DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

3 thông tin cơ bản quan trọng nhất khi muốn trở thành giáo viên

Nghề giáo luôn là nghề cao quý và người cô, người thầy luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp “ trăm năm trồng người”. Mặc dù được nói đến rất nhiều, tuy nhiên có thể mọi người chưa biết đến một số quy định của pháp luật liên quan đến ngành nghề này. Sau đây là 3 thông tin cơ bản quan trọng nhất khi muốn trở thành giáo viên. 

3 thông tin cơ bản quan trọng nhất phải biết khi muốn trở thành giáo viên  - Minh họa 

1. Khái niệm

Căn cứ khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục năm 2019

“Nhà giáo được định nghĩa chung là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục (trừ Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập để đào tạo trình độ tiến sĩ.)

Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.”

Từ quy định này, chúng ta đã có thể hiệu đơn giản, giáo viên là tên gọi cho người thực hiện việc giảng dạy từ cấp mầm non, cấp 1,cấp 2, cấp 3. Giảng viên là tên gọi cho người giảng dạy ở các trường cao đẳng, đại học. Còn nhà giáo là tên gọi chung để chỉ những người làm công việc giảng dạy.

2. Biên chế

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010:

"Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật."

Theo đó, Giáo viên, giảng viên giảng dạy các đơn vị sự nghiệp công lập, tuân theo chế độ hợp đồng làm việc công lập thì sẽ là viên chức.

Tuy nhiên, nếu trước đây khi đã trở thành viên chức, giáo viên, giảng viên được ký hợp đồng lao động” vĩnh viễn” với nhà trường thì hiện nay không còn chế độ “ biên chế” này nữa. Giáo viên, giảng viên sẽ phải ký hợp đồng làm việc thời hạn từ 12-60 tháng kể từ ngày 1/7/2020, tức sẽ trở thành những viên chức có thời hạn. Sau khi hết thời hạn hợp đồng thì giáo viên sẽ phải ký kết lại hợp đồng mới với UBND cấp huyện/tỉnh hoặc Phòng/Sở giáo dục được uỷ quyền căn cứ điều 20 Nghị định 115/2020/NĐ-CP

Những người thuộc vào biên chế, được ký hợp đồng “ vĩnh viễn” chỉ còn các trường hợp sau:

- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020;

- Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức

- Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh viên chức, còn có những giáo viên, giảng viên chưa chính thức thì mối quan hệ của họ với đơn vị sự nghiệp công lập lúc bấy giờ là mối quan hệ lao động, người làm nghề giảng dạy lúc này được gọi là nhân viên hợp đồng thay vì giáo viên hay giảng viên, vậy nên trường hợp này mặc dù thực hiện công việc giảng dạy nhưng họ chưa phải viên chức căn cứ theo Nghị quyết 102/NQ-CP.

3. Chế độ điều kiện và điều kiện để trở thành giáo viên, giảng viên 

Sau đây là bảng phân biệt một số quy định về giáo viên, giảng viên cho mọi người thuận tiện theo dõi:

Tiêu chí

Giáo viên

Giảng viên

Mầm non

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Nhiệm vụ

Giảng dạy; Học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ; Tổng kết năm học; Chuẩn bị cho năm học mới

 

 

 

Thực hiện theo  thực hiện theo quy định tại Điều lệ của cơ sở giảng dạy căn cứ Khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT bao gồm việc

Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, dành 1/3 thời gian tổng quỹ thời gian làm việc tương đương 586 giờ hành chính để nghiên cứu khoa học., ngoài ra còn phải học tập bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác trong nhà trường

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT. Ngoài ra còn quy định thêm tại Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV (Khoản 1 Điều 2 của Thông tư 20)

Thời gian làm việc

42 tuần/năm

Nghỉ hè:8 tuần

căn cứ điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT.

 

 

42 tuần/năm

Nghỉ hè: 02 tháng

căn cứ theo Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT.

 

44 tuần/năm (tương đương 1.760 giờ hành chính) được xác định theo năm học sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định căn cứ theo Điều 3 Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT.

 

 

 

Thời gian nghỉ hè của giảng viên không được quy định cụ thể

Thời gian nghỉ hè bao gồm cả nghỉ hằng năm như nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, sẽ được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)

 

Để trở thành giáo viên, giảng viên thì căn cứ vào trình độ mà giáo viên giữa các cấp sẽ có yêu cầu khác nhau. Bài viết chỉ nêu những điều kiện cơ bản để trở thành giáo viên, giảng viên  đối với từng cấp, trên thực tế trình độ giáo viên của mỗi cấp có thể cao hơn khi xếp loại.

Điều kiện để trở thành giáo viên, giảng viên

Giáo viên mầm non

Giáo viên cấp 1

Giáo viên cấp 2

Giáo viên cấp 3

Giảng viên

- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên;

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 -Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm còn hạn trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng

 

(căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT)

- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đạo tạo giáo viên tiểu học

 

- Bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học.

 

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học (còn nằm trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng)

 

(căn cứ khoản 3 điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT)

- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đạo tạo giáo viên trung học cơ sở

 

- Bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở

 

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở (còn nằm trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng)

 

(căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT)

- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đạo tạo giáo viên trung học phổ thông

- Bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông (còn nằm trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

(căn cứ khoản 3 Điều 3  Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT)

- Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;

 

- Có trình độ ngoại ngữ (A2) và tin học đạt chuẩn theo quy định

 

 

 

- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên

 

 

 

 

 

 

(căn cứ khoản 2 khoản 3 Điều 5 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT)

Vậy để trở thành giáo viên cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông thì cần có bằng cử nhân sư phạm thuộc ngành và cấp tương ứng hoặc bằng cử nhân ngành phù hợp đi kèm với chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Riêng đối với giáo viên mầm non cần bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non.

Không giống với giáo viên, giảng viên đại học không cần phải có bằng cử nhân sư phạm chuyên ngành mình giảng dạy mà cần có bằng thạc sỹ phù hợp với vị trí làm việc hoặc chuyên ngành giảng dạy.

Trên đây là 03 thông tin cơ bản quan trọng nhất mà mọi người có thể tham khảo nếu muốn trở thành giáo viên, giảng viên hoặc quan tâm đến ngành nghề này.  Nếu có thêm thông tin nào khác hãy để lại bình luận bên dưới cho những người khác cũng biết nhé. Xin trân trọng cảm ơn

  •  3558
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…