DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

2016 - Thêm 1 năm kinh tế khó khăn.

Đầu năm mới, Chính phủ đã họp và quyết nghị một số những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế (theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ)

Điểm qua thì thấy một số nội dung chính sau:

1. Tăng cường kiểm soát ngoại tệ => khó có biến động về lãi suất USD khi đã về 0% như hiện nay.

2. Kiểm soát chặt nguồn cấp tín dụng đối với các lĩnh vực BĐS, dự án thu hồi vốn dài => nhà giá rẻ vẫn tiếp tục là 1 giấc mơ. (hôm qua đọc báo thấy có nói 1 số chi nhánh của BIDV tạm dừng việc cho vay mua nhà dự án 30.000 tỷ)

3. Không đề xuất, ban hành chính sách mới làm giảm thu ngân sách, trừ giảm thuế theo cam kết quốc tế (đối với Bộ tài chính) => Không mong đợi gì chuyện giảm hoặc miễn các khoản thuế, phí trong năm nay (kể cả vụ cả nghìn loại thuế, phí cho nông nghiệp)

4. Nghiên cứu chuyển khoản vay Chính phủ bảo lãnh sang các ngân hàng thương mại bảo lãnh => thêm 1 gánh nặng tiếp tục dồn sang vai người dân. Chính phủ mỗi năm phải trả nợ thay các DNNN hàng trăm, nghìn tỷ do việc trả nợ không hiệu quả chuyển sang NHTM trả thì khác gì dân trả ? Nhiều NHTM đã phải bị mua lại với giá 0% từ việc cho Vinashin, Vinalines và vài DN khác chưa bị chỉ tên điểm mặt vay tiền là quá đủ rồi.

5. Đẩy nhanh tiến độ bán vốn nhà nước sở hữu trong DN và sử dụng một phần số tiền thu này cho đầu tư phát triển. Một phần thì có thể là 1% hoặc 10% cũng là 1 phần, nhưng hiển nhiên nó là số ít. Số còn lại dùng làm gì ? Chỉ có thể là để trả lương, trả nợ, và duy trì hoạt động của Chính phủ.

6. Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, tập trung vào 3 lĩnh vực đầu tư công, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, Ngân hàng và các TC. Tập trung vào đầu tư công, nói thì là về kiểm tra giám sát đầu tư, nhưng thực tế thì nhiều khả năng là tiếp tục tăng đầu tư công để tăng GDP khi nền kinh tế chưa mấy khá khẩm. TQ đang bắt đầu gánh hậu quả khi đầu tư công tràn lan và các công trình không được sử dụng, công trình hỏng, kém hiệu quả. VN liệu có bắt chước ? Tái cơ cấu các DNNN thì chủ yếu là cổ phần hóa, Vấn đề này đang ra đã phải hoàn thành xong trong nhiệm kỳ 2011-2015, nhưng mãi chưa xong. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm VN thiếu tiền. Vì bản chất cổ phần hóa DNNN chỉ nhằm 2 mục đích: NN bán tài sản có hiệu quả để thu tiền về và bán tài sản không hiệu quả để cắt lỗ. 2016 là năm bản lề thực hiện các Luật doanh nghiệp, đầu tư và một số các luật khác, nhưng VN lại không giống như Ấn Độ, có một kế hoạch hành động rõ ràng cho các Starup (lớn nhất trong 25 năm của Ấn Độ) mà lại vẫn tập trung vào mấy quả đấm thép đã rỉ, không biết bao giờ thì rụng. Nếu không tập trung chủ yếu, thì ít ra cũng nên đặt song song việc phát triển khối tư nhân song hành với khối nhà nước thì hợp lý hơn.

7. Hoàn thiện thể chế chính sách với hoạt động đặt cược, casino => dự kiến năm nay sẽ có sự đột phá về mặt này khi mà Phú Quốc và nhiều tỉnh du lịch khác vẫn đang chờ chính sách của NN (đây cũng là một khoản tăng thu khá hiệu quả nếu được triển khai)

8. Các biện pháp tăng cường quản lý thị trường hàng hóa tiêu dùng trong nước. Không nhắc đến và có biện pháp hiệu quả để phòng và xử lý nạn thực phẩm bẩn đang giết hàng chục nghìn người VN mỗi năm (do ung thư)

...

Điểm vài nội dung quan trọng cho cả nhà. Thân ! 

 

  •  3141
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…