DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

43 nghề cần có đạo đức

>>> Thế nào là trái với đạo đức xã hội?

Đạo đức là gì? Khi được hỏi câu này, có nhiều câu trả lời khác nhau.

- Là môn học được học ở cấp tiểu học

- Để chỉ tính cách và giá trị của một con người sống một cách chuẩn mực, có nét đẹp trong đời sống tâm hồn.

- Hay có thể nói là hệ thống quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội.

Đến nay không có văn bản nào quy định cụ thể thế nào là đạo đức cả, mọi thứ chỉ được hiểu theo cách là chuẩn mực của các hành vi được xã hội công nhận, và chuẩn mực đó được truyền tai cho nhau, chứ không hề có văn bản liệt kê các hành vi được xem là chuẩn mực.

Bởi vì chúng mang tính trừu tượng, không có định nghĩa cùng với danh sách các hành vi cụ thể được đánh giá là có đạo đức, cho nên trong một số trường hợp đặc biệt, có thể cùng một hành vi, nhưng người này sẽ cho là có đạo đức, còn người kia thì không…

Từ cách hiểu đó, nên các nhà làm luật khi đưa vào tiêu chuẩn của một số nghề nghiệp thì thường có yêu cầu phải có đạo đức, nhưng làm sao để xác định được người đó đủ tiêu chuẩn đạo đức? Đó là câu hỏi mà mình thắc mắc, nhưng mình nghĩ không chỉ riêng mình mà còn nhiều người khác có cùng thắc mắc.

Sau đây là danh sách các nghề nghiệp cần có đạo đức:

1. Quân nhân chuyên nghiệp

2. Công nhân quốc phòng

3. Viên chức quốc phòng

Căn cứ pháp lý: Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015

4. Công chứng viên

Căn cứ pháp lý: Luật công chứng 2014

5. Kiểm toán viên, Kiểm toán viên Nhà nước

Căn cứ pháp lý: Luật kiểm toán độc lập 2011Luật Kiểm toán nhà nước 2015

6. Kế toán viên

Căn cứ pháp lý: Luật kế toán 2015

7. Những người hành nghề dược

 Căn cứ pháp lý: Luật Dược 2016

8. Hòa giải viên

Căn cứ pháp lý: Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013

9. Luật sư

Căn cứ pháp lý: Luật Luật sư 2006Luật Luật sư sửa đổi 2012

10. Người làm công tác cơ yếu

Căn cứ pháp lý: Luật Cơ yếu 2011

11. Báo cáo viên pháp luật

Căn cứ pháp lý: Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012

12. Thẩm phán

13. Hội thẩm

 Căn cứ pháp lý: Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014

14. Nhà báo

Căn cứ pháp lý: Luật báo chí 2016

15. Đấu giá viên

Căn cứ pháp lý: Luật đấu giá tài sản 2016

16. Trợ giúp viên pháp lý

Căn cứ pháp lý: Luật Trợ giúp pháp lý 2017

17. Nhà giáo (bao gồm: Giáo viên, Giảng sư, Giáo sư, Phó Giáo sư…)

Căn cứ pháp lý: Luật giáo dục 2005Luật giáo dục Đại học 2012

18. Người hành nghề khám chữa bệnh (bao gồm: Bác sỹ, y sỹ; Điều dưỡng viên; Hộ sinh viên; Kỹ thuật viên; Lương y; Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền)

Căn cứ pháp lý: Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009

19. Vận động viên đội thể thao quốc gia

Căn cứ pháp lý: Luật Thể dục, Thể thao 2006

20. Hiệu trưởng trường

Căn cứ pháp lý: Luật giáo dục Đại học 2012

21. Công an nhân dân

Căn cứ pháp lý: Luật Công an nhân dân 2014

22. Điều tra viên hình sự, Điều tra viên vụ việc cạnh tranh

Căn cứ pháp lý: Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015Luật cạnh tranh 2004

23. Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ

Căn cứ pháp lý: Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009

24. Thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, Giám đốc của tổ chức tín dụng; Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân

Căn cứ pháp lý: Luật các tổ chức tín dụng 2010Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng 2017

25. Sĩ quan Quân đội

Căn cứ pháp lý: Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008

26. Giám định viên tư pháp, giám định tư pháp theo vụ việc

Căn cứ pháp lý: Luật giám định tư pháp 2012

27. Nhân viên tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình

Căn cứ pháp lý: Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007

28. Kiểm sát viên

Căn cứ pháp lý: Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014

29. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài

Căn cứ pháp lý: Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006

 30. Người tiếp công dân

Căn cứ pháp lý: Luật tiếp công dân 2013

31. Người làm công tác thống kê

 Căn cứ pháp lý: Luật thống kê 2015

 32. Người hành nghề thú y

Căn cứ pháp lý: Luật thú y 2015

33. Người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý: Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014

34. Quản tài viên

Căn cứ pháp lý: Luật Phá sản 2014

35. Thẩm định viên về giá

Căn cứ pháp lý: Luật giá 2012

36. Cán bộ làm công tác đăng ký, quản lý cư trú

Căn cứ pháp lý: Luật Cư trú 2006

37. Người quản lý chuyên môn ngân hàng mô

Căn cứ pháp lý: Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006

38. Đại biểu Quốc hội

Căn cứ pháp lý: Luật Tổ chức Quốc hội 2014

39. Chấp hành viên

Căn cứ pháp lý: Luật thi hành án dân sự 2008

40. Thanh tra viên

Căn cứ pháp lý: Luật thanh tra 2010

41. Đại biểu Hội đồng nhân dân

Căn cứ pháp lý: Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015

42. Người hành nghề dịch vụ làm thủ tục thuế

Căn cứ pháp lý: Luật quản lý thuế 2006

43. Bào chữa viên nhân dân

Căn cứ pháp lý: Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Ngoài ra, cán bộ, công chức, viên chức cũng cần phải đáp ứng tiêu chuẩn về đạo đức.

Căn cứ pháp lý: Luật cán bộ, công chức 2008Luật viên chức 2010

  •  18845
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

5 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…