DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

12 tiếng t​ừ khi nhận tin trẻ bị xâm hại, chính quyền phải can thiệp

 12 tiếng kể từ khi nhận tin trẻ bị xâm hại, chính quyền địa phương phải vào cuộc!

Sau khi Luật trẻ em được ban hành, trách nhiệm của cơ quan nhà nước đã được cụ thể hóa tối đa. Theo đó, Nghị định 56/2017/NĐ-CP sắp có hiệu lực vào ngày 01/7/2017 hướng dẫn Luật trẻ em 2016 có quy định nổi bật về trách nhiệm của cơ quan chức năng đới với trẻ:

Điều 26 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định, trẻ em được xác định có nguy cơ hoặc đang bị tổn hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm thì trong vòng 12 giờ từ khi nhận thông tin, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em.

- Trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp được hiểu là trẻ em đang bị đe dọa hoặc bị gây tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm hoặc cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em chính là người gây tổn hại cho trẻ em. Việc can thiệp trong trường hợp này phải được thực hiện trong thời gian nhanh nhất có thể và không quá 12 giờ từ khi nhận được thông tin.

Việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 50 Luật trẻ em được thực hiện đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chi thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp hoặc trẻ em bị xâm hại có nguy cơ tiếp tục bị xâm hại bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 điều 27, các yếu tố để xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm:

- Tình trạng thể chất, tâm lý, tình cảm của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

- Hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ của trẻ em và năng lực bảo vệ trẻ em của cha, mẹ, các thành viên trong gia đình;

- Các yếu tố làm trẻ em có thể bị xâm hại hoặc tiếp tục bị xâm hại hoặc các yếu tố dẫn đến trẻ em tiếp tục rơi vào hoàn cảnh đặc biệt;

- Điều kiện, khả năng học tập và khả năng tự bảo vệ của trẻ em;

- Mức độ an toàn và khả năng hỗ trợ của cộng đồng dân cư nơi trẻ em sinh sống;

- Nhu cầu chăm sóc y tế, chữa trị các tổn hại về thể chất và tinh thần của trẻ em; nhu cầu trợ giúp xã hội, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác;

- Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em được hỗ trợ, can thiệp;

- Ý kiến, nguyện vọng của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em trừ trường hợp cha, mẹ, người chăm sóc là người gây tổn hại cho trẻ em.

Sau đó, căn cứ mức độ tổn hại và nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp với trẻ em, trong thời hạn 5 ngày làm việc, trừ trường hợp khẩn cấp, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt.

Ngoài cơ quan nhà nước, trách nhiệm của cá nhân người xung quanh cũng cần phải nâng cao. Có trường hợp trẻ bị bạo hành, xâm hại từ ngày này qua ngày khác bởi chính người thân của mình, nhưng những người xung quanh biết sự việc lại chỉ xem như "việc trong nhà", hoặc chỉ khuyên ngăn chứ không có hành động quyết liệt thật sự để bảo vệ được trẻ. Cơ quan nhà nước có thể khó nắm bắt hết tình hình của từng trẻ em, từng gia đình, nhưng những người xung quanh trẻ thì hoàn toàn có thể giúp đỡ, bảo vệ trẻ một cách nhanh chóng nhất. 

  •  2137
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…