KDCN (05 bộ);

(c) Bản mô tả KDCN;

(d) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

2. Yêu cầu đối với đơn

(a) Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;

(b) Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCNthì phải được dịch ra tiếng Việt;

(c) Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;

(d) Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

(e) Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

(f) Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ,một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

(g) Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;

(h) Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC


37. Tôi có kế hoạch kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, muốn thuê lao động tại địa phương gia công sản xuất, tôi sẽ giao mẫu để gia công và nghiệm thu sản phẩm theo mẫu này. Hợp đồng gia công có những nội dung gì?


Căn cứ pháp lý:

-          Luật thương mại 2005

-          Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại

Nội dung trả lời

Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Luật Thương mại và phải tối thiểu bao gồm các điều khoản sau:

1. Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.

2. Tên, số lượng sản phẩm gia công.

3. Giá gia công.

4. Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.

5. Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.

6. Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).

7. Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.

8. Địa điểm và thời gian giao hàng.

9. Điều kiện nghiệm thu sản phẩm thi công. Vì bạn giao mẫu để người lao động thực hiện, bạn cần quy định rõ điều kiện sản phẩm gia công sẽ không được chấp nhận nếu không đạt tiêu chuẩn theo mẫu. Bạn có thể quy định thêm về hạn mức hao hụt (VD: tỷ lệ hàng không đạt tiêu chuẩn không được vượt quá 3% tổng số hàng giao) để hạn chế rủi ro số lượng hàng không đạt chất lượng quá lớn. Hợp đồng cũng có thể có quy địn trường hợp hàng giao không đạt tiêu chuẩn, bạn sẽ không nhận hàng, phạt vi phạm và yêu cầu bồi thường.

10. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

Tùy thực tế nội dung hợp tác của bạn và các hộ nông dân, bạn có thể quy định rõ trách nhiệm của các bên. 

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

38. Tôi đang kinh doanh sản phẩm do công ty mình sản xuất khá hiệu quả, trên thị trường xuất hiện một loại sản phẩm cùng loại có nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu của tôi nhưng chất lượng kém hơn. Tôi cho rằng sản phẩm này là hàng giả, tôi có thể yêu cầu cơ quan chức năng xử lý đơn vị cung cấp sản phẩm kia không trong khi tôi vẫn chưa đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình?

 

Cơ sở pháp lý

- Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH Luật sở hữu trí tuệ

Nội dung trả lời

Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi chưa hiểu rõ được “nhãn hiệu tương tự” mà bạn mô tả ở đây là (i) nhãn hiệu giống hệt, khiến khách hàng khi muốn mua sản phẩm của bạn dù đã kiểm tra tương đối kỹ lưỡng vẫn mua nhầm sản phẩm hay (ii) nhãn hiệu có nhiều điểm tương tự, khiến khách hàng dễ bị nhầm lẫn khi chọn mua sản phẩm. Trường hợp (i) được gọi là hàng giả  còn trường hợp (ii) được gọi là hàng nhái (cả hai trường hợp thì nhãn hiệu của bạn phải được nhà nước bảo hộ trước đó)

Do câu hỏi của bạn liên quan tới hàng giả, chúng tôi gửi bạn thông tin như sau:

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013 và Khoản 1, Khoản 2 Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

Trường hợp phát hiện vi phạm, bạn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo mức phạt quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định 185/2013 này đối với các hành vi buôn bán  và sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.

Tuy nhiên theo như nội dung bạn trình bày, bạn vẫn chưa đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu sản phẩm mình sử dụng.  Để có đủ cơ sở pháp lý để xác định hành vi vi phạm và yêu cầu xử lý vi phạm, bạn cần lập tức tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình. Đồng thời với việc nộp đơn đăng ký bảo hộ, bạn nên có trao đổi với đơn vị đang cung cấp/kinh doanh sản phẩm mang nhãn hiệu tương tự kia để yêu cầu chấm dứt việc tiếp tục sử dụng nhãn hàng hóa đó.

Đầu tiên, bạn cần xem xét các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu để loại trừ những yếu tố này khỏi nhãn hiệu bạn dự định đăng ký (Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ).  Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp  quy định tại Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ.

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như sau:

1. Thành phần hồ sơ tối thiểu

(a) 02 Tờ khai đăng ký theo mẫu số 04-NH, Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

(b) Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

(c) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

2. Yêu cầu đối với đơn

(a) Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;

(b) Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;

(c) Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ,sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;

(d) Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

(e) Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

(f) Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ,một cách rõ ràng,sạch sẽ,không tẩy xoá,không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó,nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

(g) Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo).  Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;

(h) Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC


39. Tôi đã đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình ở Việt Nam. Tôi muốn xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Vậy nhãn hiệu của tôi ở nước ngoài có được bảo hộ không? Tôi có cần phải đăng ký bảo hộ ở nước ngoài không?


Cơ sở pháp lý

-          Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH Luật sở hữu trí tuệ

-          Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

-          Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

Nội dung trả lời

Điều 93 khoản 1 Luật sở hữu trí tuệ có quy định rõ “Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Theo đó, một nhãn hiệu được đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thì chỉ được bảo họ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam và không đương nhiên được bảo hộ ở nước ngoài. Để được bảo hộ nhãn hiệu của mình ở nước ngoài, chủ sở hữu nhãn hiệu phải thực hiên thủ tục đăng ký tại cơ quan sở hữu trí tuệ ở nước đó và được chấp nhận bảo hộ.  Ví dụ, nhãn hiệu của bạn đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thì sẽ được bảo hộ tại Việt Nam chứ không đương nhiên được bảo hộ tại tất cả các nước khác trên thế giới.

Trước khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu vào quốc gia khác, bạn cần quan tâm đến việc đăng ký để bảo vệ nhãn hiệu của mình. Đã từng có nhiều trường hợp nhãn hiệu ở Việt Nam bị vi phạm khi xuất khẩu ra nước ngoài nhưng nhãn hiệu đã bị một đơn vị khác đăng ký bảo hộ với tư cách là chủ sở hữu từ trước, điển hình như trường hợp của cà phê Trung Nguyên, võng xếp Duy Lợi.

Để nhãn hiệu của mình được bảo hộ tại nước nhập khẩu, bạn cần tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký bảo hộ tại nước đó. Thủ tục tại từng nước sẽ khác nhau tùy theo quy định tại nước đó. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền tại nước này cấp văn bằng bảo hộ, nhãn hiệu của bạn sẽ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thủ tục đăng ký quốc tế theo quy định tại Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid mà Việt Nam thành viên.

Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid là điều ước quốc tế quy định về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa và dịch vụ. Theo đó, khi chủ sở hữu nhãn hiệu muốn nhãn hiệu của mình được bảo hộ, họ có thể nộp đơn quốc tế cho Văn phòng quốc tế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), trong đơn có chỉ định rõ những nước thành viên của Thỏa ước Madrid/Nghị đinh thư Madrid mà chủ sở hữu nhãn hiệu muốn nhãn hiệu của mình được bảo hộ. Khi đó, nhãn hiệu đó có thể được bảo hộ tại các nước này mà không phải nộp đơn riêng lẻ ở từng quốc gia.

Thủ tục nộp đơn quốc tế:

1. Chủ thể nộp đơn quốc tế

a) Người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Thoả ước Madrid.

b) Người đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Nghị định thư Madrid.

Như vậy, người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế theo Nghị định thư Madrid ngay sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam mà không bắt buộc phải chờ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ. Còn để đủ điều kiện nộp đơn đăng ký theo Thỏa ước Madrid thì bắt buộc nhãn hiệu đó phải được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam.

2. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam

a) Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉ định nước muốn được đăng ký bảo hộ là thành viên Thoả ước Madrid và không chỉ định bất kỳ nước nào là thành viên Nghị định thư Madrid phải được làm bằng tiếng Pháp.

b) Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉ định ít nhất một nước là thành viên Nghị định thư Madrid, kể cả đồng thời chỉ định nước là thành viên Thoả ước Madrid phải được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

c) Người nộp đơn phải nộp tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu 06-ĐKQT quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN và đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp miễn phí. Trong tờ khai cần chỉ rõ các nước là thành viên Thoả ước Madrid (có thể đồng thời là thành viên Nghị định thư Madrid) và nước chỉ là thành viên Nghị định thư Madrid mà người nộp đơn muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm bằng cách điền chính xác, đầy đủ thông tin vào các mục dành cho người nộp đơn và phải gắn kèm các mẫu nhãn hiệu đúng như mẫu nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam.

d) Người nộp đơn cần tính sơ bộ tổng số phí, lệ phí theo biểu lệ phí in trên mẫu đơn hoặc có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ thông báo chính xác số phí, lệ phí cần phải nộp cho Văn phòng quốc tế. Người nộp đơn phải thanh toán trực tiếp các khoản phí, lệ phí đó cho Văn phòng quốc tế và phải nộp thêm các khoản lệ phí, phí liên quan theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.

e) Người nộp đơn phải bảo đảm các thông tin (đặc biệt về tên, địa chỉ của người nộp đơn, hàng hoá, dịch vụ và phân nhóm hàng hoá, dịch vụ) khai trong đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu là chính xác, kể cả về ngôn ngữ, dịch thuật và thống nhất với các thông tin ghi trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu cơ sở tương ứng. Người nộp đơn có trách nhiệm nộp các khoản lệ phí phát sinh liên quan đến sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu do việc khai báo các thông tin không chính xác hoặc không thống nhất theo thông báo của Văn phòng quốc tế.

f) Mọi thư từ, giao dịch liên quan đến đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu đều được thực hiện thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm thông báo kịp thời các yêu cầu của người nộp đơn cho Văn phòng quốc tế và ngược lại, tuân theo quy định của điều ước quốc tế liên quan.

3. Cơ quan nhận đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam

a) Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ tài liệu đơn hợp lệ theo quy định.

b) Ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu trong trường hợp Văn phòng quốc tế nhận được đơn đó trong vòng 02 tháng kể từ ngày ghi trên dấu nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Trường hợp đơn không được người nộp đơn hoàn thiện để gửi đến Văn phòng quốc tế trong thời hạn nói trên thì ngày nhận được đơn tại Văn phòng quốc tế sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

Quay về đầu trang

40. Ứng dụng di động do công ty tôi quản lý và kinh doanh hoạt động khá hiệu quả với số lượt tìm kiếm cao, lượng người dùng nhiều và được đánh giá tốt. Tuy nhiên gần đây xuất hiện một ứng dụng có tên và biểu tượng tương tự với ứng dụng của chúng tôi, dễ dẫn đến nhầm lẫn cho người dùng khi tìm kiếm ứng dụng. Tôi có thể thực hiện biện pháp gì để ngăn chặn sự cạnh tranh này?

 

Căn cứ pháp lý:

- Luật sở hữu trí tuệ

- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

- Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

Nội dung trả lời

Trước hết cần làm rõ một số vấn đề sau:

Ứng dụng công ty bạn hiện đang quản lý và kinh doanh là do công ty bạn nghiên cứu phát triển hay nhận chuyển nhượng từ tác giả viết ứng dụng?

Nếu bạn/công ty bạn không phải là tác giả của ứng dụng: cần trao đổi lại với tác giả của ứng dụng để làm rõ tác giả có chuyển nhượng ứng dụng cho một bên thứ ba hay phát triển ứng dụng đã chuyển nhượng ban đầu cho công ty bạn thành một ứng dụng mới hoặc bản nâng cấp hay không. Cách xử lý tiếp theo sẽ tùy theo những thỏa thuận ban đầu giữa bạn/công ty bạn và tác giả ứng dụng. Nếu trong hợp đồng giữa bạn và tác giả ứng dụng có thỏa thuận rõ về việc tác giả không được chuyển nhượng ứng dụng cho người thứ ba và/hoặc tác giả phải cung cấp các bản cập nhật ứng dụng cho bên bạn, bạn có thể yêu cầu tác giả chấm dứt hành vi vi phạm nếu ứng dụng tương tự kia là do tác giả hoặc một đơn vị được tác giả cho phép phát triển.

Nếu ứng dụng là do công ty bạn nghiên cứu và phát triển, cần xét tiếp đến vấn đề công ty bạn đã đăng ký bảo hộ cho tên gọi và biểu tượng ứng dụng này hay chưa.

Công ty bạn đã đăng ký bảo hộ cho tên gọi và biểu tượng ứng dụng của mình chưa?

Ứng dụng là một loại hàng hóa, tên ứng dụng và biểu tượng ứng dụng là các hình thức dùng để phân biệt ứng dụng của bạn với các ứng dụng của các cá nhân, tổ chức khác, do đó có thể được đăng ký bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ.

Nếu tên gọi và biểu tượng ứng dụng của bạn đã được cấp văn bằng chứng nhận bảo hộ, bạn có thể gửi văn bản yêu cầu đơn vị đang cung cấp/phát hành ứng dụng tương tự kia lập tức gỡ ứng dụng do có dấu hiệu vi phạm theo quy định tại Điều 211 Khoản 1 Điểm d và Điều 213 Khoản 2 Luật Sở hữu trí tuệ. Đồng thời, bạn cũng có quyền thông báo và yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thủ tục xác minh và xử lý vi phạm đối với đơn vị cung cấp/phát hành ứng dụng vi phạm trên.

Quy định cụ thể về vấn đề này tại Nghị định 106/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Ngoài ra, với hành vi sử dụng tên gọi và biểu tượng ứng dụng tương tự dẫn đến gây nhầm lẫn với ứng dụng của công ty bạn, đơn vị cung cấp ứng dụng kia có thể sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.  Điều 28 khoản 2 Nghị định 71/2014 có quy định phạt tiền từ 50-100 triệu đồng đối với các hành vi:

a) Sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, nhãn hàng hóa và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh;

b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn quy định tại Điểm a Khoản này.

Nếu chưa làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu, bạn cần xúc tiến ngay việc nộp đơn đăng ký bảo hộ cho tên ứng dụng và biểu tượng ứng dụng của mình.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC


41. Tôi đã đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mỹ phẩm do công ty tôi sản xuất. Hiện tại, công ty mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh spa. Tôi có thể sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký để kinh doanh lĩnh vực mới không? Có cần đăng ký bổ sung không?


Cơ sở pháp lý

-          Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH Luật sở hữu trí tuệ

-          Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

Nội dung trả lời

Bạn đã đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu của mình trong nhóm hàng hóa mỹ phẩm (nhóm 3 Danh mục hàng hóa và dịch vụ Nice). Trường hợp muốn sử dụng nhãn hiệu này cho lĩnh vực kinh doanh khác không nằm trong nhóm hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký trong đơn đăng ký nhãn hiệu ban đầu và muốn nhãn hiệu của mình được bảo hộ trong lĩnh vực này, bạn cần nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhóm dịch vụ mới đó.

Chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sửa đổi văn bằng bảo hộ đã được cấp theo quy định tại Điều 97 Luật Sở hữu trí tuệ.  Khoản 3 Điều 97 Luật sở hữu trí tuệ có quy định và được làm rõ ở Điều 20.1(b) Thông tư 01/2007 về việc sửa đổi văn bằng bảo hộ liên quan đến việc sửa đổi phạm vi bảo hộ, tuy nhiên chỉ áp dụng cho trường hợp thu hẹp phạm vi, cụ thể như sau:

Yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ theo quy định tại khoản 3 Điều 97 của Luật Sở hữu trí tuệ có thể gồm một trong các nội dung sau đây:

(i) Yêu cầu sửa đổi một số chi tiết nhưng không làm thay đổi đáng kể mẫu nhãn hiệu ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

(ii) Yêu cầu giảm bớt một hoặc một số hàng hoá, dịch vụ hoặc nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà không thay đổi mẫu nhãn hiệu;

(iii) Yêu cầu giảm bớt một hoặc một số điểm độc lập hoặc phụ thuộc thuộc phạm vi (yêu cầu) bảo hộ ghi trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích;

(iv) Yêu cầu loại bỏ một hoặc một số phương án kiểu dáng công nghiệp, một hoặc một số sản phẩm trong bộ sản phẩm ghi trong Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp; yêu cầu loại bỏ một hoặc một số đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp.

Như vậy, không có quy định cho trường hợp chủ văn bằng được mở rộng phạm vi bảo hộ bằng cách bổ sung thêm nhóm hàng hóa, dịch vụ vào danh mục hàng hóa, dịch vụ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp. Do vậy, để nhãn hiệu của mình được bảo hộ trong lĩnh vực kinh doanh spa (nhóm 44: chăm sóc vệ sinh và sắc đẹp cho người), bạn cần nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhóm dịch vụ này. Việc thụ lý và thẩm định đơn sẽ được thực hiện như nộp đơn lần đầu đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu mới.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

42. Tôi kinh doanh sản phẩm tinh bột nghệ và đã lập một tên miền để quảng cáo và kinh doanh sản phẩm của mình (VD: tinhbotngheABC.com) nhưng tên miền của tôi chưa có tính riêng biệt, và nhiều nhà cung cấp khác cũng có tên miền tương tự, dễ dẫn đến nhầm lẫn (VD: tinhbotnghe.vn, tinhbotnghe.net, tinhbotnghevang.com). Tôi dự định làm hợp đồng quảng cáo với một đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo trên Google và Youtube. Tôi cần lưu ý nội dung gì trong hợp đồng này? Tôi có thể đăng ký bảo hộ tên miền này được không?


Cơ sở pháp lý:

- Luật Dân sự;

- Luật sở hữu trí tuệ

- Thông tư 24/2015/TT-BTTTT

Ý kiến tư vấn:

Theo như câu hỏi của anh chị, chúng tôi hiểu rằng anh/chị có nhu cầu bảo hộ tên miền đã lập để quảng cáo và kinh doanh sản phẩm, đồng thời đăng ký sử dụng dịch vụ quảng cáo của Google và Youtube.

Liên quan tới Hợp đồng quảng cáo:

Theo như tôi tìm hiểu, hiện nay, khi hợp tác với Google để quảng cáo, Google đang áp dụng 04 hình thức như sau: (i) Quảng cáo Google adwords; (ii) Quảng cáo Google Display Network (GDN); (iii) Quảng cáo trên Youtube và (iv) Quảng cáo Mobile App

[Nguồn: http://adwordsvietnam.com/quang-cao-google-adwords/kienthuc-adwords/324-cac-hinh-thuc-quang-cao-tren-google-moi-nhat.html]

Với mỗi gói dịch vụ này, thông thường khi anh/chị sẽ liên hệ tới 01 công ty truyền thông để để ký hợp đồng dùng dịch vụ quảng cáo và các công ty này thường đưa ra một mẫu hợp đồng đã chuẩn bị sẵn, các anh/chị nên lưu ý một số vấn đề sau:

Hợp đồng quảng cáo là hợp đồng mà bên cung cấp dịch vụ quảng cáo sẽ sử dụng hình ảnh, thông tin của bên thuê dịch vụ để đăng quảng cáo trên những trang thông tin điện tử thuộc quyền sử dụng, khai thác của bên cung cấp dịch vụ quảng cáo. Do vậy, có một số điều cần lưu ý khi ký kết hợp đồng quảng cáo với đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo như sau:

- Tất cả mọi thông tin, hình ảnh mà bên thuê quảng cáo cung cấp cho bên cung cấp dịch vụ quảng cáo vẫn thuộc quyền sở hữu của bên thuê quảng cáo. Việc chuyển giao quyền sử dụng thông tin, hình ảnh này chỉ nhằm mục đích quảng cáo và sẽ chấm dứt sau khi hết thời gian thuê quảng cáo.

- Bên cung cấp dịch vụ quảng cáo phải cam kết không sử dụng hình ảnh, thông tin của bên thuê dịch vụ quảng cáo để thực hiện những công việc ngoài nội dung hợp đồng.

- Những thông tin mà bên cung cấp dịch vụ quảng cáo nhận được từ bên thuê quảng cáo phải được giữ bảo mật trong thời hạn hợp đồng và thậm chí sau khi hợp đồng chấm dứt hiệu lực.

- Bên cung cấp dịch vụ quảng cáo sẽ không phải chịu trách nhiệm về mọi thông tin, hình ảnh đã đăng quảng cáo bởi những thông tin này hoàn toàn thuộc sở hữu của bên thuê quảng cáo và bên thuê quảng cáo chỉ có trách nhiệm đăng tải. Tuy nhiên, trong trường hợp những nội dung quảng cáo trái với quy định pháp luật thì bên cung cấp dịch vụ có thể có quyền từ chối cung cấp dịch vụ. Khi đó, các bên phải thỏa thuận chấm dứt hợp đồng hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng và sửa đổi nội dung quảng cáo phù hợp.

- Ngoài ra, cần chú ý đến những trường hợp do sự cố không lường trước dẫn đến việc làm gián đoạn việc đăng quảng cáo, các bên cần thỏa thuận trước những phương án để khắc phục, cũng như phương án kéo dài thời gian quảng cáo bù lại thời gian gián đoạn hoặc hoàn lại một phần phí dịch vụ, để bảo đảm quyền lợi cho bên thuê dịch vụ quảng cáo.

 Liên quan đến việc bảo hộ tên miền:

Tên miền được hiểu tên miền là tên được sử dụng để định danh các địa chỉ trên Internet, thường được đặt theo tên doanh nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm, bản quyền, chỉ dẫn địa lý…

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Theo Điều 6 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet:

Điều 6. Đăng ký tên miền “.vn”

1. Đăng ký tên miền “.vn” được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử, đăng ký trước được quyền sử dụng trước, ngoại trừ:

a) Các tên miền thuộc phạm vi ưu tiên bảo vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này;

b) Các tên miền được dành cho đấu giá theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Nguyên tắc đăng ký tên miền sẽ áp dụng theo nguyên tắc bảo hộ tên miền đang được áp dụng tại Việt Nam và tại phần lớn các quốc gia trên thế giới là nguyên tắc “Đăng ký trước thì được quyền sử dụng trước” (first to file first to serve). Theo nguyên tắc này, mọi chủ thể sẽ được cấp đăng ký cho một tên miền khi có đơn yêu cầu đăng ký hợp lệ sớm nhất tới cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký tên miền bất kể tên miền được đăng ký có trùng hay tương tự với nhãn hiệu, tên thương mại của tổ chức, cá nhân khác hay không.

Theo quy định của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cũng như quy định chung về bảo vệ Sở hữu trí tuệ theo phạm vi lãnh thổ quốc gia, theo khu vực thì nhãn hiệu được đăng ký ở hữu trí tuệ tại quốc gia này có thể không được bảo vệ ở quốc gia khác trừ trường hợp chủ nhãn hiệu có thể lựa chọn cách thức bảo vệ khu vực hoặc quốc tế thông qua Hiệp ước quốc tế.

Như vậy, trong trường hợp của anh/chị, trong trường hợp chưa có cá nhân tổ chức nào đăng ký tên miền trùng với tên miền của anh/chị thì tên miền của anh/chị sau khi đăng ký sẽ được coi là được quyền sử dụng độc quyền, bất kể có trùng với nhãn hiệu khác hay không, nếu cá nhân tổ chức khác đăng ký một tên miền tương tự với tên miền của anh chị thì vẫn được chấp nhận. Do vậy, ngoài tên miền anh/chị đã đăng ký, anh/chị cần cân nhắc đăng ký thêm những tên miền có thể tương tự, gần giống, dễ gây nhầm lẫn với tên miền của anh/chị để nâng cao hiệu quả quảng cáo của mình hơn, đồng thời không phải lo ngại về vấn đề có tên miền tương tự dẫn đến khách hàng nhầm lẫn sản phẩm của anh chị với sản phẩm của cá nhân tổ chức khác.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC


43. Tôi đang nghiên cứu áp dụng một phương pháp ép lạnh phổ biến ở Nhật vào việc chế biến các sản phẩm tinh dầu từ cây nông nghiệp. Theo tôi được biết, phương án này ở Việt Nam chưa được áp dụng đại trà trong chế biến các sản phẩm từ cây nông nghiệp. Tôi có thể đăng ký để được bảo hộ ý tưởng và phương pháp chế biến này ở Việt Nam hay không?


Cơ sở pháp lý:

- Luật sở hữu trí tuệ

Ý kiến tư vấn:

Theo như câu hỏi của anh/chị, chúng tôi hiểu rằng phương pháp kỹ thuật mà anh/chị dự định đăng ký là một phương pháp đã được áp dụng phổ biến tại nơi khác, và anh/chị không phải tác giả của phương pháp này. Theo thông tin của anh/chị, phương pháp này chưa được phổ biến tại Việt Nam, do vậy anh/chị muốn đăng ký bảo hộ ý tưởng.

Theo quy định pháp luật hiện hành, “ý tưởng” không phải là đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp anh/chị muốn đăng ký bảo hộ phương pháp chế biến này dưới dạng sáng chế, yêu cầu của anh chị có thể sẽ không được chấp nhận, do anh/chị không phải tác giả của phương pháp này.

Đồng thời, Việt Nam và Nhật Bản cùng là thành viên của các tổ chức, hiệp định quốc tế như WTO và TPP, vì vậy sáng chế, giải pháp hữu ích chưa xuất hiện ở Việt Nam cũng có thể được bảo hộ theo quy định của những công ước quốc tế và tổ chức quốc tế mà Việt Nam và Nhật bản cùng tham gia.

Như vậy, anh/chị không thể đăng ký phương pháp nói trên nếu trong phương pháp anh/chị áp dụng không có sự nghiên cứu phát triển để có “tính mới” so với phương pháp ban đầu, hoặc anh/chị chỉ có thể đăng ký nếu anh/chị được chủ sở hữu của sáng chế hoặc giải pháp hữu ích ở Nhật Bản chuyển giao quyền cho anh/chị theo quy định tại khoản 4 Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ.

“Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký thì có quyền chuyển giao quyền đăng ký đó cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.” 

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

44. Tôi đã nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng, tác dụng, lợi ích của một loại cây nông nghiệp để chế biến một loại trà là thực phẩm chức năng. Xin cho biết cơ sở chế biến của tôi cần đáp ứng được điều kiện gì?


Cơ sở pháp lý:

-     Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;

-     Thông tư số 26/2012/TT-BYT;

-     Thông tư số 16/2012/TT-BYT;

-     Thông tư số 15/2012/TT-BYT

Ý kiến tư vấn:

Theo Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bao gồm thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên đóng chai, nước uống đóng chai và bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế phải được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Căn cứ vào các quy định của Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế, thủ tục Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng cụ thể như sau:

1. Thẩm quyền:

a) Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trừ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở).

b) Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận cho:

-          Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn;

-          Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

-          Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.

(Cơ sở nhỏ lẻ là cơ sở có quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy đăng ký kinh doanh thực phẩm).

2. Trình tự, thủ tục:

-          Bước 1:  Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ;

Nếu quá 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ nếu cơ sở không có phản hồi hay bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận sẽ huỷ hồ sơ.

-          Bước 2: Sau khi có kết quả thẩm xét hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định cơ sở trong vòng 10 ngày làm việc. Trường hợp uỷ quyền thẩm định cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền;

-          Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận:

+        Trường hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo mùa vụ phải ghi rõ thời gian hoạt động trong Giấy chứng nhận;

+        Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm và phải chờ hoàn thiện phải ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thiện nhưng không quá 60 ngày. Đoàn thẩm định tổ chức thẩm định lại khi cơ sở có văn bản xác nhận đã hoàn thiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm của đoàn thẩm định lần trước;

+        Trường hợp cơ sở không đạt yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận. Cơ sở phải nộp lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

3. Hồ sơ:

3.1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 Thông tư 26/2012/TT-BYT).

3.2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

3.3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:

+        Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;

+        Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

(Lưu ý: Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm tuân thủ theo các yêu cầu sau:

Yêu cầu đối với cơ sở:

-          Có đủ diện tích để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng, bảo quản và thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm.

-          Không bị ngập nước, đọng nước.

-          Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại.

-          Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác.

-          Thiết kế các khu vực kinh doanh thực phẩm, vệ sinh, thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ phải tách biệt, phù hợp với yêu cầu thực phẩm kinh doanh.

-          Kết cấu nhà cửa các khu vực vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô kinh doanh thực phẩm; xây dựng bằng vật liệu phù hợp, bảo đảm vệ sinh, tránh được các vi sinh vật gây hại, côn trùng, động vật phá hoại xâm nhập và cư trú.

-          Nền nhà phẳng, nhẵn; có bề mặt cứng, chịu tải trọng, mài mòn; thoát nước tốt, không gây trơn trượt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh.

-          Trần nhà phẳng, sáng màu, làm bằng vật liệu bền, chắc, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc, đọng nước và dính bám các chất bẩn.

-          Cửa ra vào, cửa sổ phải nhẵn, phẳng thuận tiện cho việc làm vệ sinh; những nơi cần thiết phải có lưới bảo vệ tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.

-          Nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng phải bảo đảm theo quy định; các bóng đèn cần được che chắn an toàn.

-          Hệ thống thông gió phù hợp với yêu cầu bảo quản thực phẩm, bảo đảm thông thoáng ở các khu vực.

-          Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.

-          Khu vực vệ sinh của cơ sở phải được bố trí ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm; ít nhất phải có 01 (một) nhà vệ sinh cho 25 người; có đủ nước sạch phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) về nước sạch số 02:2009/BYT, dụng cụ, xà phòng, các chất tẩy rửa để vệ sinh và rửa tay; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở nơi dễ nhìn.

-          Có đủ nước sạch để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT.

-          Thực phẩm kinh doanh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng.

 Yêu cầu đối với trang thiết bị dụng cụ

-          Đủ trang thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm (giá kệ, tủ bày sản phẩm, trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió ở khu vực chứa đựng, bày bán, bảo quản thực phẩm); có quy định về quy trình, chế độ vệ sinh đối với cơ sở.

-          Đủ trang thiết bị để kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh thực phẩm.

-          Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại không han gỉ, dễ tháo rời để bảo dưỡng và làm vệ sinh, thiết kế bảo đảm hoạt động hiệu quả phòng chống côn trùng và động vật gây hại; không sử dụng thuốc, động vật diệt chuột, côn trùng trong khu vực kinh doanh, bảo quản thực phẩm.

-          Thiết bị, dụng cụ giám sát, đo lường chất lượng, an toàn sản phẩm phải đảm bảo độ chính xác và được bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo quy định

Theo quy định tại điều 5 Thông tư số 16/2012/TT-BYT và Thông tư số 15/2012/TT-BYT quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm).

3.4. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

+        Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);

+        Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).

3.5. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:

+        Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);

+        Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).

Số lượng hồ sơ:  01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC


45. Tôi đã nghiên cứu và chế biến thành công một loại trà là thực phẩm chức năng từ một loại cây công nghiệp. Tôi muốn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình, thủ tục cần thực hiện như thế nào?


Cơ sở pháp lý:

-          Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (“Luật Sở hữu trí tuệ 2005”);

-          Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp (“Nghị định số 103/2006/NĐ-CP”);

-          Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghê hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP (“Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN”);

Ý kiến tư vấn:

Theo như yêu cầu của anh/chị, sản phẩm của anh/chị là một sản phẩm mới do anh/chị tự nghiên cứu và chế biến thành công, từ đó, anh/chị có thể phát triển thành sản phẩm riêng của mình để kinh doanh. Gắn với mặt hàng sản phẩm chức năng này, anh/chị hoàn toàn có thể thiết kế một mẫu nhãn hiệu hàng hóa riêng cho sản phẩm để thực hiện việc bảo hộ độc quyền cho nhãn hiệu mặt hàng này. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm được thực hiện như sau:

1. Cơ sở pháp lý thủ tục:

-          Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (“Luật Sở hữu trí tuệ 2005”);

-          Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp (“Nghị định số 103/2006/NĐ-CP”);

-          Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghê hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP (“Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN”);

2. Trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu:

a. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

-          Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký nhãn hiệu:

+        Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;

+        Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó;

+        Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó;

+        Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.

-          Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu :

+        Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó;

+        Có khả năng phân biệt với nhãn hiệu hàng hoá cùng loại của chủ thể khác.

b. Trình tự thực hiện:

-          Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

-          Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

-          Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:

+        Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

+        Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

-          Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

-          Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

-          Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

+        Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+        Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

c. Cách thức thực hiện:

-          Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

-          Qua bưu điện.

d. Thành phần, số lượng hồ sơ:

-          Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+        Tờ khai (02 tờ theo mẫu);

+        Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu kích thước 80 x 80 mm);

+        Các tài liệu liên quan (nếu cần);

+        Chứng từ nộp phí, lệ phí.

-          Số lượng hồ sơ:  01 (bộ).

e. Thời hạn giải quyết:

-          Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;

-          Công bố đơn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

-          Thẩm định nội dung đơn: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.

f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

-          Quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

-          Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

46. Trước đây tôi đã từng biết đến một sản phẩm thực phẩm chức năng do nước ngoài sản xuất nhưng với giá thành rất cao. Nay tôi nghiên cứu và chế biến thành công sản phẩm tương tự như vậy ở Việt Nam với giá thành thấp hơn do có nguồn nguyên liệu giá rẻ và phương pháp chế biến mới. Tôi có thể đăng ký sáng chế cho sản phẩm của mình được không?


Cơ sở pháp lý:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

Ý kiến tư vấn:

Theo quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, sáng chế là một giải pháp kỹ thuật (có thể dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình hoặc kết hợp cả hai), do con người tạo ra để phục vụ cho đời sống.

Một giải pháp kỹ thuật có thể được bảo hộ độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn sau:

- Tính mới: Chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký;

- Tính sáng tạo: Sáng chế là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng;

- Khả năng áp dụng công nghiệp: Có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Lưu ý: Nếu giải pháp không đáp ứng điều kiện về tính sáng tạo thì có thể được bảo hộ là Giải pháp hữu ích.

Cụ thể, các tiêu chuẩn được phân tích cụ thể như sau:

1. Tính mới:

- Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

- Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

- Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

   + Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký

   + Sáng chế được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

   + Sáng chế được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

2. Trình độ sáng tạo:

Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

3. Khả năng áp dụng công nghiệp:

Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Như vậy, anh/chị có thể đối chiếu tính chất của sản phẩm và phương pháp mình nghiên cứu thành công với những đặc điểm nêu trên của sáng chế để xem xét khả năng được bảo hộ dưới hình thức sáng chế.

Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế được thực hiện như sau:

a. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

b. Trình tự thực hiện:

- Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

- Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

- Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:

   + Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

   + Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

- Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

- Thẩm định nội dung đơn:

   + Được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung;

   + Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

- Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

  + Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

  + Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

c. Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

- Qua bưu điện.

d. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

   + Tờ khai (02 bản theo mẫu);

   + Bản mô tả (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có);

   + Yêu cầu bảo hộ (02 bản);

   + Các tài liệu có liên quan (nếu có);

   + Chứng từ nộp phí, lệ phí.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

e. Thời hạn giải quyết:

- Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;

- Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên hoặc tháng thứ 2 từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung;

- Thẩm định nội dung: 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố.

g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

h. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC


47. Tôi muốn lập một website riêng để quảng cáo cho sản phẩm của mình và bán hàng online. Tôi phải làm thủ tục gì?


Cơ sở pháp lý:

-          Luật Công nghệ thông tin (Điều 23),

-          Nghị định số 28/2009/NĐ-CP,

-          Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT (khoản 5, mục II).

-          Nghị định 52⁄2013⁄NĐ-CP,

-          Thông tư 12/2013/TT-BCT,

-          Nghị định 185/2013/ND-CP.

Ý kiến tư vấn:

            Theo quy định pháp luật hiện hành, tất cả cá nhân, thương nhân, tổ chức tại Việt Nam, hoặc thương nhân nước ngoài có chi nhánh / VPĐD tại Việt Nam khi thiết lập website đều phải thực hiện các thủ tục dưới đây.

1. Thông báo tên miền

            Nếu anh/chị sử dụng tên miền quốc tế (.com, .net, .info, .biz,...) phải thông báo cho Bộ Thông Tin và Truyền Thông tại trang web http://thongbaotenmien.vn/.

            Tên miền .vn không cần thông báo theo hướng dẫn này.

2. Thông báo / đăng ký website thương mại điện tử (TMĐT)

            Tất cả website có hoạt động thương mại điện tử phải thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương tại trang web http://online.gov.vn.

            "Website TMĐT bán hàng" phải thực hiện thông báo cho Bộ, gồm các loại website sau:

•    Website giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, dịch vụ sau bán hàng (chỉ giới thiệu, không bán hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp trên web).

•    Website bán hàng không có thanh toán trực tuyến.

•    Website bán hàng có thanh toán trực tuyến.

      "Website cung cấp dịch vụ TMĐT" phải thực hiện đăng ký với Bộ, gồm các loại website sau:

•    Sàn giao dịch TMĐT

•    Web khuyến mãi

•    Web đấu giá

            Xem hướng dẫn thông báo và đăng ký tại trang web http://online.gov.vn/HomePage/ NewsDetailByAlias.aspx?CateAlias=huong-dan-quy-trinh

3. Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp (ICP)

            Các trang web dưới đây phải xin giấy phép ICP tại Sở Thông Tin và Truyền Thông:

•    Trang tin tổng hợp (lấy tin tức bài viết từ báo điện tử trong và ngoài nước)

•    Website thông tin giải trí, văn hóa, xã hội (tự viết bài)

•    Website công ty, website bán hàng có mục tin tức tổng hợp.

Các trang web có viết bài nhưng không thuộc diện phải xin giấy phép ICP gồm:

•    Bài viết giới thiệu công ty, sản phẩm, dịch vụ, hướng dẫn sử dụng,...

•    Tin tức nội bộ công ty (không phải tin tức sao chép từ báo chí).

4. Đăng ký cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến

            Các trang web sau đây phải đăng ký tại Cục Quản Lý Phát Thanh Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử:

•    Mạng xã hội

•    Diễn đàn

•    Web công ty, web bán hàng có mục diễn đàn

•    Web công ty, web bán hàng có chức năng cho phép bạn đọc bình luận.

            Thủ tục: chưa có hướng dẫn thực hiện chi tiết.

5. Đăng ký quảng cáo trên mạng thông tin máy tính

Tất cả các website đăng quảng cáo có thu phí (dạng banner hoặc văn bản) phải liên hệ Cục Quản Lý Phát Thanh Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử để đăng ký.

            Xin lưu ý, trong trường hợp anh/chị muốn đăng ký tên miền “.vn”, anh/chị sẽ phải  thực hiện thêm những thủ tục sau đây:

Nguyên tắc thực hiện

            Nguyên tắc đăng ký tên miền “.vn” (tham khảo tại Điều 6 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT), bao gồm các nội dung sau:

-          Tên miền trong trạng thái chưa được đăng ký sử dụng;

-          Đăng ký tên miền “.vn” tại các Nhà đăng ký tên miền “.vn” được công bố tại địa chỉ http://nhadangky.vntheo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử, đăng ký trước được quyền sử dụng trước, ngoại trừ:

+        Các tên miền thuộc phạm vi ưu tiên bảo vệ là các tên miền “.vn” liên quan tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia (bao gồm: a/ Tên miền là tên các địa bàn quan trọng thuộc khu vực biên giới, tên các đảo, quần đảo, tên biển, vùng biển Việt Nam; b/ Tên miền là tên các địa danh của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới; c/ Tên miền là tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Công đoàn Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam...; d/ Các tên miền liên quan đến hoạt động bảo đảm an ninh, quốc phòng, ngoại giao của đất nước; đ/ Các tên miền khác cần được bảo vệ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông);

+        Các tên miền được dành cho đấu giá theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

-    Tên miền đăng ký phải đảm bảo đúng quy định về cấu trúc tên miền phân theo từng lĩnh vực hoạt động, cụ thể:

+        Tên miền không dấu cấp 2 dùng riêng không phân theo lĩnh vực;

+        Tên miền không dấu cấp 2 dùng chung phân theo lĩnh vực, bao gồm:

·         COM.VN dành cho tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại;

·         BIZ.VN dành cho tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại (tương đương với tên miền COM.VN);

·         EDU.VN dành cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;

·         GOV.VN dành cho các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương;

·         NET.VN dành cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực thiết lập và cung cấp các dịch vụ trên mạng;

·         ORG.VN dành cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội;

·         INT.VN dành cho các tổ chức quốc tế;

·         AC.VN dành cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu;

·         PRO.VN dành cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực có tính chuyên ngành cao;

·         INFO.VN dành cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, phân phối, cung cấp thông tin;

·         HEALTH.VN dành cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực dược, y tế;

·         NAME.VN dành cho các cá nhân đăng ký theo tên riêng của cá nhân và phải đảm bảo tên miền là tên hoặc đi kèm tên là họ, tên đệm, nơi sinh, năm sinh của cá nhân (tổng thể mang ý nghĩa tên riêng của cá nhân).

-          Tên miền do tổ chức, cá nhân tự chọn để đăng ký, nhưng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+        Không có các cụm từ xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia hoặc vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

+        Rõ ràng, nghiêm túc, không gây hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt;

+        Có ít nhất một hoặc một dãy ký tự dưới tên miền cấp cao “.vn”;

+        Được chứa các ký tự từ a đến z; 0 đến 9; các ký tự tiếng Việt trong bảng chữ cái tiếng Việt và tất cả các ký tự được hệ thống máy chủ tên miền trên mạng chấp nhận. Các ký tự này không phân biệt viết hoa hay viết thường;

+        Được chứa dấu gạch nối “-” nhưng không được bắt đầu hoặc kết thúc với ký tự này và không được có hai dấu gạch nối “-” đi liền nhau trong tên miền;

+        Ở mỗi cấp không được nhiều hơn 63 ký tự (đối với tên miền tiếng Việt, số lượng ký tự được tính theo chiều dài sau chuyển đổi thành chuỗi không dấu ASCII);

            Chủ thể có địa chỉ tại Việt Nam chỉ được nộp hồ sơ đăng ký tên miền tại NĐK tên miền “.vn” trong nước. Chủ thể có địa chỉ tại nước ngoài được đăng ký nộp hồ sơ đăng ký tên miền tại NĐK tên miền “.vn” trong nước và NĐK tên miền “.vn” nước ngoài.

2. Quy trình thực hiện

a. Hồ sơ đăng ký:

-          Bản khai đăng ký tên miền (hoặc hợp đồng giữa chủ thể và NĐK) theo mẫu quy định của NĐK đã lựa chọn, nhưng phải đáp ứng đầy đủ các thông tin được quy định tại Phụ lục 3 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT (hoặc biểu mẫu BM-QLTN-QT-01-01 với chủ thể là tổ chức và biểu mẫu BM-QLTN-QT-01-02 đối với chủ thể là cá nhân đính kèm).

-          Giấy tờ tùy thân: Giấy CMND (hoặc hộ chiếu đối với người nước ngoài) của chủ thể là cá nhân hoặc người thay mặt tổ chức làm thủ tục đăng ký; Giấy tờ tùy thân là bản gốc để nhà đăng ký đối chiếu với thông tin trong bản khai và bản có công chứng nếu gửi qua đường bưu chính tới địa chỉ của nhà đăng ký.

b.  Trình tự thủ tục:

-          Lựa chọn tên miền:  Chủ thể thực hiện kiểm tra sự tồn tại của tên miền dự định đăng ký thông qua WHOIS và lựa chọn tên miền “.vn” theo nguyên tắc đăng ký được quy định tại Điều 6 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT.

-          Chọn nhà đăng ký: Chủ thể lựa chọn và liên hệ với NĐK tên miền phù hợp với nhu cầu của mình để được tư vấn thực hiện đăng ký tên miền. Thông tin về các nhà đăng ký tên miền “.vn” được công bố tại địa chỉ http://nhadangky.vn. (Lưu ý: Chủ thể có địa chỉ tại Việt Nam chỉ được nộp hồ sơ đăng ký tên miền tại nhà đăng ký tên miền “.vn” trong nước. Chủ thể có địa chỉ tại nước ngoài được đăng ký nộp hồ sơ đăng ký tên miền tại NĐK tên miền “.vn” trong nước và nhà đăng ký tên miền “.vn” nước ngoài.)

-          Hoàn thiện thủ tục đăng ký:  Chủ thể hoàn thiện hồ sơ đăng ký tên miền theo hướng dẫn và nộp cho nhà đăng ký

Thực hiện việc đăng ký tên miền: các nhà đăng ký sẽ thay mặt chủ thể thực hiện việc đăng ký tên miền .vn” và tên miền sẽ được khai báo kích hoạt.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

48. Hình thức kinh doanh của tôi là mở cửa hàng showroom giới thiệu sản phẩm của mình, chỉ kinh doanh sản phẩm của một nhãn hiệu. Tôi cần làm những thủ tục gì?

 

Cơ sở pháp lý:

-          Luật Doanh nghiệp 2014;

-          Luật Đầu tư năm 2014;

-          Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 về đăng ký doanh nghiệp;

-          Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;

-          Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 về Chứng minh nhân dân; Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân. Nghị định 106/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/9/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 của Chính phủ;

-          Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp. Thông tư số 106/2013/TT-BTC ngày 09/8/2013 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 176/2012/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh;

-          Thông tư số 20/2015 /TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư  hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

-          Thông tư số 04/2016/TT-BKHĐT ngày 17/05/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định các biểu mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp xã hội theo Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều của Luật Doanh nghiệp;

-          Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.

-          Quyết định số 337/2007/QĐ-BKH 10/4/2007 về việc ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

-          Các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan khác.

Ý kiến tư vấn:

Theo như câu hỏi của anh/chị, chúng tôi hiểu rằng anh/chị muốn mở cửa hàng showroom giới thiệu sản phẩm của mình. Để thực hiện được việc kinh doanh này, anh chị phải thực hiện thủ tục đăng ký mở showroom dưới hình thức thành lập cửa hàng kinh doanh hộ gia đình hoặc thành lập công ty, trong trường hợp anh/chị đã thành lập công ty thì có thể lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.

Thủ tục cụ thể như sau:

1.    Đăng ký kinh doanh hộ gia đình

            Trình tự thực hiện:

a) Đối với cá nhân, tổ chức

-          Cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình tự lập, hoàn thiện hồ sơ hoặc  đến Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện để được cung cấp hồ sơ, tư vấn hướng dẫn lập các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ, yêu cầu hoặc điều kiện (nếu có yêu cầu).

-          Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện

-          Nhận phiếu hẹn trả kết quả.

-          Nhận kết quả và nộp lệ phí tại Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện b) Đối với Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện

-          Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hợp lệ của cá nhân, đại diện hộ gia đình từ bộ phận một cửa của UBND cấp huyện chuyển đến.

-          Trả kết quả giải quyết cho cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình về bộ phận một cửa của UBND cấp huyện

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

-          Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh (theo mẫu).

-          Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh theo mẫu (nếu có).

-          Bản sao công chứng Giấy chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu hoặc Giấy đăng ký tạm trú của cá nhân, đại diện hộ gia đình xin đăng ký kinh doanh.

-          Bản sao công chứng chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình (nếu có)

-          Bản sao công chứng văn bản xác nhận vốn pháp định (nếu có)

b) Số lượng hồ sơ:    01 (bộ)

            Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

            Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC:

-          Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Phòng Tài chính - Kế hoạch

-          Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: không

-          Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tài chính - Kế hoạch

-          Cơ quan phối hợp: Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện

Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận

2.    Đăng ký thành lập công ty

Trình tự thực hiện

* Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

* Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh

* Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

* Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ  hoặc đăng ký nhận kết quả tại địa chỉ thông qua doanh nghiệp trả kết quả qua Bưu điện.

Hồ sơ đăng ký

-          Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật ký (mẫu quy định);

-          Điều lệ công ty chuyển đổi (mẫu tham khảo: chủ sở hữu là cá nhân);

-          Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của chủ sở hữu, người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật:

·         Cá nhân có quốc tịch Việt Nam:  Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

·         Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Hộ chiếu.

·         Chủ sở hữu là tổ chức:

-          Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế).
-          Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân theo khoản 3.1 và 3.2 nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng (tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 48 Luật Doanh nghiệp).

-          Danh sách người đại diện theo ủy quyền (trường hợp chủ sở hữu là công ty TNHH một thành viên mô hình hội đồng) (mẫu quy định);

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

-          03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

-          Cơ quan thực hiện TTHC

a)      Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC và có thẩm quyền quyết định: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư

b)      Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không

c)      Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện…).

Kết quả giải quyết TTHC:Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

3.    Đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện:

Hồ sơ thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện :

Trường hợp lập Chi nhánh/VPĐD:

-          Thông báo lập Chi nhánh/VPĐD (Theo mẫu);

-          Quyết định bằng văn bản của chủ sở hữu về việc lập Chi nhánh/VPĐD của doanh nghiệp.

-          Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh/VPĐD

-          Bản sao hợp lệ Giấy CMND (hoặc Hộ chiếu) còn hiệu lực của Người đứng đầu Chi nhánh/VPĐD

-          Các tài liệu khác: Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Người đứng đầu chi nhánh hoặc/và của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành nếu Chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề

Cơ quan giải quyết: Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp mở chi nhánh.

Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc ghi bổ sung địa điểm kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp.

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

            Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

 

49. Từ cùng một loại cây nguyên liệu, tôi đã nghiên cứu sản xuất được nhiều loại sản phẩm. Tôi có thể đăng ký một nhãn hiệu chung cho tất cả các sản phẩm của mình được không?

 

Cơ sở pháp lý:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (“Luật Sở hữu trí tuệ 2005”);

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp (“Nghị định số 103/2006/NĐ-CP”);

- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghê hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP (“Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN”);

- Thông tư 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/07/2010 Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/6/2009 và Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007

- Thông tư 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/07/2011 Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư  số 13/2010/TT-BKHCN ngày 31/7/2010 và Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009

- Thông tư 05/2013/TT-BKHCN ngày 20/02/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011

Ý kiến tư vấn:

Theo như câu hỏi của anh/chị, sản phẩm của anh/chị bao gồm rất nhiều loại và anh/chị mong muốn đăng ký một nhãn hiệu chung cho các sản phẩm đó và anh/chị là cá nhân sở hữu nhãn hiệu này. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được. Hiện nay, quy định pháp luật hiện hành cho phép anh/chị thực hiện, tùy theo đặc điểm cụ thể của các sản phẩm của anh/chị, thực hiện đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu liên kết:

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau.

Nhãn hiệu liên kết có những đặc điểm nổi bật sau:

+ Cùng một chủ sở hữu.

+ Tương tự nhau về nhãn hiệu và nhóm hàng hóa, dịch vụ.

+ Liên quan tới nhau về mẫu nhãn hiệu và nhóm ngành sản phẩm dịch vụ cung cấp.

Ví dụ: Các dòng sản phẩm của Honda về xe máy Wave bao gồm: Wave, Wave RX, Wave SX… đây là các nhãn hiệu liên kết (dùng cho chuỗi sản phẩm về xe Wave).

Đăng ký nhãn hiệu liên kết là nhằm ngăn chặn bên thứ ba đăng ký những nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu liên kết:

1. Hồ sơ tài liệu cần chuẩn bị:

(a) 02 Tờ khai đăng ký theo mẫu số 04-NH, Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

(b) 05 Mẫu nhãn hiệu (Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên Tờ khai)

(c) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.

2. Yêu cầu đối với hồ sơ:

(a) Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;

(b) Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;

(c) Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;

(d) Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

(e) Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

(f) Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ,một cách rõ ràng,sạch sẽ,không tẩy xoá,không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó,nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

(g) Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;

(h) Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

3. Trình tự thực hiện:

- Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

- Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

- Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:

   + Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

   + Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

- Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

- Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng;

- Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

   + Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

   + Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

4. Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

- Qua bưu điện.

5. Phí, lệ phí

Để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, người nộp đơn phai nộp các khoản phí và lệ phí quy định (tại Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính), bao gồm các khoản sau:

TT

Các khoản phí, lệ phí

Lệ phí (đồng)

1

Lệ phí nộp đơn (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ)

- Nếu tài liệu đơn dạng giấy

180.000

- Nếu đơn kèm tài liệu điện tử mang toàn bộ nội dung tài liệu đơn

150.000

- Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi

30.000

2

Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu)

600.000

3

Phí thẩm định nội dung (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ)

300.000

- Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi

60.000

4

Phí tra cứu thông tin (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ)

60.000

- Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi

24.000

5

Lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

120.000

6

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

120.000

7

Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiện

120.000

8

Lệ phí gia hạn hiệu lực (cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ)              

540.000

6. Thời hạn xem xét đơn

a) Thẩm định hình thức:

Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

b) Công bố đơn hợp lệ:

Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

c) Thẩm định nội dung:

Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là không quá 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

50. Tôi nghiên cứu và áp dụng thành công một quy trình sản xuất khép kín, tận dụng tất cả các thành phần, bộ phận của cây nguyên liệu để chế biến sản phẩm. Tôi muốn giới thiệu quy trình này cho khách hàng để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Tôi có thể đăng ký bảo hộ để được sử dụng độc quyền quy trình sản xuất này không?

 

Cơ sở pháp lý:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (“Luật Sở hữu trí tuệ 2005”);

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp (“Nghị định số 103/2006/NĐ-CP”);

- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghê hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP (“Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN”);

Ý kiến tư vấn:

Theo như thông tin của anh/chị, quy trình sản xuất của anh chị là hoàn toàn mới và do anh chị tự nghiên cứu và áp dụng thành công. Nếu như quy trình của anh chị đáp ứng được những điều kiện để được bảo hộ sáng chế hoặc giải pháp hữu ích thì anh/chị hoàn toàn có thể đăng ký bảo hộ để sử dụng độc quyền quy trình sản xuất này, đồng thời được sử dụng để giới thiệu và quảng cáo cho sản phẩm của anh/chị.

Điều kiện để được bảo hộ như sáng chế/ giải pháp hữu ích như sau:

Một giải pháp kỹ thuật có thể được bảo hộ độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn sau:

1. Tính mới:

- Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

- Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

- Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

   + Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký

   + Sáng chế được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

  +  Sáng chế được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

2. Trình độ sáng tạo:

Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

3. Khả năng áp dụng công nghiệp:

Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Như vậy, anh/chị có thể đối chiếu tính chất phương pháp sản xuất mình nghiên cứu thành công với những đặc điểm nêu trên của sáng chế để xem xét khả năng được bảo hộ dưới hình thức sáng chế.

Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế được thực hiện như sau:

a. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

b. Trình tự thực hiện:

- Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

- Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

- Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:

  + Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

  + Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

- Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

- Thẩm định nội dung đơn:

  + Được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung;

  + Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

- Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

  + Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

  + Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

c. Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

- Qua bưu điện.

d. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

   + Tờ khai (02 bản theo mẫu);

   + Bản mô tả (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có);

   + Yêu cầu bảo hộ (02 bản);

   + Các tài liệu có liên quan (nếu có);

   + Chứng từ nộp phí, lệ phí.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

e. Thời hạn giải quyết:

- Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;

- Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên hoặc tháng thứ 2 từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung;

- Thẩm định nội dung: 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố.

g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

h. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

-  Quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

 

51. Công ty tôi được thành lập từ tháng 12 năm 2012, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giúp việc theo giờ. Chúng tôi đã có giấy phép đăng ký kinh doanh, chứng nhận sở hữu thương hiệu “DEGH.vn”. Các giấy tờ hợp pháp mà công ty Cổ phần cần có để bầu ra HĐQT, chủ tịch HĐQT….? Đăng ký kinh doanh, điều lệ như thế nào là đúng luật?

 

1.1. Liên quan tới quản trị DN:

1.1.1. Hồ sơ pháp lý công ty cổ phần thể hiện việc bầu Thành viên HĐQT, Chủ tịch HĐQT….?

a. Hồ sơ pháp lý công ty cổ phần thể hiện việc bầu Thành viên Hội đồng quản trị (“HĐQT”), và Thành viên Ban kiểm soát (“BKS”)

Theo quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 104 của Luật doanh nghiệp 2005 (Luật doanh nghiệp 2005 hết hiệu lực 30/06/2015) Điểm 3, Khoản 2, Điều 135 của Luật doanh nghiệp 2014 (Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực 01/07/2015), đối với loại hình công ty cổ phần, Đại hội đồng cổ đông thực hiện bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thành viên HĐQT, BKS. Do đó, các giấy tờ hợp pháp thể hiện việc bầu Thành viên HĐQT, BKS như sau:

(i) Bầu Thành viên HĐQT, BKS lần đầu khi thành lập công ty hồ sơ gồm:

·         Danh sách cổ đông dự họp;

·         Sơ yếu lý lịch, trình độ học vấn và kinh nghiệm nghề nghiệp của các Thành viên HĐQT, Thành viên BKS;

·         Phiếu bầu Thành viên HĐQT;

·         Phiếu bầu Thành viên BKS;

·         Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông có nội dung thể hiện việc công ty bầu Thành viên HĐQT, BKS bao gồm cả nội dung ý kiến các cổ đông về việc đề cử ứng viên để bầu Thành viên HĐQT, BKS (nếu có);

·         Nghị quyết của Đaị hội đồng cổ đồng có nội dung thể hiện việc công ty bầu Thành viên HĐQT, BKS (nếu có);

(ii) Đối với việc bầu thành viên HĐQT các lần tiếp theo hồ sơ gồm:

·         Thông báo mời họp đại hội đồng cổ đông và tài liệu gửi kèm (nếu có);

·         Danh sách cổ đông dự họp;

·         Sơ yếu lý lịch, trình độ học vấn và kinh nghiệm nghề nghiệp của các Thành viên HĐQT, Thành viên BKS;

·         Phiếu bầu Thành viên HĐQT;

·         Phiếu bầu Thành viên BKS;

·         Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông có nội dung thể hiện việc công ty bầu Thành viên HĐQT, BKS bao gồm cả nội dung ý kiến các cổ đông về việc đề cử ứng viên để bầu Thành viên HĐQT, BKS (nếu có);

·         Nghị quyết của Đaị hội đồng cổ đồng có nội dung thể hiện việc công ty bầu Thành viên HĐQT, BKS (nếu có);

Ngoài ra, chúng tôi xin lưu ý bạn về phương thức bầu thành viên HĐQT, BKS phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Người trúng cử thành viên HĐQT, BKS được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của HĐQT hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.

b. Hồ sơ pháp lý công ty ổ phần thể hiện việc bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị (“HĐQT”)

Do bạn không cung cấp điều lệcông ty để chúng tôi nghiên cứu xem trong điều lệ công ty quy định HĐQT hay Đại hội đồng cổ đông bầu Chủ tịch HĐQT, nên sau đây chúng tôi nêu hồ sơ pháp lý việc bầu Chủ tịch HĐQT theo cả 02 hướng:

(i) Trường hợp Đại hội đồng cổ đông bầu Chủ tịch HĐQT hồ sơ gồm:

·         Thông báo mời họp đại hội đồng cổ đông và tài liệu gửi kèm (nếu có);

·         Danh sách cổ đông dự họp;

·         Phiếu bầu Chủ tịch HĐQT;

·         Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông có nội dung thể hiện việc công ty bầu Chủ tịch HĐQT bao gồm cả nội dung ý kiến các cổ đông về việc đề cử ứng viên bầu Chủ tịch HĐQT(nếu có);

·         Nghị quyết của Đaị hội đồng cổ đồng bầu Chủ tịch HĐQT (nếu có);

(ii) Trường hợp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch HĐQT hồ sơ gồm:

·         Thông báo mời họp HĐQT và tài liệu gửi kèm;

·         Phiếu biểu quyết hoặc phiếu bầu Chủ tịch HĐQT;

·         Biên bản họp HĐQT có nội dung thể hiện việc HĐQT bầu Chủ tịch HĐQT bao gồm cả nội dung ý kiến các thành viên HĐQT về việc đề cử ứng viên bầu Chủ tịch HĐQT;

·         Quyết định của HĐQT bầu Chủ tịch HĐQT.

cHồ sơ pháp lý công ty cổ phần thể hiện việc bầu Trưởng BKS

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 121 của Luật doanh nghiệp 2005 và Khoản 2, Điều 163 của Luật doanh nghiệp 2014, các thành viên BKS bầu 1 thành viên làm Trưởng Ban kiểm soát, hồ sơ gồm:

·         Thông báo mời họp BKS và tài liệu gửi kèm;

·         Phiếu biểu quyết hoặc phiếu bầu Trưởng BKS;

·         Biên bản họp BKS có nội dung thể hiện việc BKS bầu Trưởng ban bao gồm cả nội dung ý kiến các thành viên BKS về việc đề cử ứng viên bầu Trưởng BKS;

·         Quyết định của BKS bầu Trưởng BKS.

d. Hồ sơ pháp lý công ty cổ phần thể hiện bổ nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

Theo quy định Khoản 1, Điều 116 của Luật doanh nghiệp 2005 và Khoản 1, Điều 157 Luật doanh nghiệp 2004, Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Vậy hồ sơ pháp lý công ty cổ phần thể hiện bổ nhiệm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc như sau:

(i) Hội đồng quản trị bổ nhiệm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc

·         Thông báo mời họp HĐQT và tài liệu gửi kèm;

·         Sơ yếu lí lịch Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc;

·         Phiếu biểu quyết bổ nhiệm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc;

·         Biên bản họp HĐQT có nội dung thể hiện việc bổ nhiệm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc bao gồm cả nội dung ý kiến các thành viên HĐQT về việc bổ nhiệm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc;

·         Quyết định của HĐQT bổ nhiệm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

·         Các tài liệu khác theo quy định nội bộ của Công ty bạn.

(ii) Hội đồng quản trị thuê Giám đốc đốc hoặc Tổng Giám đốc

·         Thông báo mời họp HĐQT và tài liệu gửi kèm;

·         Sơ yếu lí lịch Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc;

·         Phiếu biểu quyết tán thành HĐQT thuê Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc;

·         Biên bản họp HĐQT có nội dung thể hiện thuê Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc bao gồm cả nội dung ý kiến các thành viên HĐQT về việc thuê Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc;

·         Quyết định của HĐQT thuê Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

·         Hợp đồng thuê Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

·         Các tài liệu khác theo quy định nội bộ của Công ty bạn.

1.1.2. Đăng ký kinh doanh, điều lệ như thế nào là đúng luật?

a. Đăng ký kinh doanh thế nào cho đúng luật?

Theo như nội dung bạn trao đổi, Công ty của bạn được thành lập từ tháng 12 năm 2012 đến nay trải qua 4 năm xây dựng và phát triển, do đó chúng tôi xin lưu ý như sau:

·         Đối với lần đăng ký kinh doanh lần đầu và các lần thay đổi tiếp theo gần đây, chắc các bạn đã nhờ các đơn vị tư vấn thực hiện đảm bảo hồ sơ theo đúng quy định Phòng đăng ký kinh doanh, thì Công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chúng tôi, chỉ lưu ý bạn nên tổng hợp và lưu trữ đầy đủ, cẩn thẩn hồ sơ đăng ký kinh doanh này.

·         Sau này khi Công ty của bạn có sự thay đổi thông tin doanh nghiệp theo quy định tại Điều 29 của Luật doanh nghiệp 2014, Công ty của bạn phải thực hiện các thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh theo quy định Pháp luật doanh nghiệp.

b. Điều lệ như thế nào đúng luật?

Điều lệ công ty là một cam kết giữa các cổ đông của công ty nhằm xác lập các nội dung về danh tính công ty, cách thức thành lập, góp vốn, bộ máy tổ chức, quản lý, hoạt động của công ty, cách thức công ty chấm dứt tồn tại v.v…. Để hoạt động suôn sẻ, và tránh những rắc rối với pháp luật, Công ty bạn cần soạn thảo Điều lệ đảm bảo nội dung cơ bản sau đây:

Một là:Điều lệ Công ty của bạn đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 25 của Luật doanh nghiệp 2014 và các nội dung khác theo thỏa thuận của các cổ đông;

Hai là: Điều lệ Công ty không được quy định trái với những quy định của pháp luật hay xâm phạm quyền lợi bên thứ ba.

Ví dụ: Công ty của bạn không thể quy định số lượng thành viên HĐQT có 02 thành viên thấp hơn mức quy định tối thiểu 03 thành viên (theo quy định tại Khoản 1, Điều 150 Luật doanh nghiệp 2014 quy định Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên).

Ngoài ra, chúng tôi xin lưu ý theo như bạn trao đổi Công ty của bạn thành lập từ tháng 12 năm 2012, thời điểm đó điều lệ Công ty của bạn được soạn thảo theo Luật doanh nghiệp 2005. Hiện nay, Luật doanh nghiệp 2005 hết hiệu lực thay thế bằng Luật doanh nghiệp 2014, các quy định về hoạt động, quản trị công ty cổ phần đã có nhiều thay đổi so với Luật doanh nghiệp 2005, do đó nếu Công ty bạn chưa tiến sửa đổi điều lệ, thì bạn và các cổ đông còn lạicần sửa đổi điều lệ đảm bảo phù hợp với các quy định Luật doanh nghiệp 2014.

1.2. Liên quan tới ngành nghề kinh doanh:Dịch vụ vệ sinh chung nhà cửa;Xuất bản phần mềm; Dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính

Hiện tại, công ty mình đã có app dành cho Khác hàng và nhân viên giúp viêc. Đó là cách thức kết nối 2 đối tượng này như mô hình của Uber. Bản chất DEGH.vn chỉ cung cấp nền tảng và 2đối tượng KH với nhân viên giúp việc sẽ tìm được nhau qua app của DEGH.vn. Tương lai, DEGH.vn muốn phát triển thêm nhiều dịch vụ khác nữa trên app này.

Mình xin hỏi cần phải làm những thủ tục gì? Xin cấp phép từ đâu? Thủ tục như thế nào để công ty có thể hoạt động đúng pháp luật. 

Như nội dung bạn trình bày, chúng tôi hiểu rằng Công ty bạn đang vận hành app DEGH.vn nhằm kết nối giữa khách hàng có nhu cầu thuê người giúp việc và bên kia là người giúp việc và bạn thu phí của những người này. Tuy nhiên, bạn chưa nói cụ thể rõ phương thức giao dịch giữa: Công ty bạn với những người giúp việc; Công ty bạn với khách hàng và giữa người giúp việc với khách hàng như thế nào? nên sau đây chúng tôi chỉ có thể tư vấn sơ bộ như sau:

Căn cứ pháp lý:

Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử (“Nghị định 52/2013/NĐ-CP”);

Thông tư 47/2014/TT-BCT về quản lý website thương mại điện tử do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành(“Thông tư 47/2014/TT-BCT”);

Nội dung trả lời:

1.2.1.Thủ tục đăng ký website thương mại điện tử 

a) Nếu DEGH.vn với vai trò website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phục vụ việc kết nối giữa khách hàng có nhu cầu thuê người giúp việc và bên kia là người giúp việc và thu phí môi giới này, thì chúng tôi cho rằng bản chất đây là hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp dịch vu giúp việc nhằm kết nối một bên khách hàng có nhu cầu thuê người giúp việc và bên kia là người giúp việc. Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử kiểu này đã có GrabTaxi đăng ký hoạt động. Hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử này được điều chỉnh chủ yếu bởi Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Thông tư 47/2014/TT-BCT. Để DEGH.vn hoạt động dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử, Công ty bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với Bộ Công thương, cụ thể:

(i) Hồ sơ đăng ký gồm:

       Theo Điều 14 của Thông tư 47/2014/TT-BCT hồ sơ đăng ký gồm:

·         Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (theo Mẫu TMĐT-1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 47/2014/TT-BCT);

·         Bản sao được chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

·         Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.

·         Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các nội dung sau: Các nội dung quy định tại Điều 38 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP; Cơ chế xử lý, thời hạn xử lý khi nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

·         Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa Công ty bạn với các cá nhân, tổ chức tham gia sử dụng dịch vụ trên website đó.

·         Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động cung ứng dịch vụ trên website (nếu có).

(ii) Nơi tiếp nhận hồ sơ:

Theo Khoản 1, Điều 15 Thông tư 47/2014/TT-BCT việc đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được thực hiện tại Bộ Công Thương thông qua phương thức gửi trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn.

b) Nếu DEGH.vn với vai trò website thương mại điện tử bán hàng được thiết lập để phục vụ Công ty bạn cung cấp dịch vụ giúp việc khách hàng và khách hàng ký hợp đồng trực tiếp với Công ty của bạn, chúng tôi cho rằng bản chất đây hoạt động của website thương mại điện tử bán hành cung cấp dịch vụ giúp việc cho khách hàng có nhu cầu. Hoạt động website thương mại điện tử bán hàng này được điều chỉnh chủ yếu bởi Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Thông tư 47/2014/TT-BCT. Để DEGH.vn hoạt động dưới hình thức website thương mại điện tử bán hàng, Công ty bạn phải thực hiện thủ tục thông báo với Bộ Công thương theo trình tự tại Mục 1 Thông báo website thương mại điện tử bán hàng, Chương 2 của Thông tư 47/2014/TT-BCT.

1.2.2. Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh bổ sung thêm ngành nghề

Để ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp hơn nữa hoạt động kinh doanh hiện nay của bạn và trong thời gian tới, Công ty bạn nên xem xét bổ sung thêm các ngành nghề: Thương mại điện tử; Cổng thông tin; Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan; Cung ứng lao động tạm thời; Cung ứng và quản lý nguồn lao động vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

1.3. Liên quan tới đối tượng nhà cung cấp dịch vụ:

Hiện tại, nhà cung cấp của DEGH.vn chính là các nhân viên giúp việc và tương lai có thể là các bác thợ sửa chữa điện nước hoặc các cô nhân viên chăm sóc người già v.v…

Căn cứ pháp lý:

Luật lao động 2012;

Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (“Nghị định 65/2013/NĐ-CP”);

Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành (“Thông tư 111/2013/TT-BTC”);

Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế (“Thông tư 92/2015/TT-BTC”),

Nội dung trả lời:

1.3.1. Mình xin hỏi DEGH.vn cần làm những thủ tục gì với đối tượng này (Vd: Ký Hợp đồng hay thỏa thuận hợp tác? Trong đó cần thể hiện những nội dung gì?...)

Để có thể xác định rõ loại hợp đồng Công ty bạn ký với các nhân viên giúp việc, các bác thợ sửa chữa điện nước hoặc các cô nhân viên chăm sóc người già, theo chúng tôi cần phải căn cứ vào hình thức hoạt động DEGH.vn là dưới dạng sàn giao dịch thương mại điện tử hay website thương mại điện tử bán hàng. Cụ thể:

Nếu DEGH.vn hoạt động dưới hình thức sàn giao dịch thương mại

Nếu DEGH.vn hoạt động dưới hình thứcgiao dịch thương mại, thì hợp đồng ký giữa Công ty bạn và các nhân viên giúp việc, các bác thợ sửa chữa điện nước hoặc các cô nhân viên chăm sóc người già bản chất hợp đồng cung cấp dịch vụ, bởi trong giao dịch này bên bạn đang cung cấp dịch vụ môi giới việc làm cho cá nhân này. Do đó, theo quy định tại tại Mục 2, Chương 3 của Nghị định 52/2013/NĐ-CP Hợp đồng này gồm các nội dụng cơ bản như sau: Chủ thể của hợp đồng; Ngày ký kết hợp đồng; Điều khoản đối tượng hợp đồng: về việc Công ty bạn cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử với mục đích kết nối các cá nhân này với người nhu thuê người giúp việc: Điều khoản phí dịch vụ, thời hạn thanh toán và phương thức thanh; Điều khoản về trách nhiệm mỗi bên và các điều khoản khác theo thỏa thuận của hai bên..

Nếu DEGH.vn hoạt động dưới hình thức website thương mại điện tử bán hàng

Nếu DEGH.vn hoạt động dưới hình thức website thương mại điện tử bán hàng, hợp đồng ký giữa Công ty bạn và các nhân viên giúp việc, các bác thợ sửa chữa điện nước hoặc các cô nhân viên chăm sóc người già bản chất hợp đồng lao động. Bởi bản chất trong giao dịch, Công ty bạn là bên cung cấp dịch vụ giúp việc căn cứ đơn đặt hàng trực tuyến của khách hàng, nguồn nhân lực thực hiện công việc này chính là nhân viên giúp việc mà bên bạn ký hợp đồng với những người này.

Theo quy định tại Điều 23 của Luật lao động 2012, hợp đồng lao động có các nội dung như sau: Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp; Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động; Công việc và địa điểm làm việc; Thời hạn của hợp đồng lao động; Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; Chế độ nâng bậc, nâng lương; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Hình thức hợp đồng lao động theo Điều 16 của Luật lao động 2012 Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

1.3.2. Phần trách nhiệm của các cá nhân đó với Nhà nước (thuế thu nhập cá nhân từ nguồn doanh thu do app DEGH cung cấp công việc) sẽ được xử lý ra sao? Vì chủ yếu đối tượng này là lao động phổ thông, họ không quan tâm tới mấy vấn đề này. Vậy mình phải làm gì để đảm bảo nghĩa vụ của họ được thực hiện mà DEGH.vn sẽ không bị liên đới trách nhiệm?

Căn cứ các quy đinh phát luật về thuế thu nhập cá nhân, Công ty bạn thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của những người này như sau:

a) Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công do Công ty bạn trả theo  hợp đồng lao động:

Hàng tháng Công ty bạn chi trả thu nhập khấu trừ thuế của từng cá nhân căn cứ vào thu nhập tính thuế tháng và biểu thuế Lũy tiến từng phần; tạm tính giảm trừ gia cảnh theo bản khai của người nộp thuế để tính số thuế phải nộp trong tháng, thực hiện khấu trừ thuế và không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai tạm tính giảm trừ gia cảnh này. Công ty bạn thực hiện khai thuế, nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

b) Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công do Công ty bạn trả theo hợp đồng dịch vụ (không ký hơp đồng lao động) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên

Căn cứ Điểm i, Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, đối với trường hợp này, Công ty bạn phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu 02/CK-TNCN ban hành Thông tư 92/2015/TT-BTC) gửi Công ty bạn để Công ty bạn làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ vào cam kết của cá nhân này, Công ty ban không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, Công ty bạn vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế. Cá nhân làm cam kết phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.

1.4.Liên quan tới Khách hàng: 

1.4.1. Khách hàng sẽ đặt dịch vụ qua app user.Vậy việc ký hợp đồng với họ mình có thể ký bằng những cách thức nào để được pháp luật chấp nhận?

1.4.2. Thực tế DEGH.vn chỉ thu được phần phí kết nối 2 đối tượng KH và nhà cung cấp (khoảng 3 – 5% tổng phí mà KH phải thanh toán). Phần 97% còn lại là doanh thu thu hộ mà DEGH.vn phải trả lại cho nhà cung cấp. DEGH.vn phải làm gì để cơ quan thuế chấp nhận việc này? Để DEGH.vn được phép xuất hóa đơn trả KH đúng phần DEGH.vn được hưởng (là 3-5% giá trị KH chuyển khoản cho DEGH.vn)? Và làm sao để khách hàng được thuế chấp nhận 100% chi phí đó trong khi chỉ có hóa đơn GTGT chỉ thể hiện 3-5%?

Hai câu hỏi này bạn gửi tới chúng tôi dường như có mâu thuẫn trong cách tiếp cận khiến chúng tôi chưa thể đưa ra ý kiến tư vấn cho bạn một cách đầy đủ và thống nhất được.

Đối với câu hỏi số 1.4.1, theo chúng tôi hiểu, bạn coi mình là bên cung cấp dịch vụ giúp việc, vệ sinh nhà cửa cho khách hàng, khách hàng có thể đặt dịch vụ của bạn thông qua application trên smartphone.

Như vậy, đối với quan hệ giữa bạn và khách hàng, bạn là bên cung ứng dịch vụ (cụ thể ở đây là chịu trách nhiệm thực hiện công việc giúp việc/vệ sinh nhà cửa) và bạn có đầy đủ các nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo quy định của Luật Thương mại 2005 (Điều 3.9):

9. Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

Để thực hiện dịch vụ cho khách hàng, theo chúng tôi hiểu, bạn thực hiện bằng cách sử dụng người lao động của mình (đối với dịch vụ giúp việc theo giờ) hoặc có thể thuê bên thứ ba thực hiện (với các dịch vụ sửa chữa điện, nước bên bạn đang có ý định mở rộng); bên thứ ba ở đây có thể là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, công ty,… và không có quan hệ hợp đồng nào giữa người trực tiếp thực hiện công việc và khách hàng của bạn

Đối với câu hỏi số 1.4.2, theo chúng tôi hiểu, bạn lại đang coi mình là bên thứ ba môi giới dịch vụ, quan hệ giữa bạn với nhà cung cấp; bạn với khách hàng là quan hệ dịch vụ môi giới và bạn hưởng hoa hồng/thù lao cho những giao dịch thành công (nhà cung cấp tìm được khách hàng cần dịch vụ); lúc này sẽ có quan hệ hợp đồng giữa nhà cung cấp/người trực tiếp thực hiện công việc và khách hàng sử dụng dịch vụ giúp việc, vệ sinh nhà cửa

Đối với trường hợp này,

(i) Hoạt động môi giới dịch vụ giúp việc, vệ sinh nhà cửa giữa người làm nghề giúp việc với khách cần người giúp việc sẽ giống như một sàn giao dịch việc làm trực tuyến và quy định đối với lĩnh vực này ở Việt Nam còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng (do các sàn giao dịch việc làm hiện nay vẫn đang được vận hành tại các địa phương với sự tham gia của Sở Lao động – Thương binh xã hội) và nếu tham gia theo hướng này sẽ có những rủi ro pháp lý chưa thể đánh giá hết được;

hoạt động môi giới dịch vụ sửa chữa điện, nước giữa những hộ kinh doanh cá thể/doanh nghiệp hành nghề sửa chữa điện, nước với khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ này sẽ giống như một chợ thương mại điện tử hiện nay vẫn đang vận hành. Nếu thuộc trường hợp này, chúng tôi sẽ tư vấn đầy đủ tới bạn các thủ tục cần thiết.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

52. Hiện tại, công ty mình đã có app dành cho Khách hàng và nhân viên giúp viêc. Đó là cách thức kết nối 2 đối tượng này như mô hình của Uber. Bản chất DEGH.vn chỉ cung cấp nền tảng và 2 đối tượng KH với nhân viên giúp việc sẽ tìm được nhau qua app của DEGH.vn. Tương lai, DEGH.vn muốn phát triển thêm nhiều dịch vụ khác nữa trên app này. Mình xin hỏi cần phải làm những thủ tục gì? Xin cấp phép từ đâu? Thủ tục như thế nào để công ty có thể hoạt động đúng pháp luật?

 

Như nội dung bạn trình bày, chúng tôi hiểu rằng Công ty bạn đang vận hành app DEGH.vn nhằm kết nối giữa khách hàng có nhu cầu thuê người giúp việc và bên kia là người giúp việc và bạn thu phí của những người này. Tuy nhiên, bạn chưa nói cụ thể rõ phương thức giao dịch giữa: Công ty bạn với những người giúp việc; Công ty bạn với khách hàng và giữa người giúp việc với khách hàng như thế nào? nên sau đây chúng tôi chỉ có thể tư vấn sơ bộ như sau:

Căn cứ pháp lý:

Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử (“Nghị định 52/2013/NĐ-CP”);

Thông tư 47/2014/TT-BCT về quản lý website thương mại điện tử do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành(“Thông tư 47/2014/TT-BCT”);

Nội dung trả lời:

1.2.1. Thủ tục đăng ký website thương mại điện tử 

a) Nếu DEGH.vn với vai trò website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phục vụ việc kết nối giữa khách hàng có nhu cầu thuê người giúp việc và bên kia là người giúp việc và thu phí môi giới này, thì chúng tôi cho rằng bản chất đây là hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp dịch vu giúp việc nhằm kết nối một bên khách hàng có nhu cầu thuê người giúp việc và bên kia là người giúp việc. Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử kiểu này đã có GrabTaxi đăng ký hoạt động. Hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử này được điều chỉnh chủ yếu bởi Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Thông tư 47/2014/TT-BCT. Để DEGH.vn hoạt động dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử, Công ty bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với Bộ Công thương, cụ thể:

(i) Hồ sơ đăng ký gồm:

          Theo Điều 14 của Thông tư 47/2014/TT-BCT hồ sơ đăng ký gồm:

·         Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (theo Mẫu TMĐT-1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 47/2014/TT-BCT);

·         Bản sao được chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

·         Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.

·         Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các nội dung sau: Các nội dung quy định tại Điều 38 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP; Cơ chế xử lý, thời hạn xử lý khi nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

·         Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa Công ty bạn với các cá nhân, tổ chức tham gia sử dụng dịch vụ trên website đó.

·         Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động cung ứng dịch vụ trên website (nếu có).

(ii) Nơi tiếp nhận hồ sơ:

Theo Khoản 1, Điều 15 Thông tư 47/2014/TT-BCT việc đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được thực hiện tại Bộ Công Thương thông qua phương thức gửi trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn.

b) Nếu DEGH.vn với vai trò website thương mại điện tử bán hàng được thiết lập để phục vụ Công ty bạn cung cấp dịch vụ giúp việc khách hàng và khách hàng ký hợp đồng trực tiếp với Công ty của bạn, chúng tôi cho rằng bản chất đây hoạt động của website thương mại điện tử bán hành cung cấp dịch vụ giúp việc cho khách hàng có nhu cầu. Hoạt động website thương mại điện tử bán hàng này được điều chỉnh chủ yếu bởi Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Thông tư 47/2014/TT-BCT. Để DEGH.vn hoạt động dưới hình thức website thương mại điện tử bán hàng, Công ty bạn phải thực hiện thủ tục thông báo với Bộ Công thương theo trình tự tại Mục 1 Thông báo website thương mại điện tử bán hàng, Chương 2 của Thông tư 47/2014/TT-BCT.

1.2.2. Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh bổ sung thêm ngành nghề

Để ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp hơn nữa hoạt động kinh doanh hiện nay của bạn và trong thời gian tới, Công ty bạn nên xem xét bổ sung thêm các ngành nghề: Thương mại điện tử; Cổng thông tin; Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan; Cung ứng lao động tạm thời; Cung ứng và quản lý nguồn lao động vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

 

53. Hiện tại, nhà cung cấp của DEGH.vn chính là các nhân viên giúp việc và tương lai có thể là các bác thợ sửa chữa điện nước hoặc các cô nhân viên chăm sóc người già v.v… Mình xin hỏi DEGH.vn cần làm những thủ tục gì với đối tượng này (Vd: Ký Hợp đồng hay thỏa thuận hợp tác? Trong đó cần thể hiện những nội dung gì?...)

 

Căn cứ pháp lý:

Luật lao động 2012;

Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (“Nghị định 65/2013/NĐ-CP”);

Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành (“Thông tư 111/2013/TT-BTC”);

Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế (“Thông tư 92/2015/TT-BTC”),

Nội dung trả lời:

1.2.1. Mình xin hỏi DEGH.vn cần làm những thủ tục gì với đối tượng này (Vd: Ký Hợp đồng hay thỏa thuận hợp tác? Trong đó cần thể hiện những nội dung gì?...)

Để có thể xác định rõ loại hợp đồng Công ty bạn ký với các nhân viên giúp việc, các bác thợ sửa chữa điện nước hoặc các cô nhân viên chăm sóc người già, theo chúng tôi cần phải căn cứ vào hình thức hoạt động DEGH.vn là dưới dạng sàn giao dịch thương mại điện tử hay website thương mại điện tử bán hàng. Cụ thể:

Nếu DEGH.vn hoạt động dưới hình thức sàn giao dịch thương mại

Nếu DEGH.vn hoạt động dưới hình thứcgiao dịch thương mại, thì hợp đồng ký giữa Công ty bạn và các nhân viên giúp việc, các bác thợ sửa chữa điện nước hoặc các cô nhân viên chăm sóc người già bản chất hợp đồng cung cấp dịch vụ, bởi trong giao dịch này bên bạn đang cung cấp dịch vụ môi giới việc làm cho cá nhân này. Do đó, theo quy định tại tại Mục 2, Chương 3 của Nghị định 52/2013/NĐ-CP Hợp đồng này gồm các nội dụng cơ bản như sau: Chủ thể của hợp đồng; Ngày ký kết hợp đồng; Điều khoản đối tượng hợp đồng: về việc Công ty bạn cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử với mục đích kết nối các cá nhân này với người nhu thuê người giúp việc: Điều khoản phí dịch vụ, thời hạn thanh toán và phương thức thanh; Điều khoản về trách nhiệm mỗi bên và các điều khoản khác theo thỏa thuận của hai bên..

Nếu DEGH.vn hoạt động dưới hình thức website thương mại điện tử bán hàng

Nếu DEGH.vn hoạt động dưới hình thức website thương mại điện tử bán hàng, hợp đồng ký giữa Công ty bạn và các nhân viên giúp việc, các bác thợ sửa chữa điện nước hoặc các cô nhân viên chăm sóc người già bản chất hợp đồng lao động. Bởi bản chất trong giao dịch, Công ty bạn là bên cung cấp dịch vụ giúp việc căn cứ đơn đặt hàng trực tuyến của khách hàng, nguồn nhân lực thực hiện công việc này chính là nhân viên giúp việc mà bên bạn ký hợp đồng với những người này.

Theo quy định tại Điều 23 của Luật lao động 2012, hợp đồng lao động có các nội dung như sau: Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp; Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động; Công việc và địa điểm làm việc; Thời hạn của hợp đồng lao động; Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; Chế độ nâng bậc, nâng lương; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Hình thức hợp đồng lao động theo Điều 16 của Luật lao động 2012 Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

54. Phần trách nhiệm của các cá nhân đó với Nhà nước (thuế thu nhập cá nhân từ nguồn doanh thu do app DEGH cung cấp công việc) sẽ được xử lý ra sao? Vì chủ yếu đối tượng này là lao động phổ thông, họ không quan tâm tới mấy vấn đề này. Vậy mình phải làm gì để đảm bảo nghĩa vụ của họ được thực hiện mà DEGH.vn sẽ không bị liên đới trách nhiệm?

 

 Căn cứ các quy đinh phát luật về thuế thu nhập cá nhân, Công ty bạn thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của những người này như sau:

a) Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công do Công ty bạn trả theo  hợp đồng lao động:

Hàng tháng Công ty bạn chi trả thu nhập khấu trừ thuế của từng cá nhân căn cứ vào thu nhập tính thuế tháng và biểu thuế Lũy tiến từng phần; tạm tính giảm trừ gia cảnh theo bản khai của người nộp thuế để tính số thuế phải nộp trong tháng, thực hiện khấu trừ thuế và không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai tạm tính giảm trừ gia cảnh này. Công ty bạn thực hiện khai thuế, nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

b) Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công do Công ty bạn trả theo hợp đồng dịch vụ (không ký hơp đồng lao động) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên

Căn cứ Điểm i, Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, đối với trường hợp này, Công ty bạn phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu 02/CK-TNCN ban hành Thông tư 92/2015/TT-BTC) gửi Công ty bạn để Công ty bạn làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ vào cam kết của cá nhân này, Công ty ban không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, Công ty bạn vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế. Cá nhân làm cam kết phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

 

55. Khách hàng sẽ đặt dịch vụ của DHEG.vn qua app user. Vậy việc ký hợp đồng với họ mình có thể ký bằng những cách thức nào để được pháp luật chấp nhận? Thực tế DEGH.vn chỉ thu được phần phí kết nối 2 đối tượng KH và nhà cung cấp (khoảng 3 – 5% tổng phí mà KH phải thanh toán). Phần 97% còn lại là doanh thu thu hộ mà DEGH.vn phải trả lại cho nhà cung cấp. DEGH.vn phải làm gì để cơ quan thuế chấp nhận việc này? Để DEGH.vn được phép xuất hóa đơn trả KH đúng phần DEGH.vn được hưởng (là 3-5% giá trị KH chuyển khoản cho DEGH.vn)? Và làm sao để khách hàng được thuế chấp nhận 100% chi phí đó trong khi chỉ có hóa đơn GTGT chỉ thể hiện 3-5%?

 

Hai câu hỏi này bạn gửi tới chúng tôi dường như có mâu thuẫn trong cách tiếp cận khiến chúng tôi chưa thể đưa ra ý kiến tư vấn cho bạn một cách đầy đủ và thống nhất được.

Đối với câu hỏi đầu tiên, theo chúng tôi hiểu, bạn coi mình là bên cung cấp dịch vụ giúp việc, vệ sinh nhà cửa cho khách hàng, khách hàng có thể đặt dịch vụ của bạn thông qua application trên smartphone.

Như vậy, đối với quan hệ giữa bạn và khách hàng, bạn là bên cung ứng dịch vụ (cụ thể ở đây là chịu trách nhiệm thực hiện công việc giúp việc/vệ sinh nhà cửa) và bạn có đầy đủ các nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo quy định của Luật Thương mại 2005 (Điều 3.9):

9. Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

Để thực hiện dịch vụ cho khách hàng, theo chúng tôi hiểu, bạn thực hiện bằng cách sử dụng người lao động của mình (đối với dịch vụ giúp việc theo giờ) hoặc có thể thuê bên thứ ba thực hiện (với các dịch vụ sửa chữa điện, nước bên bạn đang có ý định mở rộng); bên thứ ba ở đây có thể là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, công ty,… và không có quan hệ hợp đồng nào giữa người trực tiếp thực hiện công việc và khách hàng của bạn

Đối với câu hỏi thứ hai, theo chúng tôi hiểu, bạn lại đang coi mình là bên thứ ba môi giới dịch vụ, quan hệ giữa bạn với nhà cung cấp; bạn với khách hàng là quan hệ dịch vụ môi giới và bạn hưởng hoa hồng/thù lao cho những giao dịch thành công (nhà cung cấp tìm được khách hàng cần dịch vụ); lúc này sẽ có quan hệ hợp đồng giữa nhà cung cấp/người trực tiếp thực hiện công việc và khách hàng sử dụng dịch vụ giúp việc, vệ sinh nhà cửa

Đối với trường hợp này,

(i) hoạt động môi giới dịch vụ giúp việc, vệ sinh nhà cửa giữa người làm nghề giúp việc với khách cần người giúp việc sẽ giống như một sàn giao dịch việc làm trực tuyến và quy định đối với lĩnh vực này ở Việt Nam còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng (do các sàn giao dịch việc làm hiện nay vẫn đang được vận hành tại các địa phương với sự tham gia của Sở Lao động – Thương binh xã hội) và nếu tham gia theo hướng này sẽ có những rủi ro pháp lý chưa thể đánh giá hết được;

hoạt động môi giới dịch vụ sửa chữa điện, nước giữa những hộ kinh doanh cá thể/doanh nghiệp hành nghề sửa chữa điện, nước với khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ này sẽ giống như một chợ thương mại điện tử hiện nay vẫn đang vận hành. Nếu thuộc trường hợp này, chúng tôi sẽ tư vấn đầy đủ tới bạn các thủ tục cần thiết.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

56. Tôi viết được một ứng dụng tìm kiếm địa điểm ăn uống sử dụng cho điện thoại di động. Tôi có phải đăng ký để được bảo hộ quyền tác giả của mình với ứng dụng này không?

 

1. Căn cứ pháp lý: 
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005

2. Nội dung trả lời

2.1. Có phải đăng ký để được bảo hộ quyền tác giả của mình với ứng dụng này không?

Đối với chương trình ứng dụng bạn viết tự động được xác lập quyền tác giả và được bảo hộ mà không bắt buộc phải đăng ký. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả sẽ tránh cho tác giả/ chủ sở hữu quyền tác giả phải chứng minh quyền tác giả và quyền chủ sở hữu của mình đối với tác phẩm khi có bất kỳ sự tranh chấp nào xảy ra cũng như sẽ dễ dàng thương mại hóa các tác phẩm do mình sáng tạo nên. Do đó, chúng tôi cho rằng, bạn cần sớm đăng ký sản phẩm của mình được bảo vệ tốt nhất trước pháp luật.

Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, trong đó có các loại hình:

“a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

………………

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.”

Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy. Chương trình ứng dụng mà bạn viết là một dạng của chương trình máy tính.

Thông thường các ứng dụng di động có thể được bảo hộ dưới các hình thức sau:

·         Đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với Phần lập trình (phần nội dung): loại hình tác phẩm: chương trình máy tính

·         Đăng ký quyền tác giả đối với phần hình thức thể hiện là các hình ảnh đồ họa (phần hình thức): Loại hình tác phẩm: tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

·         Ý tưởng Kịch bản của trò chơi cũng có thể được bảo hộ quyền tác giả nếu được thể hiện bằng văn bản viết

Ngoài ra nếu trò chơi có tên riêng, hình ảnh logo đặc trưng, bạn có thể đăng ký quyền sở hữu công nghiệp dưới hình thức nhãn hiệu để bảo đảm phạm vi bảo hộ mạnh hơn.

Dựa trên nhu cầu và phạm vi bảo hộ mong muốn, bạn có thể lựa chọn đăng ký tác phẩm theo một hoặc tất cả các loại hình đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ nêu trên.

2.2. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả gồm:

·         Tờ khai đăng ký quyền tác giả MẪU SỐ 01(Ban hành theo Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDLNgày 02 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

·         02 bản sao đăng ký quyền tác giả;

·         Giấy cam đoan về việc độc lập sáng tạo tác phẩm;

·         Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền của người khác hoặc do thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

·         Văn bản đồng ý của tác giả, các đồng tác giả (nếu tác phẩm có đồng tác giả);

·         Bản sao chứng minh thư nhân dân/ hộ chiếu của tác giả, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu đăng ký cho doanh nghiệp

Trên đây là ý kiến tư vấn sơ bộ của chúng tôi về việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với ứng dụng mà bạn viết. Mọi vướng mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ lại với chúng tôi để được hỗ trợ.

* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC

Nguồn: VIAC 

  •  8087
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…