DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

10 thay đổi mà doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán phải thông báo cho Bộ Tài chính

Từ ngày 01/01/2017, Luật kế toán 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành. Luật kế toán 2003 sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Luật kế toán 2015 có hiệu lực thi hành.

 

 

 

Trước đây, Luật kế toán 2003 đã có quy định về các mục như: chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, số kế toán,… Thế nhưng chưa hề quy định về việc doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán phải thông báo những thay đổi cho Bộ tài chính.

 

Sở dĩ, phải thông báo những thay đổi này cho Bộ tài chính là để cho việc kiểm tra dịch vụ kế toán, kiểm toán viên,.. được tốt hơn. Từ đó, có thể quản lý tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp này.

 

Theo như Điều 66 của Luật kế toán 2015 quy định thì:

 

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi về một trong các nội dung sau đây, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính:

 

a) Danh sách kế toán viên hành nghề tại doanh nghiệp;

 

b) Không bảo đảm một, một số hoặc toàn bộ các điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán quy định tại Điều 60 của Luật này;

 

c) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

 

d) Giám đốc hoặc tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, tỷ lệ vốn góp của các thành viên;

 

đ) Tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán;

 

e) Thành lập, chấm dứt hoạt động hoặc thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chi nhánh kinh doanh dịch vụ kế toán;

 

g) Thực hiện việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi, giải thể.

 

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi về một trong các nội dung sau đây, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính:

 

a) Danh sách kế toán viên hành nghề;

 

b) Tên, địa chỉ của hộ kinh doanh;

 

c) Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán.

 

Trong điểm b của Khoản 1 Điều 66 có đề cập đến Điều 60 quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán. Vậy Điều 60 quy định như thế nào?

 

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

 

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;

 

b) Có ít nhất hai thành viên góp vốn là kế toán viên hành nghề;

 

c) Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kế toán viên hành nghề;

 

d) Bảo đảm tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề trong doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp của các thành viên là tổ chức theo quy định của Chính phủ.

 

2. Công ty hợp danh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

 

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;

 

b) Có ít nhất hai thành viên hợp danh là kế toán viên hành nghề;

 

c) Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty hợp danh phải là kế toán viên hành nghề.

 

3. Doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

 

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;

 

b) Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề;

 

c) Chủ doanh nghiệp tư nhân là kế toán viên hành nghề và đồng thời là giám đốc.

 

4. Chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

 

a) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài đặt trụ sở chính;

 

b) Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề, trong đó có giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh;

 

c) Giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài không được đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;

 

d) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

 

5. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc trong trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đã bị thu hồi thì doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam phải thông báo ngay cho cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục xóa cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi của doanh nghiệp, chi nhánh.

 

=>Như vậy, có 7 thay đổi mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải thông báo cho Bộ tài chính; còn đối với hộ kinh doanh dịch vụ kế toán là 3 thay đổi cần phải thông báo. Việc thông báo những thay đổi cho Bộ tài chính phải thông qua văn bản và riêng điểm b Khoản 1 của Điều 66 phải áp dụng đúng quy định tại Điều 60 của Luật này.

 
  •  5156
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…