DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

10 chính sách nổi bật có hiệu lực từ ngày 01/7/2017

>>> 13 thay đổi dành cho cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 01/7/2017

>>> Nhiều cái nhất vào ngày 01/7/2016

01/7 năm nay có vẻ ít sôi động hơn năm ngoái, bởi chỉ có 02 Luật có hiệu lực, đó là Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015Luật đấu giá tài sản 2016 cùng các hàng loạt các Nghị định, Thông tư khác. Mời các bạn xem các chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ ngày 01/7/2017:

10 chính sách nổi bật có hiệu lực từ 01/7/2017

>>> Từ ngày 01/7/2017: Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 có hiệu lực

1. Thêm 2 văn bản hướng dẫn ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Đó là Luật đấu giá tài sản 2016Nghị định 62/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật này, trong đó hướng dẫn điều kiện trở thành đấu giá viên và thành lập tổ chức đấu giá tài sản.

Như vậy, hiện nay, 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện gần như đã có hướng dẫn đầy đủ.

2. 17 loại hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập

TT

Mô tả hàng hóa

Mã hàng

1

Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm

 

- Lá thuốc lá chưa chế biến; phế liệu lá thuốc lá.

2401

 

- Xì gà, xì gà xén hai đầu, xì gà nhỏ và thuốc lá điếu, từ lá thuốc lá hoặc từ các nguyên liệu thay thế lá thuốc lá.

2402

 

- Lá thuốc lá đã chế biến và các nguyên liệu thay thế lá thuốc lá đã chế biến khác; thuốc lá "thuần nhất” hoặc thuốc lá "hoàn nguyên"; chiết xuất và tinh chất lá thuốc lá.

2403

2

Rượu

 

- Rượu vang làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ; hèm nho trừ loại thuộc nhóm 20.09.

2204

 

- Rượu Vermouth và rượu vang khác làm từ nho tươi đã pha thêm hương vị từ thảo mộc hoặc chất thơm.

2205

 

- Đồ uống đã lên men khác (ví dụ: vang táo, vang lê, vang mật ong); hỗn hợp của đồ uống đã lên men và hỗn hợp của đồ uống đã lên men với đồ uống không chứa cồn, chưa chi tiết hay ghi ở nơi khác.

2206

 

- Cồn ê-ti-lích chưa biến tính có nồng độ cồn tính theo thể tích từ 80% trở lên; cồn ê-ti-lích và rượu mạnh khác, đã biến tính, ở mọi nồng độ.

2207

 

- Cồn ê-ti-lích chưa biến tính có nồng độ cồn dưới 80% tính theo thể tích; rượu mạnh, rượu mùi và đồ uống có rượu khác.

2208

3

Bia

2203

4

Xe ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi

8702

8703

5

Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3

 

- Có động cơ đốt trong kiểu piston với dung tích xi lanh trên 125 cc nhưng không quá 250 cc

8711.20

 

- Có động cơ đốt trong kiểu piston với dung tích xi lanh trên 250 cc nhưng không quá 500 cc

8711.30

 

- Có động cơ đốt trong kiểu piston với dung tích xi lanh trên 500 cc nhưng không quá 800 cc

8711.40

 

- Loại khác

8711.90

6

Tàu bay, du thuyền

 

 

- Tàu bay

8802

 

- Du thuyền

8901

7

Xăng các loại

 

 

Xăng động cơ:

 

 

- RON 97 và cao hơn, có pha chì

2710.12.11

 

- RON 97 và cao hơn, không pha chì

2710.12.12

 

- RON 90 và cao hơn, nhưng dưới RON 97 có pha chì

2710.12.13

 

- RON 90 và cao hơn, nhưng dưới RON 97 không pha chì

2710.12.14

 

- Loại khác, có pha chì

2710.12.15

 

- Loại khác, không pha chì

2710.12.16

 

- Xăng máy bay, trừ loại sử dụng làm nhiên liệu máy bay phản lực

2710.12.20

8

Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

84.15

9

i

9504.40.00

10

Vàng mã, vàng lá

 

 

- Giấy vàng mã

4805.91.20

 

- Giấy vàng mã

4823.90.92

11

Hàng hóa phải kiểm dịch động vật theo Danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định

 

12

Hàng hóa phải kiểm dịch thủy sản theo Danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định

 

13

Hàng hóa phải kiểm dịch thực vật theo Danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định

 

14

Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp theo Danh mục do Bộ Công Thương quy định

 

14.1

Tiền chất thuốc nổ (theo quy định của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp)

 

 

- Amoni nitrat (NH4 NO3) dạng tinh thể dùng để sản xuất thuốc nổ nhũ tương;

2834.29.90

 

- Amoni nitrat (NH4 NO3) dạng hạt xốp dùng để sản xuất thuốc nổ ANFO;

14.2

Vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm: thuốc nổ công nghiệp, mồi nổ, kíp nổ, dây nổ, hạt nổ, dây LIL các loại):

 

 

- Các loại kíp nổ điện dùng trong công nghiệp;

3603.00.10

 

- Kíp nổ đốt số 8 dùng trong công nghiệp;

3603.00.10

 

- Dây nổ chịu nước dùng trong công nghiệp;

3603.00.90

 

- Dây cháy chậm công nghiệp;

3603.00.20

 

- Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp;

3603.00.90

 

- Thuốc nổ nhũ tương dùng cho mỏ hầm lò, công trình ngầm không có khí và bụi nổ;

3602.00.00

 

- Thuốc nổ amonit AD1;

 

- Thuốc nổ loại khác (theo danh mục do Bộ Công Thương quy định).

15

Hàng hóa có ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng theo Danh mục do Bộ Công Thương quy định

 

16

Phế liệu theo Danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định

 

17

Hàng hóa áp dụng biện pháp thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trcấp theo quy định của Bộ Công Thương

 

Danh mục này được đề cập tại Quyết định 15/2017/QĐ-TTg.

 3. Danh sách các từ không được sử dụng trong quảng cáo thuốc

- “điều trị tận gốc”,

- “tiệt trừ”,

- “chuyên trị”,

- “hàng đầu”,

- “đầu bảng”,

- “đầu tay”,

- “lựa chọn”,

- “chất lượng cao”,

- “đảm bảo 100%”,

- “an toàn”,

- “dứt”,

- “cắt đứt”,

- “chặn đứng”,

- “giảm ngay”,

- “giảm liền”,

- “giảm tức thì”,

- “khỏi ngay”,

- “khỏi hẳn”,

- “yên tâm”,

- “không lo”,

- “khỏi lo”,

- “khuyên dùng”,

- “hotline”,

- “điện thoại tư vấn”

- Các từ, cụm từ có ý nghĩa tương tự.

- Các câu, từ mang tính mách bảo, truyền miệng để khuyên dùng thuốc….

Xem thêm tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược

4. Số điện thoại tổng đài bảo vệ trẻ em

Theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP thì sắp tới sẽ có số điện thoại tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em, được hoạt động 24 giờ và không thu phí viễn thông, phí tư vấn khi gọi đến Tổng đài.

Được biết số điện thoại tổng đài sẽ bao gồm 03 số, và đang trong quá trình lấy ý kiến trẻ em xem trẻ em muốn gọi số nào.

5. Những điều cần biết khi truy cập Internet Banking

- Tên đăng nhập phải có độ dài tối thiểu 6 kí tự.

- Không được sử dụng toàn bộ ký tự trùng nhau hoặc liên tục theo thứ tự trong bảng chữ cái, chữ số.

- Mã khóa bí mật phải có độ dài tối thiểu 6 kí tự, bao gồm các kí tự chữ và số, có chứa chữ hoa, chữ thường hoặc các kí tự đặc biệt.

Thời gian hiệu lực của mã khóa bí mật tối đa 12 tháng.

- Bắt buộc phải thau đổi mã khóa bí mật ngay từ lần đăng nhập đầu tiên.

- Khóa tài khoản truy cập nếu nhập sai mã khóa bí mật liên tiếp quá 05 lần.

- Xác thực bằng OTP gửi qua tin nhắn SMS hoặc thư điện tử phải có thông tin cảnh báo để khách hàng nhận biết mục đích của OTP và OTP có hiệu lực không quá 05 phút….

Nội dung này được đề cập tại Thông tư 35/2016/TT-NHNN.

6. Thay đổi tỷ lệ hoa hồng dành cho đại lý bảo hiểm phi nhân thọ

Tỷ lệ hoa hồng là 5% đối với:

- Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng

- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng

- Bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường

Nội dung này được đề cập tại Thông tư 50/2017/TT-BTC

7. Mã hóa thông tin bản án

- Các thông tin về tên, địa chỉ của cá nhân, cơ quan, tổ chức và những thông tin khác liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình có trong bản án, quyết định của Tòa án mà việc công bố sẽ vi phạm nguyên tắc công bố bản án, quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án phải được mã hóa.

Ví dụ 1: "ông Nguyễn Văn Huy" được thay bằng "ông A". "Công ty trách nhiệm hữu hạn Bình Minh" được thay bằng "Công ty trách nhiệm hữu hạn B".

Ví dụ 2: "Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại số 501 đường Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội" được thay bằng " Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại đường M, phường N, quận P, thành phố Hà Nội".

- Không mã hóa tên của những người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng; địa danh hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ví dụ 3: "địa chỉ: Số 501 đường Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội" được thay bằng "địa chỉ: đường M, phường N, quận P, thành phố Hà Nội".

Đây là quy định mới tại Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐTP.

8. Các loại công tác phí dành cho cán bộ, công chức tăng từ 01/7/2017

Theo Thông tư 40/2017/TT-BTC về công tác phí, chế độ chi hội nghị dành cho công chức, viên chức thì những loại công tác phí sau đây tăng từ 01/7/2017:

* Mức phụ cấp lưu trú

- Mức phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác: 200.000 đồng/ngày. (trước đây 150.000 đồng/ngày)

- Mức phụ cấp lưu trú trong trường hợp được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo: 250.000 đồng/ngày (trước đây là 200.000 đồng/ngày)

* Tiền thuê phòng nghỉ tại nơi công tác

- Đối với lãnh đạo cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng và các chứ danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1.25 trở lên: 1 triệu đồng/ngày/người, không phân biệt nơi đến công tác (trước đây là 900.000 đồng/ngày/người)

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn lại:

+ Đi công tác ở quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh, mức khoán: 450.000 đồng/ngày/người (trước đây là 350.000 đồng/ngày/người)

+ Đi công tác tại huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh, mức khoán: 350.000 đồng/ngày/người (trước đây là 250.000 đồng/ngày/người)

+ Đi công tác tại các vùng còn lại, mức khoán: 300.000 đồng/ngày/người (trước đây là 200.000 đồng/ngày/người)

Xem thêm tại Thông tư 40/2017/TT-BTC.

9. Hướng dẫn chi tiết các vấn đề liên quan đến đơn khởi kiện

STT

Nội dung

Hướng dẫn

1

Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186, 187 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

(Điểm a Khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015)

- Là người làm đơn khởi kiện không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình là người đại diện hợp pháp.

- Là người làm đơn khởi kiện không thuộc trường hợp quy định pháp luật có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.

Ví dụ: Tổ chức A (không phải là tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo Khoản 1 Điều 27 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010) cho rằng công ty B bán hàng hóa không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng như đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết dẫn đến việc chị C (người tiêu dùng) mua sử dụng bị thiệt hại nên tổ chức A làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc công ty B bồi thường thiệt hại cho chị C.

Trường hợp này, tổ chức A không có quyền khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo Khoản 3 Điều 187 BLTTSDS 2015

Lưu ý: Yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân không cần xác minh, thu thập chứng cứ cũng đủ căn cứ kết luận là không có việc quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm hoặc cần bảo vệ.

Ví dụ: Cụ A chết năm 2010, để lại di sản là căn nhà X nhưng không có di chúc và không có thỏa thuận khác. Cụ A có con là ông B (còn sống, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản theo Điều 621 BLDS 2015). Trường hợp này, theo quy định pháp luật về thừa kế thì anh C là con của ông B không có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản của cụ A theo quy định pháp luật.

2

Chưa có đủ điều kiện khởi kiện

(Điểm b Khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015)

Là trường hợp pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật khác có quy định về các điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.

Ví dụ: Công ty A là người sử dụng lao động ký hợp đồng với ông B, trong hợp đồng ghi rõ ông B sẽ được Công ty cho đi học nghề 01 năm, đồng thời ông B có nghĩa vụ làm việc tại Công ty ít nhất 05 năm kể từ thời điểm học xong. Tuy nhiên, sau khi học xong ông B chỉ làm việc ở công ty A 02 năm. Công ty A khởi kiện ông B ra Tòa án buộc ông B hoàn trả chi phí đào tạo học nghề khi chưa tiến hành thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động. Trường hợp này, theo Điều 201 Bộ luật lao động 2012, Khoản 1 Điều 32 BLTTDS 2015 thì Công ty A chưa đủ điều kiện khởi kiện vụ án.

Lưu ý:

Đối với tranh chấp đất ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp theo Điều 202 Luật đất đai 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất…thì thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

3

Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

(Điểm đ Khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015)

Là trường hợp mà theo quy định pháp luật thì các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác hoặc đang do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác giải quyết.

Ví dụ: Theo Khoản 2 Điều 203 Luật đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai mà đối với thửa đất đó cơ quan, tổ chức, cá nhân không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 có quyền lựa chọn TAND cấp có thẩm quyền theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự hoặc UBND cấp có thẩm quyền theo Khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013 để giải quyết tranh chấp.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền và cơ quan đó đang giải quyết tranh chấp thì vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự.

4

Địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

(Điểm e Khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015)

- Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống thì nơi cư trú của họ là địa chỉ chỗ ở hợp pháp mà người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thường trú hoặc tạm trú hoặc đang sinh sống theo Luật cư trú.

- Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thì cư trú của họ được xác định theo Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người nước ngoài, người Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài thì nơi cư trú của họ được xác định căn cứ vào tài liệu, chứng cứ do người khởi kiện cung cấp hoặc theo tài liệu, chứng cứ do cơ quan có thẩm quyền cấp, xác nhận.

- Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức có quốc tịch Việt Nam thì địa chỉ của cơ quan, tổ chức được xác định là nơi cơ quan, tổ chức đó có trụ sở chính hoặc chi nhánh theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định pháp luật

5

Địa chỉ “nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng” của người bị kiện, người có quyền lợi liên quan

(Điểm đ, e Khoản 4 Điều 189 BLTTDS 2015)

Là địa chỉ người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã từng cư trú, làm việc hoặc có trụ sở mà người khởi kiện biết được gần nhất tính đến thời điểm khởi kiện và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh.

Căn cứ Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.

10. Thêm hướng dẫn thanh toán chi phí trợ giúp pháp lý

Theo Thông tư 05/2017/TT-BTP hướng dẫn cách tính thời gian thực hiện và thủ tục thanh toán chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý được bồi dưỡng theo buổi làm việc như sau:

- Các vụ việc trợ giúp pháp lý đại diện ngoài tố tụng và các vụ việc tham gia tố tụng do do người thực hiện trợ giúp pháp lý lựa chọn để làm căn cứ chi trả chế độ bồi dưỡng thực hiện vụ việc được bồi dưỡng theo buổi làm việc (1/2 ngày làm việc)

- Buổi làm việc làm căn cứ chi trả tiền bồi dưỡng thực hiện vụ việc cho người thực hiện trợ giúp pháp lý được xác định như sau:

+ Buổi làm việc của người thực hiện trợ giúp pháp lý được tính trên cơ sở 04 giờ làm việc;

+ Trường hợp, người thực hiện trợ giúp pháp lý làm việc trong nhiều buổi nhưng mỗi buổi thực hiện không đủ 04 giờ, thì số buổi làm việc được tính trên tổng số giờ làm việc thực tế (cộng dồn) của người thực hiện trợ giúp pháp lý. Số giờ làm việc lẻ còn lại (nếu có) được tính như sau:

Nếu số giờ làm việc lẻ không đủ 03 giờ thì tính thành 1/2 buổi làm việc.

Nếu số giờ làm việc lẻ từ đủ 03 giờ trở lên thì tính thành 01 buổi làm việc.

  •  13209
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…