DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

5 mối quan tâm của TÂN SINH VIÊN LUẬT

       Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và xét tuyển Đại học năm 2017, trên cả nước có tổng cộng 69 trường công bố tuyển sinh ngành luật với 18300 chỉ tiêu xét tuyển.

Nhu cầu xã hội đối với ngành Luật hiện nay không còn bó hẹp trong phạm vi các cơ quan tư pháp, chính vì thế mà đầu ra của sinh viên luật đang rộng mở. Bên cạnh đào tạo ngành Luật để làm Luật sư hay làm ở các cơ quan Tư pháp, nhu cầu của xã hội trong những lĩnh vực khác như các doanh nghiệp, hoạt động tư vấn pháp luật, kinh tế, các tổ chức phi chính phủ cũng rất cần nhân lực ngành Luật. 

Do đó việc các trường ĐH đào tạo ngành Luật tăng thêm chỉ tiêu, các bạn trẻ có định hướng học tập theo ngành Luật ngày càng tăng là lý do dẫn đến ngành Luật nằm trong số các ngành “hot” năm 2017.

Tuy nhiên, khi đã có thông báo trúng tuyển vào khoa Luật của một trường nào đó rồi thì ắt hẳn nhiều bạn sẽ băn khoăn không biết nên bắt đầu từ đâu và chưa có một cái nhìn tổng quát về chặng đường học Luật sắp tới của mình. Sau đây mình xin phép chia sẻ những mối quan tâm của đa số các bạn sinh viên khi vừa bước chân vào môi trường học tập ngành Luật.

1.      Ổn định chỗ ở :

        Hầu như mọi sinh viên ngoại tỉnh khi có thông báo trúng tuyển ,việc đầu tiên cần làm là đều phải tìm cho mình một nơi ở phù hợp, thuận tiện cho mình trong suốt quá trình học. Có thể là ký túc xá; nhà của họ hàng, người quen; nhà trọ; nhà thuê;…tùy theo điều kiện cụ thể mà bạn đặt ra như khoảng cách giao thông tới trường, chi phí thuê hợp lí, tiện nghi xung quanh khu vực,…

        Tuy nhiên, vào thời điểm nhập học, lượng sinh viên có nhu cầu thuê nhà trọ tăng cao, vì vậy bạn nên nhanh chóng tìm cho mình một nơi ở ưng ý và phù hợp trong lúc tình trạng các phòng, các nhà trọ còn trống. Việc ổn định nơi ở sớm giúp bạn thoải mái bước vào học kỳ đầu tiên một cách tự tin, dễ dàng hòa nhập với môi trường đại học.

2.      Lộ trình học

       Thông thường chương trình học ở các cơ sở đào tạo Luật theo hệ ĐH chính quy sẽ có thời gian trung bình là 4 năm.

- Ở năm học đầu tiên, các bạn tân sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức xã hội cơ bản và kiến thức nền của ngành Luật thông qua các môn học đại cương như Xã hội học, Luật Hiến pháp, Lịch sử nhà nước và pháp luật, Logic học kết hợp với một kỳ học quân sự  “vô cùng đáng nhớ.”

- Sang năm học thứ hai, các bạn sẽ được giảng viên hướng dẫn các Luật, Bộ Luật chính yếu điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật căn bản trong xã hội như Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật lao động, Luật hôn nhân gia đình, Pháp Luật về thuế…

- Năm học thứ ba có thể nói là tương đối nặng nề khi các bạn bước vào học các môn học chuyên ngành, tùy theo nhu cầu và nguyện vọng khi đăng ký của bạn mà nhà trường sẽ sắp xếp các môn học chuyên ngành với khối lượng tương ứng như Luật Thương mại, Luật Thương mại quốc tế, Luật ngân hàng, Luật tố tụng hình sự - dân sự, Luật sở hữu trí tuệ,…

- Năm học cuối thông thường là năm học để các bạn hoàn thành các môn học chuyên ngành còn lại hoặc là thời gian để các bạn học cải thiện đối với những môn học có điểm thấp. Ngoài ra bạn cũng sẽ trải qua một kỳ thực tập ngành Luật – cơ hội để bạn tiếp xúc với môi trường hành nghề Luật thực tế. Nên nhớ hãy tìm cho mình một nơi thực tập phù hợp để có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm.

       Lời khuyên ở đây dành cho các bạn đó chính là ngay từ đầu nên có một tư tưởng học tập siêng năng, năm chắc kiến thức từ những học kỳ đầu tiên để có thể dễ dàng bước qua các môn học chuyên ngành phía sau một cách dễ dàng, tránh tình trạng bị “hụt” kiến thức nền ,sau đó phải mò mẫm ôn lại từ đầu. Đến khi bị điểm thấp rồi thì vừa phí thời gian học lại vừa phí tiền bạc để đóng tiền học cải thiện, học lại môn đó.

3.      Kiến thức bổ sung

       Trong suốt quá trình theo học tại trường, tùy theo chương trình giảng dạy và yêu cầu mà một số trường sẽ đòi hỏi bạn phải có trong tay tấm bằng ngoại ngữ hoặc có thể là tin học để có thể đủ tiêu chuẩn xét tốt nghiệp, vì vậy, ngoài việc chăm chỉ lên lớp bạn còn phải tự giác bồi dưỡng thêm các kiến thức về ngoại ngữ, tin học. Không chỉ để đủ điều kiện xét tốt nghiệp mà các kiến thức này còn quan trọng với bạn khi bạn đi xin việc sau này nữa .

4.      Tích cực tham gia các hoạt động Đoàn – Hội, CLB

        Đời sinh viên thì thật lãng phí nếu bạn chỉ cắm đầu vào học thôi. Ở mỗi trường đều có các tổ chức đoàn hội, câu lạc bộ từ thể thao cho đến văn nghệ cho đến học thuật. Tại các môi trường này, bạn sẽ được trang bị thêm các kiến thức xã hội thực tế, các kỹ năng mềm, cách vận dụng đầu óc vào những công việc chung của tập thể, qua đó giúp bạn tự tin hơn, chủ động hơn trong việc học cũng như công việc sau này.

         Ngoài ra, nếu bạn yêu thích giao tiếp , hoạt động xã hội – từ thiện, tham gia các kỳ hội trại để giải tỏa căng thẳng, có thêm các mối quan hệ thì việc trở thành một cán bộ đoàn – hội, ban cán sự lớp, thành viên cốt cán của một câu lạc bộ nào đó trong trường là một cơ hội tốt đối với bạn.

5.      Xác định mục tiêu

       Chung quy thì việc xác định có trong tay tấm bằng tốt nghiệp là mục tiêu của hầu hết mọi sinh viên, tuy nhiên việc sử dụng tấm bằng đó như thế nào là cả một câu chuyện dài phía sau nữa, vì vậy bạn phải biết mình đang làm gì đang tìm hiểu cái gì, lỡ có sai hướng thì quay lại càng sớm càng tốt, ngành Luật có cơ hội việc làm rất phong phú với mức thu nhập hài lòng nếu bạn chăm chỉ và tận dụng được các kiến thức mình có. Vậy nên hãy cố gắng xác định được mục tiêu mà mình vươn tới sau khi cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp để có thể sử dụng nó một cách hiệu quả nhất.

Chúc các bạn tân sinh viên có sự chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới và cố gắng theo đuổi ước mơ của mình.

  •  13124
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…