DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

11 chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2019

11 chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2019

Dưới đây là tổng hợp những văn nổi bật có hiệu lực cuối năm 2019 các bạn cùng nhau cập nhật mới cho mình những văn bản cần thiết nhé!

1. Điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên

Theo Quyết định 1656/2019/QĐ-TTg quy định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có mức vay tối đa là 2.500.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.

Theo quy định hiện hành: Theo khoản 1 Điều 5 Quyết định 157/2007/QĐ-TTgđược sửa đổi bởi Quyết định 751/QĐ-TTg ngày 15/06/2017 quy định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên  có mức vốn cho vay tối đa là 1.500.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.

Xem chi tiết nội dung mới của Quyết định tại đây;

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2019.

2. Công dân được kê khai trực tuyến để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Là nội dung quy định tại Thông tư 48/2019/TT-BCA về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD tại khâu tiếp nhận hồ sơ như sau:

“1. Khi tiếp công dân đến làm thủ tục đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, cán bộ tiếp công dân yêu cầu người đến làm thủ tục viết Tờ khai căn cước công dân theo mẫu (nếu không kê khai trực tuyến) hoặc in Tờ khai căn cước công dân mà công dân đã kê khai trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến để công dân kiểm tra lại thông tin, ký, ghi rõ họ, chữ đệm và tên”

Theo quy định hiện hành: Khoản 1 Điều 4 Thông tư 11/2016/TT-BCA như sau: ““1. Khi tiếp công dân đến làm thủ tục đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, cán bộ tiếp công dân yêu cầu người đến làm thủ tục viết Tờ khai căn cước công dân theo mẫu; kiểm tra thông tin công dân kê khai trong Tờ khai căn cước công dân, các giấy tờ, tài liệu liên quan và tập hợp thành hồ sơ. Trường hợp công dân kê khai đúng quy định thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp công dân kê khai không đúng quy định thì hướng dẫn công dân kê khai lại Tờ khai căn cước công dân”.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2019.

3. Thêm nhiều chính sách đối với CB, CC vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn từ 1/12/2019

Là nội dung tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.

Mời bạn xem chi tiết nội dung mới tại đây;

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2019.

4. Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh được thay thế từ 01/01/2020.

Là nội dung quy định tại Thông tư 27/2019/TT-BYT sửa đổi một số điều Thông tư 17/2012/TT-BYT ngày 24/10/2012 của bộ trưởng bộ y tế quy định cấp và sử dụng giấy chứng sinh.

Theo đó, thì các nội dung sau đây bị bãi bỏ từ ngày 01/01/2019:

- Điểm b khoản 2 Điều 2 (Thủ tục cấp Giấy chứng sinh) :

- Khoản 2 Điều 5 Thông tư 17/2012/TT-BYT(về báo cáo thống kê số liệu cấp Giấy chứng sinh):"Việc báo cáo các các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Quyết định 3440/QĐ-BYT (Hết hiệu lực từ ngày 01/10/2014) ngày 17/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hệ thống sổ sách, biểu mẫu báo cáo thống kê y tế"

- Phụ lục 02 (Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh) Thông tư 17/2012/TT-BYT ngày 24/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh;

Theo thông tư sửa đổi, bổ sung các nội dung thay thế sau: 

 Về báo cáo thống kê số liệu cấp Giấy chứng sinh được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc báo cáo thống kê y tế

- Từ ngày 01/12/2019 tờ khai đề nghị cấp giấy chứng sinh được áp dụng mới quy định định tại Thông tư sửa đổi. 

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2019.

5. Quy định mới về tham gia bào chữa người bị bắt khẩn cấp, bắt quả tang và truy nã

Cụ thể tại Thông tư 46/2019/TT-BCA về quy định trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố

Mời bạn xem chi tiết nội dung mới tại đây;

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2019.

6. Quy định mới về xử phạt hành chính trong cạnh tranh

Cụ thể tại Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Nghị định 75 thay thế Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/07/2014.

Mời bạn xem chi tiết nội dung mới tại đây;

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2019.

7. Điểm mới về phát hành tín phiếu ngân hàng nhà nước từ ngày 09/12/2019.

Cụ thể tại Thông tư 16/2019/TT-NHNN quy định về phát hành tín phiếp ngân hàng nhà nước. Theo đó, Thông tư này thay thế Quyết định 362/1999/QĐ-NHNN ngày 08/10/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và Bãi bỏ quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 24/2014/TT-NHNN ngày 06/9/2014 hướng dẫn một số nội dung về hoạt động bảo hiểm tiền gửi.

Tại thông tư mới quy định về đối tượng áp dụng như sau:

- Ngân hàng Nhà nước;

- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng chính sách (sau đây gọi là tổ chức tín dụng).

- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Theo quy định hiện hành: tại Điều 2 Quyết định 362/1999/QĐ-NHNN quy định về đối tượng mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là các tổ chức tín dụng đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Được tổ chức và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng.

- Có tài khoản tiền gửi tại Sở giao dịch hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ định thực hiện nghiệp vụ đấu thầu.

- Chấp hành đầy đủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về phát hành và đấu thầu tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 09/12/2019.

8. Trình tự, thủ tục mới về ghi nợ tiền sử dụng đất từ 10/12/2019

Là nôi dung quy định tại Nghị định 79/2019/NĐ-CP sửa đổi Điều 16 Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.

 Mời bạn xem chi tiết nội dung mới tại đây;

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2019.

9. Tăng 10% trên tổng mức phí thi hành án dân sự thu được vào ngân sách nhà nước.

Mức tăng cụ thể được quy định tại Thông tư 74/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 Thông tư 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của bộ trưởng bộ tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự.

Theo đó, tại Thông tư sửa đổi quy định “c. Tổ chức thu phí có trách nhiệm nộp 25% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước”.

Tại quy định hiện hành: điểm c, khoản 2 Điều 9 quy định “c) Tổ chức thu phí có trách nhiệm nộp 15% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước”.

Như vậy, khoản tiền mà tổ chức thu phí phải nộp phải ngân sách nhà nước tăng từ 15% lên 25% theo quy định sửa đổi có hiệu lực từ ngày 10/12/2019.

10. Quy định chi tiết mức cấp bù chênh lệch cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện chính sách

Cụ thể tại Quyết định 33/2019/QĐ- TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 33/2015/QĐ- TTg ngày 10/08/2015 của thủ tướng chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/ QĐ- TTg giai đoạn 2)

Theo đó, tại quyết định quy định bổ sung khoản 2a quy định chi tiết về việc Ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện chính sách như sau:

Mức cấp bù chênh lệch lãi suất được xác định cụ thể như sau:

Mức cấp bù chênh lệch lãi suất

=

Dư nợ cho vay thực tế bình quân của chương trình

x

Lãi suất bình quân các nguồn vốn

-

Lãi suất cho vay thực hiện chương trình

Trong đó lãi suất bình quân các nguồn vốn được xác định theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hành Chính sách xã hội.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 31/12/2019.

11. Tăng mức phạt về nhận tiền gửi từ mức tối đa từ 40 triệu đồng lên tới 150 triệu đồng.

Cụ thể tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền gửi và ngân hàng, thay thế Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ.

Theo đó, tại nội dung nghị định mới quy định về mức xử phạt vi phạm quy định về nhận tiền gửi như sau:

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Không công bố hoặc không niêm yết công khai các nội dung phải công bố hoặc niêm yết công khai về nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện nhận tiền gửi hoặc phát hành giấy tờ có giá không đúng với nội dung đã công bố hoặc niêm yết công khai;

+ Nhận tiền gửi, chi trả tiền gửi không đúng thủ tục theo quy định của pháp luật.

Theo quy định hiện hành: Tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đúng quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá không đúng đối tượng được gửi tiền, đối tượng mua giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật;

+ Nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này.

Theo quy định hiện hành: tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân khi không được phép nhận tiền gửi.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 31/12/2019.

  •  6917
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…