DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

22 trường hợp nên lập vi bằng

Lập vi bằng là một trong những chức năng quan trọng của Thừa phát lại hiện nay. Theo Nghị định 135/2013/NĐ-CP, Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại theo yêu cầu của đương sự. Trong đó, vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác (khoản 3 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP). Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng.

Sau đây là một số trường hợp phổ biến có thể tiến hành việc lập vi bằng:

STT

TRƯỜNG HỢP LẬP VI BẰNG

1

Ghi nhận hiện trạng nhà đất khi cho thuê

2

Ghi nhận hiện trạng nhà đất khi mua bán

3

Ghi nhận hiện trạng các công trình liền kề bên cạnh trước khi xây dựng

4

Ghi nhận hiện trạng các công trình liền kề bên cạnh sau khi xây dựng

5

Ghi nhận hiện trạng thiệt hại nhà cửa do công trình liền kề thi công gây ra

6

Ghi nhận hiện trạng nhà đất bị lấn chiếm, chiếm giữ trái phép

7

Ghi nhận tài sản riêng trước khi kết hôn

8

Ghi nhận tài sản chung, riêng của vợ chồng trước khi ly hôn

9

Xác nhận hàng hóa, sản phẩm bị làm giả, hàng kém chất lượng

10

Ghi nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp đối thủ.

11

Ghi nhận quá trình diễn ra cuộc họp Đại hội đồng cổ đông/họp Hội đồng quản trị/ Họp hội đồng thành viên

12

Ghi nhận tiến độ thi công, việc chậm trễ thi công công trình, chậm bàn giao mặt bằng...

13

Ghi nhận hiện trạng công trình nghiệm thu

14

Ghi nhận hành vi trái pháp luật trên internet, hành vi vu khống, làm việc, phát ngôn không đúng theo yêu cầu, không được sự đồng ý của người khác trên website, báo đài

15

Ghi nhận thiệt hại khi có hành vi xâm phạm như: thiệt hại vật chất, tinh thần,… của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra.

16

Ghi nhận hành vi từ chối thực hiện công việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi cá nhân, cơ quan, tổ chức khác từ chối thực hiện một công việc mà theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng họ phải thực hiện công việc đó

17

Ghi nhận mức độ ô nhiễm: tiếng ồn, không khí

18

Ghi nhận giao dịch khi cả tổ chức hành nghề công chứng lẫn Ủy ban nhân dân các cấp đều từ chối xác nhận cho bạn vì giao dịch đó không thuộc thẩm quyền xác nhận của họ; miễn là giao dịch đó không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không xâm phạm bí mật đời tư…

19

Ghi nhận hành vi giao thông báo đòi nhà, phá khóa, kiểm kê tài sản (người thuê nhà, người ở nhờ cố tình không thực hiện nghĩa vụ thanh tóan, nghĩa vụ giao trả nhà khi đến hạn…)

20

Ghi nhận các bên ký tên vào văn bản cam kết, thỏa thuận, tờ xác nhận, trình bày lời khai

21

Giao thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng do bên đối lập vi phạm nghĩa vụ là điều kiện chấm dứt hợp đồng (hành vi cần thiết, làm điều kiện đủ trước khi nộp đơn khởi kiện trước Tòa án)

22

Ghi nhận hành vi các bên giao nhận tiền, tài sản trong các giao dịch (mua bán, tặng cho, thuê-cho thuê, trao đổi…)

Nguồn: Tổng hợp

 

  •  5943
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…